Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 107 - 109)

a. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt

Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục và tăng trưởng trở lại sau giai đoạn khủng hồng từ những năm 2012 (tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6.81%) cộng với áp lực cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gia tăng, TPBank Trung tâm kinh doanh Hội sở đã nhanh chĩng năm bắt cơ hội và nỗ lực để cĩ được tốc độ tăng trưởng dư nợ một cách nhanh chĩng và đã đạt quy mơ dư nợ hơn 1,200 tỷ đồng vào cuối năm 2019, đạt mức tương đương với các chi nhánh đã hoạt động trên 8 năm trong cùng hệ thống.

b. Định hướng kinh doanh rõ ràng

Trong gần 6 năm hoạt động, Trung tâm kinh doanh Hội sở đã cĩ những định hướng kinh doanh rõ ràng, từng bước xây dựng được nền tảng khách hàng tốt nằm trong các phân khúc mà TPBank ưu tiên phát triển. Cụ thể, đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh chủ yếu tìm kiếm và phát triển các khách hàng thuộc những ngành nghề cĩ tính ổn định và an tồn. Cơng tác

thẩm định, lựa chọn khách hàng được thực hiện một cách kỹ lưỡng, những khách hàng doanh nghiệp được tài trợ vốn vay phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như hoạt động nhiều năm trong ngành, kinh doanh hiệu quả, ban lãnh đạo doanh nghiệp cĩ nhân thân tốt, lích sử tín dụng tốt, cĩ hệ thống mạng lưới khách hàng đầu vào đầu ra cụ thể, uy tín, v.v. Đối với khách hàng cá nhân, các tiêu chí lựa chọn bao gồm nhân thân tốt, uy tín trong giao dich tín dụng, thu nhập ổn định và nguồn thu đủ đảm bảo khả năng trả nợ.

c. Chất lượng tín dụng ở mức ổn định

Sau gần 6 năm hoạt động, Chi nhánh gần như khơng phát sinh nhiều khách hàng nợ quá hạn, tuy nhiên lại tập trung tại một khách hàng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức cao là hơn 3%. Do khoản vay dự án bất động sản cĩ liên quan đến trách nhiệm của các khối Hội sở, khơng chỉ riêng mình Chi nhánh nên Trung tâm kinh doanh được tạm thời tách riêng khoản vay quá hạn sang cho Khối Quản trị rủi ro xử lý. Đối với các khoản vay thơng thường khác, trong quá trình quản lý các khoản vay của khách hàng, GĐCN và các cán bộ quản lý đã luơn sâu sát chỉ đạo và kịp thời nhận biết các và xử lý rủi ro tín dụng một cách quyết liệt. Cụ thể, CVQHKH phải thường xuyên phải nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng để nhận biết các rủi ro cĩ thể xảy ra. Sẵn sàng từ bỏ các khách hàng cĩ dấu hiệu khơng trung thực, cĩ nguy cơ gây tổn thất cho Ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Chi nhánh luơn thực hiện khá nghiêm túc quy trình, quy định về QTRR tín dụng của Ngân hàng, thực hiện trích lập các khoản dự phịng chung và dự phịng cụ thể một cách đầy đủ.

d. Cơng tác đào tạo nhân sự được chú trọng

Cơng tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ CVQHKH và HTTD được diễn ra thường xuyên bởi GĐCN và các cán bộ quản lý. Các nội dung đào tạo chủ yếu về các nghiệp vụ tín dụng, chủ trương chính sách, chia sẻ kinh nghiệm tác

nghiệp với khách hàng, tác nghiệp nội bộ, v.v. Đồng thời, cán bộ nhân viên của Chi nhánh luơn được tuyên truyền, nâng cao ý thức về vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Ban giám đốc và các cán bộ quản lý luơn làm gương, nhắc nhở các cán bộ nhân viên của Chi nhánh tuyệt đối khơng được tư lợi cá nhân, mĩc nối với khách hàng làm giả mạo hồ sơ chứng từ, địi hoa hồng với khách hàng. Qua đĩ gĩp phần giúp Chi nhánh hạn chế được các rủi ro tín dụng xảy ra do yếu tố đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)