Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 32 - 36)

1.2.3.1. Môi trường bên ngoài

Là các yếu tố nằm bên ngoài DN nhưng lại chi phối đến việc quản lý nhân lực nói chung, quản lý NL trong DN nói, các yếu tố này gồm có: Khung cảnh kinh tế - chính trị, dân số và lực lượng lao động trong xã hội, các điều kiện văn hóa – xã hội chung của đất nước, pháp luật, khoa học kỹ thuật công nghệ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. (Quản trị nhân lực, 2015, trang 20).

- Bối cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhân lực trong DN, DN phải biết điều chỉnh các hoạt động các hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể thích nghi và phát triển tốt khi có biến động về kinh tế xảy ra. Cần duy trì nhân lực có kỹ năng, năng lực chuyên môn cao để khi tiếp cận được cơ hội mới sẽ sẵn sàng mở rộng sản xuất kinh doanh, mặt khác phải cân nhắc giảm giờ làm việc hoặc cho nhân viên tạm nghỉ việc hay giảm phúc lợi để giảm chi phí lao động khi có biến cố xảy ra.

- Dân số, lực lượng lao động: Quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển dân số dẫn tới dân số trong độ tuổi lao động tăng lên đòi hỏi DN phải tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới; nếu không sẽ làm già hóa lực lượng lao động trong đơn vị và khan hiếm NNL.

- Pháp luật cũng ảnh hưởng rất lớn đến QLNL trong DN nó ràng buộc các DN trong việc tuyển dụng, sử dụng nhân lực, các chế độ đãi ngộ người lao động… buộc DN phải giải quyết tốt các mối quan hệ về lao động. Hệ

thống luật pháp hoàn thiện sẽ tạo ra môi trường pháp lý tốt cho DN thực hiện tốt những quy chế về tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp… - Văn hoá – xã hội: Mỗi nước, vùng lãnh thổ đều có một nền văn hóa – xã hội khác nhau chính những yếu tố đặc thù của nền văn hóa – xã hội đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến QLNL.

- Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về QLNL; Công nghệ kỹ thuật luôn luôn thay đổi chính vì thế, để đáp ứng được yêu cầu công việc mới thì việc sắp xếp lại lực lượng lao động, đào tạo và phát triển NNL trong DN, thu hút NNL mới có kỹ năng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới QLNL.

- Các cơ quan chính quyền và các tổ chức đoàn thể, quần chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến QLNL nó liên quan đến chính sách, chế độ đãi ngộ và các vấn đề như: lao động, tiền lương, khiếu nại và giải quyết các khiếu nại về lao động...

- Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của DN, Khách hàng là thượng đế vì thế quản lý nhân viên làm sao cho vừa lòng khách hàng là vấn đề ưu tiên hàng đầu. QLNL phải biết bố trí NL đúng người đúng việc, đúng khả năng, năng lực để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

- Đối thủ cạnh tranh: Chảy máu chất xám là một vấn đề mà DN phải thực sự lưu tâm, DN phải biết thu hút những nhân lực có trình độ cao mặt khác phải duy trì và phát triển lực lượng lao động sẵn có, không để mất nhân tài vào tay đối thủ cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến QLNL.

1.2.3.2. Môi trường bên trong

Các yếu tố thuộc về Môi trường bên trong bao gồm sứ mạng, mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức, chính sách chiến lược phát triển kinh doanh của DN, bầu không khí tâm lý xã hội, cơ cấu tổ chức của đơn vị. (Quản trị nhân lực, 2015, trang 21).

- Một là, mục tiêu của DN ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLNL như: Các hoạt động quản lý nhằm tiếp nhận, kết nối, điều phối và thúc đẩy các nhân tố khác nhau của DN để hướng tới các mục tiêu đã được để ra của DN.

- Hai là, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của DN nó định hướng cho chiến lược phát triển NL và NNL của DN đó để từ đó tạo ra đội ngũ quản lý, đội ngũ chuyên gia, các kỹ sư và công nhân lành nghề…

- Ba là, bầu không khí - văn hoá của DN; Môi trường làm việc thuận lợi, các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được sẻ chia nó tạo sự thống nhất các nhân viên trong DN. Các đơn vị, tổ chức có được sự thành công là do các đơn vị, tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.

- Thứ tư là, các tổ chức đoàn thể, quần chúng cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định về NL như: tiếp nhận, quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

- Nhân tố con người:

Các nhân viên làm việc trong DN chính là nhân tố con người. Mỗi con người trong xã hội mỗi là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về suy nghĩ, về hành động, năng lực quản lý, về sở thích cá nhân, về nguyện vọng bản thân, …vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Để có thể đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp nhất trong mỗi DN bộ phận QLNL phải nghiên cứu chi tiết và rất kỹ vấn đề này.

+ Khoa học- kỹ thuật phát triển kéo theo trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức của người lao động cũng tốt hơn. Chính điều này làm ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của cán bộ công nhân viên với công việc của họ, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn và sự hài lòng với công việc của họ.

+ QLNL phải nắm bắt được những thay đổi qua các thời kỳ khác nhau để nắm bắt được nhu cầu, sở thích, thị hiếu của mỗi nhân viên. Từ đó tạo cho người lao động cảm thấy hài lòng và luôn cảm thấy thoả mãn với công việc của mình, muốn gắn bó với DN nhiều hơn.

+ Thu nhập chính của người lao động là tiền lương, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Được đãi ngộ xứng đáng là một trong những mục tiêu chính của người lao động. Vì thế mọi vấn đề tiền lương, thu nhập nó luôn thu hút được sự chú ý của tất người lao động. Chính vì thế công tác QLNL muốn thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương, thưởng và thu nhập của người lao động phải được quan tâm một cách thỏa đáng.

- Nhân tố nhà quản lý:

+ Các chính sách, đường lối, phương hướng và chiến lược về sản xuất, kinh doanhg đều do đội ngũ quản lý có nhiệm vụ đề ra để phục vụ cho mục tiêu phát triển của DN. Để đáp ứng được điều đó bộ phận QLNL ngoài trình độ chuyên môn phải có tâm, có tầm nhìn xa để từ đó đưa ra các chiến lược, định hướng phù hợp cho DN.

+ Trong xã hội, trong thực tế cuộc sống luôn vận hành và thay đổi buộc người làm công tác QLNL phải thường xuyên, liên tục quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong DN, phải tạo cảm giác cho nhân viên luôn cảm thấy tự hào về DN để từ đó có tinh thần và gắn trách nhiệm của mình với DN. Trong DN luôn tồn tại hai mặt cơ bản thứ nhất là tạo ra lợi nhuận, thứ hai nó là một cộng đồng có thể đảm bảo đời sống cho các cán bộ, nhân viên trong DN đó, nó tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi nhân viên đều cảm thấy, nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội thăng tiến và thành công. Chính vì thế bộ phận QLNL phải biết kết hợp khéo léo hai mặt cơ bản trên.

+ Bộ phận QLNL phải thu thập và xử lý thông tin về NL một cách khách quan, bình đẳng tránh tình trạng vô lý, bất công từ đó dễ gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ DN. Bộ phận QLNL luôn phải đóng vai

trò là phương tiện thoả mãn mong muốn và nhu cầu của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu và nắm vững các nội dung của QLNL vì QLNL giúp các nhà quản lý học được cách tiếp cận nhân viên và biết lắng nghe ý kiến của họ để từ đó tìm ra được tiếng nói chung với họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)