Bài học rút ra cho NHTMCP CT Việt Nam Chi nhánh Lê Chân, Hải phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 43)

5. Kết cấu luận văn

1.4.5. Bài học rút ra cho NHTMCP CT Việt Nam Chi nhánh Lê Chân, Hải phòng

Hải phòng

Dựa trên những kinh nghiệm của ngân hàng khác, và tình hình công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh, bài học mà Ngân hàng TMCP CT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng rút ra là:

Thứ nhất, về chính sách nhân sự của chính ngân hàng. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo và tuyển dụng các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm không chỉ có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, ngoài việc xây dựng quy trình chuẩn về công tác thẩm định tín dụng, Chi nhánh cần quan tâm hơn đến kiểm tra kiểm soát việc thực hiện quy trình đề ra.

Thứ ba, việc chuyên môn hóa trong công tác thẩm định tín dụng cũng cần đƣợc xem xét nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định.Ngân hàng cần tham khảo các NHTM khác trong ngành về việc quản lý cũng nhƣ cơ chế chính sách mới phù hợp với quy chuẩn quốc tế.

Ví dụ nhƣ gần đây, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đã tách rời khâu định giá TSBĐ thông qua một trung tâm định giá tập trung, chuyên nghiệp của mình hoặc trung tâm tƣ vấn để tránh phiền hà trong khâu định giá TSBĐ, đảm bảo cho các khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Theo đó, họ đƣa ra các chính sách tuyển dụng nhân sự khá rõ ràng. Chuyên viên định giá TSBĐ với nhiệm vụ: kiểm tra và đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ sở hữu tài sản, trực tiếp tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ công tác định giá và lập thông báo kết quả định giá, cập nhật, phân tích thông

tin giá cả, thông tin thị trƣờng các loại tài sản, tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về TSBĐ.

Kinh nghiệm về công tác thẩm định tín dụng trên thế giới cũng nhƣ của các ngân hàng TMCP sẽ giúp Ngân hàng TMCP CT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng xây dựng và hoàn thiện đƣợc nghiệp vụ của mình. Những ý kiến đóng góp cho Ngân hàng TMCP CT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng xuất phát từ kinh nghiệm và sự phân tích thực trạng tại Chi nhánh sẽ đƣợc nêu rõ hơn trong chƣơng 3 của luận văn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chƣơng thứ nhất, từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, việc nghiên cứu chủ đề “Nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng” cần tập trung vào trả lời cho các câu hỏi sau:

Thứ nhất, hiệu quả tín dụng của ngân hàng thƣơng mại đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu nào?

Thứ hai, thực trạng hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân (Vietinbank Lê Chân) hiện nay ra sao? Tốc độ tăng trƣởng tín dụng nhƣ thế nào? Tín dụng theo thành phần kinh tế, theo thời gian, theo đồng tiền giao dịch ra sao? Tỷ lệ dƣ nợ cho vay có tài sản bảo đảm trên tổng dƣ nợ ở mức nào? Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu và tình hình dự phòng rủi ro hiện nay nhƣ thế nào? Kết quả là mức độ sinh lời từ hoạt động tín dụng ra sao?

Thứ ba, những nhân tố từ phía ngân hàng, từ khách hàng vay vốn, từ môi trƣờng chính sách pháp luật của nhà nƣớc đã ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng tại Vietinbank Lê Chân hiện nay nhƣ thế nào?

Thứ tƣ, để nâng cao hiệu quả tín dụng tại Vietinbank Lê Chân cần phải giải quyết những vấn đề gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu, thông tin

Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới chất lƣợng tín dụng. Thu thập từ Internet có đƣợc các

thông tin về chất lƣợng tín dụng của một số ngân hàng của các nƣớc cũng nhƣ của các ngân hàng khác trong cả nƣớc và những tƣ liệu liên quan đến đề tài.

Thu thập từ các phòng nghiệp vụ nhƣ phòng khách hàng, các phòng giao dịch, phòng kế toán và ban lãnh đạo ngân hàng các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh: Huy động vốn, dƣ nợ tín dụng, thu từ kinh doanh ngoại hối, tổng nợ xấu,… Một số thông tin khác liên quan đến việc cho vay, thu nợ và hiệu quả hoạt động tín dụng.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Thông tin đƣợc tổng hợp vào máy tính phục vụ cho việc phân tích sau này sự dụng bộ công cụ Excel. Các thông tin định tính sẽ đƣợc nhập theo các cấp độ học đƣợc mã hóa trƣớc khi nhập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu nhƣ bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất nhƣ phân tích mô tả đến phức tạp nhƣ phân tích đa biến. Trong nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê:

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý tín dụng trung và dài hạn tại NHCT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng

- Phƣơng pháp so sánh:

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).

- Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả cho vay tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng.

- Phƣơng pháp chuyên gia,chuyên khảo: Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia để giúp cho việc nhận định, đánh giá hiệu quả tín dụng một cách khách quan. Trong luận văn này, phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng để phân tích các nhân tố khách quan nhƣ khách hàng, môi trƣờng kinh tế-xã hội, môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, đồng thời dự báo triển vọng và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietinbank Lê Chân.

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu

2.3.1. Các chỉ tiêu tài chính

Đây là nhóm chỉ tiêu đƣợc sử dụng dể đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

1) Khả năng thanh toán hiện hành =

Tài sản lƣu động Ngân hàng

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thƣớc đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn đƣợc trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tƣơng đƣơng với thời hạn của các khoản nợ đó.

Cơ sở so sánh trƣớc tiên là 1 sau đó là tỷ số bình quân của ngành: nếu tỷ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất thấp, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay. Còn nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lƣu động đảm bảo trả nợ vay. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng tới việc duy trì tỷ số thanh toán hiện hành nên ngoài việc so sánh với 1 còn phải so sánh với tỷ số thanh toán bình quân của ngành đế có thể hiểu kỹ hơn về khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp.

2) Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản lƣu động - hàng tồn kho Ngân hàng

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho

3) Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lƣu động =

Hàng tồn kho Vốn lƣu động ròng

Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lƣu động ròng. Điều này liên quan đến cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng nhƣ cơ cấu về tài sản lƣu động của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nhƣ khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp

1) Tỷ số nợ trên tổng tài sản = ổ ợ ả ả ổ à ả

Tỷ số này đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.

Thông thƣờng các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì nếu tỷ số càng thấp thì khoản nợ càng đƣợc đảm bảo trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị phá sản. Còn các chủ sở hữu doanh nghiệp ƣa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp song nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

2) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = ổ á ị ợ ả ả ố ủ ở ữ

Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp và qua đó còn đo lƣờng đƣợc khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp

3) Khả năng thanh toán lãi vay = ợ ậ ƣớ ế ã

ã

Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm nhƣ thế nào. Việc không trả đƣợc các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản

Nhóm 3: Các tỷ số về khả năng hoạt động:

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp

1) Vòng quay tiền = ầ Đ ì â

2) Vòng quay dự trữ (tồn kho) = ầ

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp.

ỳ ề ì â á ả ả

ầ * 365

Kỳ thu tiền đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp và các khoản phải trả trƣớc đó.

4) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

à ả ốđị

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tài sản cố định ở đây đƣợc xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo

5) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

ổ à ả

Chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Nhóm 4: Các tỷ số về khả năng sinh lãi:

Nhóm chỉ tiêu này phán ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp

1) Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = ậ ế

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu

2) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): ROE = ậ ế

ỗ ủ ở ữ

ROE phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tƣ. Tăng mức doanh

lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng và mức sinh lời

- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Tốc độ tăng trƣởng cho vay năm n

ư ă ư ă ư ă - Tỷ trọng cơ cấu dƣ nợ tín dụng Tổng dƣ nợ tín dụng, trung và dài hạn (%) ư í à à ư

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng và mức sinh lời 1 đồng vốn tín dụng. Mức sinh lời 1 đồng vốn cho vay (%) độ ư ì â 2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn - Dƣ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) ư á ư - Dƣ nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi Tỷ lệ khó đòi (%) ư óđò ư

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG

VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÊ CHÂN, HẢI PHÒNG 3.1. Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân

3.1.1. Tổng quan về NHTMCP CT Việt Nam

- Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (VietinBank) đƣợc thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

- Là Ngân hàng thƣơng mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.

- Có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

- Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính,Công ty Chứng khoán Công thƣơng, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva

và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò.

- Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.

- Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000. - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thƣơng mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.

- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.

- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Sứ mệnh

Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn

Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.

Giá trị cốt lõi

- Hƣớng đến khách hàng; - Hƣớng đến sự hoàn hảo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 43)