Chú trọng định hướng và nâng cao cơng tác quản trị ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 119)

Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Tiên Phong nĩi chung và Trung tâm kinh doanh Hội sở nĩi riêng cần đặc biệt chú trọng các chức năng của quản trị xuyên suốt quá trình điều hành, bao gồm:

- Hoạch định mục tiêu rõ ràng của đơn vị kinh doanh phải đạt được trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu đĩ. Hoạch định gồm ba giai đoạn như thiết lập các mục tiêu cho tổ chức: Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanh thu...; sắp xếp các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu; quyết định về những hoạt động của tổ chức.

- Tổ chức các bộ phận, phịng ban và xây dựng bảng mơ tả cơng việc bao gồm cả chức năng kinh doanh, vận hành và nhân sự: tuyển mộ, tuyển chọn, huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực, do đĩ, mọi người đều cĩ thể đĩng gĩp nỗ lực vào thành cơng của tổ chức. Đồng thời truyền đạt thơng tin, tri thức, kỹ thuật, chỉ thị, mệnh lệnh, thơng tin cần thiết để thực hiện cơng việc, đồng thời nhận thơng tin phản hồi liên tục để kịp thời ghi nhận cải tiến.

- Tạo động lực tối đa cho người lao động trong ngắn hạn và dài hạn, từ cơng tác phân bổ lương thưởng đến xây dựng mơ hình quản trị nguồn nhân lực hiện đại, hiệu quả, song song với việc phát triển văn hĩa doanh

nghiệp đậm nét hơn nữa, tạo dựng mơi trường năng động, sáng tạo, tạo động lực và điều kiện phát triển tối đa cho nhân viên. Cĩ như vậy mới cĩ thể thu hút và giữ chân những nhân sự tốt, nhiều kinh nghiệm để cĩ đĩng gĩp nhiều hơn cho sự phát triển của Ngân hàng.

- Thiết lập quy chế kiểm tra, giám sát và đo lường hiệu quả cơng việc rõ ràng tới từng phịng ban, cĩ thể tham khảo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2005 hoặc xây dựng hệ thống đo lường giám sát dựa theo chỉ số KPI (Key Performance Indicator) – bộ chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động, song song với SLA (Service Level Agreement) – thỏa thuận mức độ dịch vụ - để đảm bảo sự giám sát cấp trên với cấp dưới và giám sát chéo giữa các phịng ban.

4.1.2 Tăng cường đầu tư về cơng nghệ để phục vụ hoạt động tín dụng

Cơng nghệ thơng tin chính là một trong những nguồn lực của mỗi ngân hàng để tạo ra năng lực cạnh tranh cho chính ngân hàng đĩ. Do vậy, việc tăng cường hiện đại hĩa cơng nghệ thơng tin cho tồn hệ thống TPBank nhằm hồn thiện hệ thống xử lý thơng tin để đáp ứng cho nhu cầu xuất số liệu, thống kê, lưu trữ để phục vụ cho cơng tác tín dụng nĩi riêng và quản trị kinh doanh ngân hàng nĩi chung là việc làm vơ cung cần thiết và cấp bách hiện nay.

Mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ cần được nâng cấp và hồn thiện bằng cách thường xuyên bổ sung các tiêu chí định tính và định lượng mới vào mơ hình để đảm bảo được độ chính xác cao khi tiến hành chạy mơ hình.

4.1.3 Nâng cao hiệu quả cơng tác cảnh báo sớm, cơng tác kiểm tra, giám sát và xử lý nợ sát và xử lý nợ

Ban lãnh đạo Ngân hàng nên sớm triển khai việc thiết lập Bộ phận kiểm tra TSBĐ là HTK và KPT thuộc TTGST theo thơng tin đã nêu trong

văn bản Định hướng tín dụng năm 2020 số 019/2020/CT-TPB.QTRR do Tổng Giám đốc TPBank phê duyệt. Việc cho ra đời bộ phận này sẽ tách bạch chức năng kiểm tra TSBĐ là Hàng tồn kho và Khoản phải thu giữa ĐVKD và Hội sở, giúp cho việc kiểm tra được tiến hành đầy đủ, đúng quy định hơn và nhờ đĩ giảm thiểu rủi ro về thất thốt hàng hĩa, thất thốt nguồn thu cho Ngân hàng.

Ngân hàng cũng nên tách biệt giữa chức năng phát triển tín dụng và giám sát khoản vay phải là các nhân viên khác nhau chứ khơng nên tập trung hết vào các CVQHKH. Số lượng cơng việc và tần suất làm việc của các CVQHKH hiện nay rất vất vả và áp lực thường xuyên phải cĩ khách hàng mới để đạt KPIs về doanh số nên đa số họ thực hiện việc kiểm tra, kiểm sốt khách hàng một cách hình thức. Chưa kể, các CVQHKH của TPBank hiện nay chủ yếu là nhân sự mới, chưa nhiều kinh nghiệm nên việc kiểm tra Khách hàng nếu cĩ được thực hiện cũng chưa đạt kết quả cao. Các cán bộ này chưa đủ nặng lực để nhận biết các dấu hiệu rủi ro của khách hàng trong quá trình kiểm tra và từ đĩ đưa ra những cảnh báo cũng như các giải pháp xử lý kịp thời. Do vậy, TPBank nên xây dựng bộ phận chuyên trách chuyên thực hiện cơng việc kiểm tra, kiểm sốt khách hàng định kỳ và đột xuất. Bộ phận này cĩ thể thuộc Trung tâm GSTD thuộc khối QTRR như hiện nay hoặc đặt tại mỗi chi nhánh một đến hai nhân sự chuyên trách tùy theo quy mơ của từng Chi nhánh và thuộc sự quản lý của Trung tâm GSTD chứ khơng phải Chi nhánh. Việc này gây phát sinh chi phí về nhân sự nhưng sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra sau giải ngân và giúp ngân hàng cĩ được những phản ứng kịp thời khi nhận biết được rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, sẽ hạn chế tối đa việc thất thốt TSBĐ là HTK, hàng hĩa hình thành từ vốn vay.

danh mục tín dụng của từng ĐVKD, cảnh báo về mức tăng trưởng của các khoản vay cĩ TSBĐ dưới chuẩn để các GĐCN nắm được rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng tại đơn vị mình đang quản lý và cĩ hoạt động điều tiết lại cơng tác phát triển tín dụng một cách phù hợp với định hướng hơn. Khối QTRR cũng cần cơng khai cung cấp thơng tin các ĐVKD vi phạm về quản lý tín dụng, các nhân sự bị sa thải, kỷ luật do vi phạm đạo đức nghề nghiệp để mang tính chất cảnh cáo, răn đe đối với đội ngũ nhân viên.

Hoạt động xứ lý nợ cần được quan tâm hơn, theo đĩ cần phân định rõ trách nhiệm của các biên liên quan khi tham gia xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Cụ thể, TPBank cần đưa ra các quy định rõ ràng hơn về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận chuyên trách xử lý nợ như Phịng Thu hồi nợ thuộc Khối RB và Phịng Xử lý nợ thuộc khối QTRR. Việc hợp nhất hai phịng ban này để quy về một đầu mối tác nghiệp là cần thiết đồng thời cũng nên ban hành các quy định rõ ràng các khoản nợ quá hạn bao nhiêu ngày thì ĐVKD chịu trách nhiệm quản lý, khoản vay quá hạn bao nhiêu ngày thì do các đầu mối chuyên trách xử lý. Khi đã chuyển đầu mối chuyên trách thì các đầu mối phải chủ động làm việc với khách hàng và các bên liên quan để tìm ra phương án giải quyết thay vì các ĐVKD vẫn phải chủ động xử lý như hiện nay.

4.1.4 Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng nhất quán trên cơ sở Basell II của Ngân hàng Nhà nước

NHNN đã thống báo sẽ áp dụng đồng loạt Basel II cho các NHTM trong năm 2020 và thời gian đến năm 2020 cũng khơng cịn nhiều. Do đĩ, TPBank cũng cần xem xét điều chỉnh lại các quy định, quy trình và chiến lược phát triển của từng năm tài chính cho phù hợp với các quy tắc của Basel II, triển khai các dự án để áp dụng thành cơng Basel II theo xu thế chung của thị trường để nâng cao sức cạnh tranh cũng như khả năng quản

trị hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới.

4.2 Kiến nghị với NHNN

4.2.1 Tăng cường đưa ra các hướng dẫn chung về nguyên tắc thực hành cho hệ thống các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực quốc tế cho hệ thống các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực quốc tế

NHNN với vai trị là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng, là cơ quan chỉ đạo và giám sát việc thực hiện của các NHTM. NHNN là cơ quan ban hành các quy định cĩ tính chất chung làm khuơn mẫu, tiêu chuẩn, định mức để bảo đảm sự hoạt động của các NHTM theo tiêu thức khuơn khổ mà Luật các TCTD quy định. Tuy nhiên, các văn bản này chỉ nên ở mức hướng dẫn, nên tạo điều kiện để các NHTM phát huy được sức sáng tạo của mình, phát huy vai trị chủ động sáng tạo trong khuơn khổ tiêu chuẩn, định mức.

Tại Việt Nam cho đến nay NHNN mới chỉ cĩ định hướng về Quản trị rủi ro tại các NHTM mà chưa cĩ bất kỳ một văn bản chính thức nào quy định cụ thể về quản trị hoạt động tín dụng. Đây là một khĩ khăn rất lớn cho các NHTM của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị từng bước tiến tới chuẩn mực quốc tế về đo lường rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động. Do đĩ, các văn bản hướng dẫn, định hướng cho hoạt động tín dụng theo tinh thần của Basel II để các NHTM áp dụng cần được sớm ban hành.

4.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) (CIC)

Các NHTM hiện nay đều chủ yếu dựa vào thơng tin cho Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cung cấp để cĩ thể đánh giá uy tín cũng như lịch sử giao dịch tín dụng của các khách hàng vay vốn. Tuy nhiên những thơng tin do CIC cung cấp hiện nay cĩ thể thiếu chính xác do các thơng tin này được tổng hợp dựa theo báo cáo của các ngân hàng theo định kỳ giữa tháng

và cuối tháng. Do vậy, cĩ thể phát sinh trường hợp khách hàng đã phát sinh quá hạn những khơng trong kỳ cung cấp báo cáo của các Ngân hàng nên chưa thể hiện thơng tin nợ quá hạn, nợ xấu trên bản kết quả tra cứu thơng tin của CIC. Ngồi ra, cũng cĩ nhiều trường hợp CIC cung cấp thơng tin chậm là ảnh hưởng đến tiến độ đánh giá, thẩm định khách hàng và khiến cho các ngân hàng khơng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như tiến độ cung cấp dịch vụ đến khách hàng. Do đĩ, cơ sở dữ liệu của CIC cần được cập nhật thường xuyên hơn và việc tra cứu thơng tin nên được xử lý một cách tự động hĩa để giảm thiểu thời gian tra cứu, trả kết quả cho các NHTM.

Ngồi ra, hiện nay Việt Nam vẫn đang trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Rất nhiều khách hàng là cơng ty con hoặc là doanh nghiệp được thành lập bằng vốn gĩp của các cá nhân, tổ chức nước ngồi (doanh nhiệp FDI). Do đĩ, khi thẩm định, đánh giá khách hàng, Các NHTM cần cĩ thơng tin về các cơng ty mẹ hay các cổ đơng gĩp vốn của các doanh nghiệp FDI nêu trên nhưng thực tế hiện nay chưa thể tra cứu được một cách đầy đủ. Do đĩ CIC nên thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thơng tin trên thế giới để cĩ thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thơng tin từ các NHTM.

4.2.3 Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt NHTM

Đầu năm 2019, tác giả cĩ cơ hội tham dự hội nghị chuyên ngành ngân hàng với chuyên đề báo cáo cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng năm 2018 và triển khai kế hoạch thanh tra và nhiệm vụ năm 2018 của NHNN, tại hội nghị này, NHNN đã đưa ra định hướng cho cơng tác thanh tra, giám sát các NHTM trong thời gian tới nĩi chung và trong năm 2018 nĩi riêng. Căn cứ vào định hướng và phương án triển khai của NHNN, tác giả cĩ một

số khuyến nghị như sau:

Cơng tác thanh tra, kiểm sốt các NHTM cần thực hiện thường xuyên hơn nữa. Hiện nay định kỳ thanh tra tại các NHTM thường từ ba đến năm năm. Như vậy, tần xuất này vẫn cịn khá thưa và chưa giúp NHNN kịp thời phát hiện những sai sĩt của các ngân hàng để từ đĩ đưa ra những chỉ đạo quyết liệt nhằm khắc phục những yếu kém của các NHTM, hạn chế RRTD phát sinh cĩ tính chất lây lan trong tồn hệ thống.

Tại mỗi kỳ thanh tra, các đồn thanh tra đều đưa ra các kết luận về tình hình kinh doanh của các NHTM, mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như NHNN của các ngân hàng trong quá trình hoạt động từ đĩ chỉ ra các sai phạm và các khuyến nghị để các NHTM cĩ biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện khắc phục các sai sĩt theo kết luận và khuyến nghị của các đồn thanh tra thường chưa được thực hiện một cách triệt để hoặc chậm triển khai. Do đĩ cơng tác theo dõi, đơn đốc để các NHTM đẩy nhanh tiến độ thực hiện khắc phục những sai sĩt này cần được diễn ra thường xuyên và quyết liệt hơn. Cơ quan thanh tra của NHNN cần thường xuyên làm việc với Ban điều hành, Ban kiểm sốt và cơ quan kiểm tốn nội bộ của các NHTM để năm bắt tình hình và yêu cầu các cơ quan này triển khai việc rà sốt, khắc phục những sai phạm trong thời gian quy định. Trường hợp các TCTD cố tình khơng thực hiện hoặc thực hiện chậm cĩ thể áp dụng các hình thức xử phạt như hạn chế tăng trưởng tín dụng, cho phép tăng trưởng ở mức thấp hơn mức bình quân của ngành do NHNN ban hành hàng năm.

NHNN cũng cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát cĩ trình độ nghiệp vụ cao, cĩ phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thơng tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác cĩ thể đưa ra các nhận định, kết

luận giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh trường hợp thanh tra nhận quà từ các NHTM để che giấu bớt các thơng tin sai phạm của các TCTD này.

4.3 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ

4.3.1 Hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại hàng thương mại

Hiện nay, trong nền kinh tế, tất cả các chủ thể đều phải hoạt động dưới sự chi phối của các quy định trong khuơn khổ luật pháp. Một quốc gia cĩ mơi trường pháp lý cĩ tính pháp lý cao, đồng bộ, hiệu quả sẽ tạo ra sự ổn định trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, hạn chế những sai sĩt và tiêu cực cĩ thể xảy ra. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì một mơi trường pháp lý ổn định và phù hợp với các thơng lệ quốc tế là yêu cầu bắt buộc. Các chính sách pháp luật của Việt Nam cần được ban hành phù hợp với thơng lệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo sự hoạt động ổn định, phát triển và hiệu quả các chủ thể kinh tế.

4.3.2 Xây dựng hệ thống thơng tin quốc gia

Các NHTM ở Việt Nam hiện nay đều gặp phải khĩ khăn chung chính là sự thiếu hụt thơng tin trong quá trình thẩm định khách hàng để đưa ra các quyết định cấp tín dụng. Ngồi các doanh nghiệp đã được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khốn thì ngân hàng cĩ thể tiếp cận thơng tin một cách thuận tiện cịn đối với những doanh nghiệp chưa niêm yết thì rất khĩ để tìm kiếm thơng tin cũng như kiểm chứng các thơng tin mà khách hàng cung cấp. Đa số các doanh nghiệp cĩ tình trạng tồn tại hai phiên bản báo cáo tình chính là báo cáo tài chính thuế và báo cáo nội bộ. Ngân hàng thường phải dựa vào cả hai báo cáo này để đánh giá đúng và đầy đủ về tình

hình kinh doanh cũng như năng lực tài chính của khách hàng tuy nhiên việc kiểm chứng các thơng tin theo báo cáo nội bộ của doanh nghiệp thường là thiếu cơ sở.

Để giải quyết bất cập này, một hệ thống thơng tin quốc gia của Viêt Nam nên được triển khai xây dựng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)