Đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 91)

5. Kết cấu luận văn

3.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thƣơng mạ

mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng

3.5.1. Những mặt đã đạt được

Qua việc phân tích các chỉ tiêu nêu trên, có thể rút ra các nhận xét về hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng giai đoạn 2012-2014 mà trƣớc hết là những kết quả tích cực đạt đƣợc nhƣ sau:

Thứ nhất, về các chỉ tiêu tăng trƣởng: Các chỉ tiêu tăng trƣởng (tăng trƣởng về dƣ nợ cho vay, tăng trƣởng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ…) đối với khách hàng tại Viettinbanh Lê Chân đạt đƣợc hàng năm là rất cao, tốc độ tăng trƣởng tín dụng ở hai con số, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng không đồng đều qua các năm. Cho vay đối với khách hàng gần nhƣ có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động của Chi nhánh. Có thể nói, mức tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng dƣới góc độ phát triển về quy mô phù hợp với quy mô huy động vốn Viettinbanh Lê Chân đã thực hiện rất tốt. Chi nhánh đã tích cực thay đổi cơ cấu cho vay trung dài hạn, phát triển cho vay ngắn hạn vòng quay vốn nhanh.

Về đối tƣợng khách hàng, Chi nhánh xác định đối tƣợng khách hàng chính là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc có quy mô nhỏ, làm ăn kém hiệu quả. Về ngành nghề cho vay, Chi nhánh chủ yếu hƣớng các ngành nghề trọng điểm, những dự án có tính khả thi cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh.

Thứ hai, về các chỉ tiêu sinh lời: Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập chính cho Viettinbanh Lê Chân, về mặt lợi nhuận đạt đƣợc thì Viettinbanh Lê Chân cũng là Chi nhánh đứng ở mức độ khá trong hệ thống Viettinbanh. Hoạt động tín dụng đối với khách hàng luôn là hoạt động trung tâm của Viettinbanh Lê Chân vì vậy việc nâng cao các chỉ tiêu về khả năng

sinh lời luôn là mục tiêu hàng đầu. Mặc dù khả năng sinh lời vốn tín dụng tăng trƣởng qua các năm, tuy vậy kết quả kinh doanh của Viettinbanh Lê Chân mới chỉ ở mức bình quân chung của hệ thống.

Xác định chỉ tiêu sinh lời có ý nghĩa quan trọng khi Viettinbank đã chuyển hẳn sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng thƣơng mại cổ phần từ tháng 5 năm 2010 và với hơn điều kiện thị trƣờng đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày gay gắt giữa các tổ chức tín dụng để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển khách hàng mà trong đó hiện tƣợng cạnh tranh bằng lãi suất là phổ biến, các khách hàng hiện nay đều có thông tin khá đầy đủ về lãi suất của các ngân hàng khiến lãi suất cho vay không thể nâng lên quá cao. Mặt khác, dƣ nợ cho vay các khách hàng của Viettinbanh Lê Chân tập chung nhiều vào doanh nghiệp lớn, có quan hệ với nhiều các tổ chức tín dụng, việc thƣơng lƣợng mức lãi suất với các khách hàng này rất khó khăn và thƣờng phải áp dụng lãi suất ƣu đãi, vì vậy nâng cao đƣợc khả năng sinh lời của việc cho vay trong giai đoạn hiện nay là không hề dễ dàng.

Thứ ba, về các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn tín dụng (tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu): Các tỷ lệ nêu trên tại Viettinbank Lê Chân là khá tốt (So sánh với mức bình quân của cả hệ thống Viettinbank cũng nhƣ hệ thống các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác). Bên cạnh ghi nhận kết quả đạt đƣợc trong quản lý điều hành đảm bảo các chỉ tiêu Viettinbank giao cho Chi nhánh, tuy nhiên Chi nhánh cần phải quan tâm đến quy mô tỷ lệ nợ xấu thực chất là tăng lên qua các năm điều này làm ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả tín dụng do đó xét trên góc độ các chỉ tiêu an toàn đƣợc đánh giá ở mức khá.

Thứ tư,công tác thẩm định tín dụng những năm gần đây đã đƣợc Chi nhánh quan tâm rất nhiều khi quyết định cấp tín dụng.Việc tăng trƣởng dƣ nợ mà vẫn giảm đƣợc tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, đƣa tỷ lệ này về mức an toàn

là một sự nỗ lực quan tâm rất lớn của Chi nhánh trong công tác thẩm định tín dụng. Từ đó nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng trung và dài hạn.

3.5.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1 Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những điểm tích cực đạt đƣợc nêu trên trong thời gian vừa qua, hoạt động tín dụng tại Viettinbank Lê Chân cho thấy có những khó khăn, tồn tại cần phải đƣợc giải quyết trong thời gian tới:

Thứ nhất, quy mô dƣ nợ cho vay đƣợc mở rộng tuy nhiên cơ cấu dƣ nợ cho vay chƣa đƣợc cải thiện, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn, cho vay không tài sản bảo đảm và cho vay trung, dài hạn còn cao và có dấu hiệu gia tăng. Đây là điểm chƣa hợp lý trong cơ cấu vốn cho vay tại Viettinbank Lê Chân.

Thực tế đã cho thấy, các khách hàng lớn nhất là các doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng có kết quả kinh doanh không đƣợc tốt, tình hình nợ quá hạn phổ biến; Các khoản vay trung, dài hạn và cho vay không có tài sản bảo trong giai đoạn kinh tế bất ổn nhƣ hiện nay tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Việc duy trì cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng nhƣ vậy sẽ có tác động không tốt đến hiệu quả cho vay. Cơ cấu nguồn vốn chƣa hợp lý. Cơ cấu dƣ nợ cho vay chƣa hợp lý,tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản vẫn chƣa đảm bảo yêu cầu của Chi nhánh, việc tập trung cho vay vào một số ngành nghề dẫn đến dễ gặp rủi ro.

Thứ hai, tỷ lệ nợ nhóm 2 còn ở mức cao, đây là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nợ xấu làm ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu đang có dấu hiệu tăng. Giai đoạn 2012 -2013, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tăng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng và đặt ra thách thức lớn đối với ban lãnh đạo Viettinbank Lê Chân cần tập trung giải quyết trong thời gian tới nhẳm ổn định và nâng cao chất lƣợng tín dụng và hiệu quả tại Chi nhánh.

Thứ ba, cùng với sự gia tăng của tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu thì tỷ lệ lãi treo, chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng lên đáng kể, điều này đã

làm ảnh hƣởng không tốt đến lợi nhuận hoạt động cho vay của Chi nhánh. Mặc dù lợi nhuận đạt đƣợc của Viettinbank Lê Chân vẫn đang khá tốt tuy nhiên nếu khắc phục đƣợc vấn đề trên thì hiệu quả cho vay sẽ đƣợc nâng cao hơn nữa.

Thứ tư, về công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp có hai hạn chế: - Hạn chế thứ nhất, mức độ tin cậy của số liệu trong các báo cáo tài chính còn thấp dẫn đến việc kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp từ việc phân tích chắc chắn sẽ bị sai lệch.

- Hạn chế thứ hai, không có đầy đủ thông tin về các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh.

Hiện tại, các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh vẫn còn mang tính chủ quan, không thay đổi khi tình hình kinh tế thị trƣờng luôn thay đổi.

Thứ năm, đội ngũ CBTĐ còn khá non trẻ. Thẩm định tín dụng là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực, đòi hỏi CBTD phải có kinh nghiệm lâu năm. Nhƣng kinh nghiệm lại chỉ có thể tích lũy trong thời gian công tác, vì vậy đòi hỏi kinh nghiệm với lực lƣợng cán bộ trẻ là một yêu cầu khó có thể đáp ứng. Hiện nay, số lƣợng CBTĐ có kinh nghiệm trên năm năm còn thấp, chỉ chiếm 28.5 % trong tổng số CBTĐ của Chi nhánh.

3.5.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, Chính sách hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn chƣa thực sự tốt. Hiện nay mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng còn chƣa tốt. Sau khi cho vay xong, các cán bộ tín dụng thƣờng ít quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ lo tìm kiếm những khách hàng mới. Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc khách hàng vay vốn gặp phải những khó khăn lớn là điều dễ dàng xảy ra, nếu cán bộ không hiểu rõ

đƣợc tình hình tài chính của khách hàng, không trợ giúp họ trong việc giải quyết những khó khăn thì nguy cơ chậm trả lãi, vốn chắc chắn sẽ xảy ra. Ngân hàng thƣờng bị động trong việc giải quyết các khó khăn cùng với khách hàng. Các cán bộ tín dụng thƣờng chỉ gọi điện cho khách hàng để nhắc trả nợ, giục trả nợ chứ không quan tâm đến khó khăn mà khách hàng gặp phải.

Thứ hai, các công cụ chính sách nhƣ quy trình tín dụng, phân loại khách hàng,… vẫn còn nhiều bất cập Hệ thống các quy định, quy trình tín dụng của Viee\ttinbak là rất lớn, lại đƣợc thay thế và sửa đổi thƣờng xuyên (bảo đảm sự linh hoạt theo tình hình thị trƣờng) nên việc cập nhật và thực hiện theo đúng văn bản chỉ đạo của Viettinbank gặp không ít khó khăn nhất là đối với cán bộ trẻ mới đƣợc tuyển dụng thời gian làm việc ngắn kinh nghiệp và kiến thức tổng hợp chƣa có nhiều.

Thứ ba, tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác vẫn còn tồn tại: Trong một xã hội thông tin nhƣ hiện nay, vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm đƣợc càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ hội thành công. Ngân hàng thƣơng mại hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ mọi nguồn có thể. Điều đó đòi hỏi thông tin thu tập đƣợc phải chính xác và kịp thời thì mới có thể tránh đƣợc những sai lầm hoặc rủi ro xảy ra. Hiện nay, đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng thì việc thu thập thông tin tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác, không kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định cho vay.

Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng chƣa có đƣợc một cơ chế, một cách thức tối ƣu để tìm kiếm thông tin. Những thông tin chủ yếu là do khách hàng

cung cấp, và ngân hàng không tìm đƣợc cách nào để xác định liệu những thông tin đó là đúng hay sai. Do vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác.

Thứ tư, công tác kiểm tra, kiểm soát còn chƣa tốt: Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có đƣợc hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện đƣợc nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng. Việc kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống Viettinbank đƣợc tổ chức thành một bộ phận riêng biệt (Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ theo khu vực) trực thuộc Hội sở chính. Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay đối với doanh nghiệp đƣợc thực hiện chƣa thƣờng xuyên và chƣa triệt để. Việc kiểm tra kiểm soát mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện các sai phạm, các dấu hiệu rủi ro trong khi công tác khắc phục và xử lý sau kiểm tra (hết sức quan trọng nhất) lại chƣa đƣợc chú trọng triệt để cán bộ quan hệ khách hàng khắc phục hoặc xử lý mang tính chất đối phó. Đây cũng là hạn chế chung trong công tác Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Viettinbank.

Thứ năm, chất lƣợng đội ngũ cán bộ còn chƣa đáp ứng yêu cầu: Những năm qua, Viettinbank Lê Chân đã quan tâm đến đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhất là cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng nâng cao trình độ thẩm định, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình ngày càng cạnh tranh gay gắt giữu các ngân hàng thƣơng mại trong tim kiếm và phát triển khách hàng. Tuy vậy, việc tuân thủ quy trình cho vay đƣợc quan tâm tuy nhiên đôi lúc vẫn bị bỏ qua không thực hiện hết quy trình do áp lực về thời gian thẩm định đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định gặp phải những khó khăn trong quá trình tác nghiệp.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÊ CHÂN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

4.1. Định hƣớng phát triển và mục tiêu đạt đƣợc của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2010-2014 mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: (i) định hƣớng khách hàng, (ii) quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh.

Các giá trị cốt lõi của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam đã đƣợc xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả, là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng nhƣ chính sách đối với các đối tƣợng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng.

Định hƣớng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2020 bao gồm: Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lƣợc sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam hƣớng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lƣợc liên quan đến thị trƣờng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

Trong lĩnh vực thị trƣờng tài chính, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trƣớc đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và

tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.

4.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Dựa trên định hƣớng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2020 Chi nhánh đã đề ra 3 khâu đột phá chiến lƣợc, cụ thể là:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hƣớng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nƣớc và quốc tế làm lực lƣợng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của Á Châu.

Trên cơ sở mục tiêu chung và tình hình thực tế tại đơn vị, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng đề ra một số nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh năm 2014, cụ thể là:

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh đến 31/12/2014 và kế hoạch năm 2014 Đơn vị: Tỷ đồng STT Các chỉ tiêu chính Đơn vị tính Thực hiện năm 2014 Kế hoạch năm 2015 % so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)