Những hạn chế cịn tồn tại trong hoạt động quản trị tín dụng tại Trung tâm kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 109 - 113)

tại TPBank Trung tâm kinh doanh Hội sở

Mặc dù đạt được các thành thích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh và cơng tác quản trị rủi ro đến nay vẫn đảm bảo ở mức an tồn tuy nhiên qua quá trình phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng cũng như đánh giá việc triển khai các quy trình, quy định của Chi nhánh trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, tác giả nhận thấy một số hạn chế sau:

a. Cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh chưa nhất quán

Việc xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Trung tâm kinh doanh Hội sở trong từng nghiệp vụ cụ thể chưa cĩ sự nhất quán. Xuyên suốt quá trình hoạt động của Trung tâm, ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển quy mơ tín dụng trên cơ sở bền vững, chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng thực sự cĩ năng lực trả nợ, lấy việc cấp tín dụng làm tiền đề để thâm nhập sâu và mời chào khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ khác của TPBank. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối tháng 6 và tháng 12 hàng năm, đứng trước áp lực hồn thành chỉ tiêu cá nhân và chỉ tiêu chung của cả Trung tâm do Hội sở giao, nhiều chuyên viên và trưởng phịng đã phải chấp nhận cho vay một số khách hàng ở vị trí xa, hay các khách hàng đã cĩ dư nợ vay lớn ở các tổ chức tín dụng khác để hồn

Commented [TH7]: Phần này em đánh giá các nhược điểm theo

4 chức năng chính của quản trị ạ. Các y ếu tố ở mục 1.2.5 cũng được phân tích trong mục này và ở cả các mục trên, tuy nhiên chỉ tập trung vào đánh giá nhân tố chủ quan vì cĩ đủ cơ sở dữ liệu, phần nhân tố khách quan mang tính vĩ mơ và biến động liên tục nên khĩ đánh giá sâu sắc ạ.

thành chỉ tiêu. Việc này tiềm ẩn nguy cơ về những khĩ khăn trong quản lý khách hàng sau vay nĩi riêng và cơng tác quản trị tín dụng nĩi chung.

Cơng tác thiết lập mục tiêu kinh doanh, mục tiêu hoạt động tín dụng thường xuyên phải điều chỉnh theo sự điều chỉnh từ các chính sách tín dụng trên Hội sở và cách tính chỉ tiêu của các cán bộ nhân viên, đặc biệt là các CVQHKH. Cụ thể, việc Hội sở thay đổi các chỉ tiêu kinh doanh, bao gồm các hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng (mở tài khoản, bán bảo hiểm, cài đặt máy thanh tốn POS, thu phí dịch vụ, mua bán vàng, v.v) thường xuyên theo từng quý hoặc thậm chí là thay đổi đột xuất theo tháng và cĩ xu hướng nâng chỉ tiêu dẫn đến các trưởng phịng và đội ngũ cán bộ nhân viên chịu áp lực thích ứng trong thời gian ngắn và rơi vào thế bị động với chính các chỉ tiêu của mình.

b. Cơng tác phân bổ nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu

Việc thẩm định khách hàng về tổng quan chưa đảm bảo, một số trường hợp GĐCN và các giám đốc mảng vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng là thực hiện thẩm định trực tiếp các khách hàng vay vốn tùy theo giá trị khoản vay. Nhiều trường hợp vay vốn của khách hàng cá nhân chỉ cĩ CVQHKH đi thẩm định khách hàng thay vì phải cĩ giám đốc mảng tham gia thẩm định. Hay cũng cĩ trường hợp các khoản vay của khách hàng phải trình lên cấp phê duyệt cao hơn nhưng GĐCN chưa đi thẩm định mà chỉ ký phê duyệt đề xuất dựa vào bề mặt hồ sơ báo cáo của CVQHKH. Điều này là do số lượng khách hàng phát sinh vay vốn khá nhiều nhưng số lượng nhân sự thì cĩ hạn, việc đảm bảo thực hiện thẩm định đầy đủ các khách theo đúng quy định là khá khĩ khăn, tuy nhiên nếu khơng thực hiện như vậy sẽ khĩ phát hiện được những trường hợp khách yếu kém về năng lực tài chính, khách hàng cĩ ý đồ lừa đảo do năng lực thẩm định của các CVQHKH cịn hạn chế.

Danh mục tín dụng của Chi nhánh chưa đa dạng, tỷ trọng dư nợ cịn tập trung cao ở một số nhĩm khách hàng như khách hàng ngành thức ăn chăn nuơi, viễn thơng, xây lắp và phụ thuộc vào một số ít khách hàng cĩ dư nợ lớn. Do vậy nếu các doanh nghiệp hay các ngành này gặp phải những vấn đề rui ro về thị trường, kinh doanh thua lỗ thì Chi nhánh sẽ phải đối mặt với những khĩ khăn rất lớn và khĩ cĩ thể khắc phục được.

Tỷ trọng dư nợ được đảm bảo bằng các tài sản đảm bảo dưới chuẩn là hàng tồn kho, khoản phải thu hình thành trong tương lai và các khoản vay tín chấp đang cĩ dấu hiệu gia tăng dưới áp lực về tăng trưởng quy mơ dư nợ. Trong khi đĩ việc kiểm tra, kiểm sốt sau vay đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cụ thể như việc kiểm tra tài sản bảo đảm là hàng hĩa thì CVQHKH khơng thực hiện kiểm đếm được hàng hĩa một cách đầy đủ, cĩ đến kho kiểm hàng nhưng chỉ nhìn bề ngồi và ghi nhận số lượng, giá trị theo báo cáo của khách hàng mà chưa biết cách kiểm đếm một cách chính xác. Do đĩ cĩ thể phát sinh rủi ro tài sản đảm bảo là hàng tồn kho khơng đủ theo như báo cáo, chất lượng hàng tồn kho khơng đảm bảo nên khĩ thanh khoản hoặc trường hợp khách hàng đã thực hiện xong phương án kinh doanh mà TPBank tài trợ và mang tiền đi đầu tư, kinh doanh vào phương án khác thay vì trả nợ nên cĩ khả năng chậm thu hồi hoặc mất vốn.

d. Cơng tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện kỹ lưỡng

Tại thời điểm giải ngân cho khách hàng, việc kiểm tra, kiểm sốt các hồ sơ chứng từ để xác định mục đích sử dụng vốn chưa được làm một cách kỹ lưỡng, chỉ dựa trên hồ sơ chứng từ khách hàng cung cấp. Thực tế đã phát sinh trường hợp khách hàng cố tình chế biến, làm giả hồ sơ nhưng do thiếu cẩn trọng mà các cán bộ khơng phát hiện ra. Đối với các trường hợp giải ngân thanh tốn trả sau thì chưa thực hiện kiểm tra thực tế hàng hĩa xem khách hàng đã nhận được hàng như trong các chứng tư cung cấp cho ngân hàng như

hĩa đơn, biên bản bàn giao hàng hĩa hay chưa. Đối với các phương án giải ngân thanh tạm ứng cho nhà cung cấp của khách hành thì việc theo dõi tiến độ giao hàng, thu thập hồ sơ chứng từ để quản lý mục đích sử dụng vốn của khách hàng thường được thực hiện chậm trễ, khơng đúng thời gian quy định. Đối với các phương án cho vay theo dự án, cho vay xây lắp thì việc kiểm tra tiến độ thực hiện cơng trình, tiến độ thực hiện các hợp đồng do TPBank tài trợ cịn chưa được thực hiện đầy đủ, CVQHKH chủ yếu dựa vào thơng tin và hồ sơ nghiệm thu thanh tốn của khách hàng cung cấp để cập nhật và đánh giá tiến độ trên tờ trình đề xuất giải ngân thay vì đi đến tận cơng trình để kiểm tra. Trong thực tế đã cĩ rất nhiều nhà thầu thi cơng cấu kết với chủ đầu tư để nghiệm thu khống khối lượng thi cơng với mục đích để cung cấp cho ngân hàng để được giải ngân.

Cơng tác giám sát hồ sơ khoản vay để bổ sung các hồ sơ định kỳ theo nội dung theo quy định tại thơng báo phê duyệt tín dụng của các cấp cĩ thẩm quyền bao gồm bổ sung bảo hiểm đến hạn mua mới, bổ sung báo cáo tài chính, bổ sung tài khoản chi tiết hàng tồn kho, báo cáo tiến độ thực hiện phương án kinh doanh, v.v) và định kỳ định giá lại tài sản đảm bảo được thực hiện chưa tốt. Biểu hiện, cĩ một số hồ sơ vay vốn chưa kịp thời bổ sung hoặc bổ sung thiếu các hồ sơ về bảo hiểm, báo cáo tài chính hay việc thực hiện định giá lại tài sản đảm bảo chưa đúng thời hạn quy định. Điều này cĩ thể dẫn đến việc khơng phát hiện được kịp thời các khách hàng cĩ dấu hiệu kinh doanh sa sút, tài sản đảm bảo bị giảm giá trị hoặc bị tẩu tán để cĩ hành động ngăn chặn kịp thời các hành vi này nhằm hạn chế rủi ro.

e. Chất lượng nhân sự và cơng tác quản trị nguồn nhân lực chưa đảm bảo

Nhân sự trẻ, nhiệt huyết, năng động là thế mạnh của TPBank Trung tâm kinh doanh Hội sở nhưng đồng thời cũng là điểm yếu do đội ngũ nhân viên trẻ

lại là những người thiếu kinh nghiệm. Độ tuổi trung bình của các CVQHKH của Chi nhánh đang ở mức 25 tuổi với số năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực tín dụng bình quân là 2 năm.

Để tham gia quá trình cấp tín dụng cho khách hàng từ khâu tiếp thị bán hàng đến thẩm định, giải ngân, kiểm sốt sau vay và đơn đốc thu hồi nợ địi hỏi nhân sự phải giàu kinh nghiệm để cĩ thể nhìn nhận đánh giá được khách hàng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro để xử lý kịp thời khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong khi đĩ, hiện nay các CVQHKH của TPBank Trung tâm kinh doanh Hội sở hiện mới chỉ thực hiện được cơng tác tiếp thị khách hàng, xin lịch hẹn và thu thập hồ sơ, phân tích thẩm định khách hàng trên bề mặt hồ sơ. Việc đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như việc nhận biết các dấu hiệu rủi ro từ khách hàng hiện vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các cán bộ quản lý nhất là mảng khách hàng doanh nghiệp. Do đĩ, vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên là nhu cầu cấp bách của TPBank Trung tâm kinh doanh Hội sở trong thời gian tới để cĩ thể nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)