Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 61 - 64)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Hoạt động tín dụng

Cũng nhƣ hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng cũng là nghiệp vụ truyền thống và cũng là hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng TMCP CT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân đã không ngừng cố gắng và đạt đƣợc những kết quả nhất định trong hoạt động tín dụng. Sau đây là bảng tình hình sử dụng vốn của chi nhánh đạt đƣợc trong những năm qua.

Bảng 3.2. Tình hình dƣ nợ của Chi nhánh Lê Chân giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dƣ nợ Dƣ nợ phi SXKD Dƣ nợ SXKD Năm 2010 Dƣ nợ 1.500 970 530 Tỷ trọng (%) 100 64,0 36,0 Năm 2011 Dƣ nợ 2.000 1.000 1.000 Tỷ trọng (%) 100 50,0 50,0

Năm 2012 Dƣ nợ 2.350 1.200 1.150 Tỷ trọng (%) 100 51,0 49,0 Năm 2013 Dƣ nợ 2.700 1.400 1.300 Tỷ trọng (%) 100 51,0 49,0 Năm 2014 Dƣ nợ 3.500 2.000 1.500 Tỷ trọng (%) 100 57,0 43,0 Chênh Lệch 2011/2010 Tuyệt đối 500 30 470 Tỷ lệ (%) 33,0 30,9 88,6 2012/2011 Tuyệt đối 350 200 150 Tỷ lệ (%) 17,5 20,0 15,0 2013/2012 Tuyệt đối 350 200 150 Tỷ lệ (%) 14,8 16,6 13,0 2014/2013 Tuyệt đối 800 600 200 Tỷ lệ (%) 29,6 42,8 15,3 (Nguồn: Phòng tổng hợp năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

Qua bảng trên, ta thấy dƣ nợ tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2010, dƣ nợ đạt 1.500 tỷ đồng, năm 2011 đạt 2.000 tỷ, năm 2012 đạt 2.350 tỷ đồng, năm 2013 đạt 2.700 tỷ đồng, tính đến 31/12/2014 dƣ nợ đạt 3.500 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng chậm, năm 2011 so với năm 2010 tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 33 %, đây là tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ năm 2010 đến năm 2014. Đặc biệt, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của năm 2013 so với năm 2012 chỉ đạt 14,8 %. Đây dƣờng nhƣ là giai đoạn khó khăn nhất kể từ năm 2010 đến nay của Ngân hàng TMCP CT Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP CT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân nói riêng. Mục tiêu của chi nhánh Lê Chân trong năm 2013 là giữ cho tăng trƣởng huy động không bị giảm, đồng thời thắt chặt tín dụng trong thời gian này. Những con số trên đƣợc biểu thị rõ ràng hơn qua biểu đồ sau:

Hình 3.3. Biểu đồ dƣ nợ của chi nhánh giai đoạn 2010-2014

Đến đầu năm 2014 khi cơn bão đi qua, Ngân hàng TMCP CT Việt Nam nói chung và chi nhánh Lê Chân nói riêng bắt đầu tập trung tăng trƣởng dƣ nợ trở lại. Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ, tín dụng phù hợp với nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng đƣợc triển khai và phát triển căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và của thị trƣờng,với rất nhiều ƣu đãi nhƣ: Thời gian vay vốn đƣợc dài hơn, chứng từ giải ngân hợp pháp nhƣng đơn giản hơn và đặc biệt có rất nhiều chƣơng trình về ƣu đãi lãi suất đƣợc tung ra trong giai đoạn này. Ví dụ nhƣ: Sản phẩm cho vay mua nhà, thời gian vay vốn từ 84 tháng nay kéo dài ra 240 tháng, và đƣợc tham gia chƣơng trình “ngôi nhà thân yêu” lãi suất đã giảm đi từ 2% đến 4%. Đồng thời, phòng quản lý bán hàng khối bán lẻ ngày càng đƣa ra nhiều sản phẩm tiện ích và quản lý gắt gao hơn công tác bán hàng của cán bộ tín dụngvà thƣờng xuyên đƣa ra những định hƣớng bán hàng cụ thể cho đội ngũ cán bộ tín dụng và nhân viên các bộ phận. Tất cả những nỗ lực đó đã giúp dƣ nợ của Chi nhánh tăng trƣởng trở lại. Dƣ nợ năm 2013 đạt 270 tỷ, năm 2014 đạt 350 tỷ, tức là trong vòng

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ Dư nợ Phi SXKD Dư nợ SXKD

một năm dƣ nợ đã tăng 80 tỷ đạt tốc độ tăng trƣởng là 29,6%. Tốc độ tăng trƣởng này không phải là lớn nhƣng là dấu hiệu đáng mừng sau cơn bão năm 2012 - 2013.

Chi nhánh Lê Chân hiện đang xếp hạng tín dụng loại E với mức phán quyết tín dụng cho cá nhân là khá nhỏ, dƣới 10 tỷ đồng, trƣờng hợp mức phán quyết tín dụng cao hơn phải trình trụ sở chính phê duyệt. Ngân hàng cũng cho vay doanh nghiệp nhƣng hiện tại Chi nhánh chỉ nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức cấp tín dụng dƣới 30 tỷ đồng do chủ trƣơng của NHCT Việt Nam trong thời kỳ này tại địa bàn Hải Phòng. Trong năm năm vừa qua, Ngân hàng TMCP CT Việt Nam đã tung rất nhiều sản phẩm cho vay với mục đích phi sản xuất kinh doanh nhƣ: cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua, cho vay mua nhà thời gian kéo dài tới 240 tháng, cho vay mua đất, cho vay tiêu dùng với mức cho vay lên tới 2 tỷ đồng nên dƣ nợ phi SXKD luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ, cao nhất là năm 2010, dƣ nợ phi SXKD chiếm 64% trong tổng dƣ nợ. Đồng thời, qua bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy, dƣ nợ phi SXKD tăng đều qua các năm và tăng cao nhất là 600 tỷ, từ mức 1.400 tỷ đồng vào năm 2013 lên đến 2.000 tỷ đồng vào năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)