Phân tích hiệu qua tín dụng trung và dài hạn qua việc đánh giá công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 72)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Phân tích hiệu qua tín dụng trung và dài hạn qua việc đánh giá công tác

tác thẩm định tín dụng tại NHCT Việt Nam Chi nhánh Lê Chân

3.3.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động thẩm định tín dụng

Ngân hàng TMCP CT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân luôn luôn tuân thủ tất cả các văn bản mà Nhà nƣớc và Pháp luật quy định liên quan đến công tác thẩm định tín dụng. Cụ thể là các văn bản của Nhà nƣớc, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan nhƣ:

- Bộ luật dân sự năm 2005

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 - Luật Đất đai năm 2003

- Luật nhà ở năm 2005

- Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/082005 của Chính Phủ về thẩm định giá.

- Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc v/v ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Ngân hàng TMCP CT Việt Nam cũng có một số văn bản liên quan đến công tác thẩm định tín dụng. Đó là các quyết định của của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP CT Việt Nam:

- Định hƣớng chính sách và hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam theo công văn số 07//NVCV - CSCL.13.

- Quyết định số 164/NVQĐ-KDN.05 ngày 07/07/2005 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay.

- Quyết định số 1068/QĐ-PC ngày 13/07/2009 về việc ban hành quy định thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP CT Việt Nam.

- Quyết định số 1069/QĐ-PC ngày 20/10/2009 về việc ban hành quy định sửa đổi bổ sung một số điều tại Quyết định 1068/QĐ-PC ngày 13/07/2009 về giao dịch bảo đảm trong cho vay.

- Quyết định 4766/QĐ-PC ngày 03/10/2011 về Sửa đổi Mục 40 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 6020/QĐ-PC ngày 20/10/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định 3979/QĐ-PC ngày 13/7/2009 về giao dịch bảo đảm trong cho vay.

- Và rất nhiều các văn bản, quy định, quy trình khác về cho vay, cấp giới hạn, cấp bảo lãnh.

3.3.2.2. Quy trình thẩm định tín dụng Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trong bƣớc này CBTĐ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện việc thu thập thông tin và xác minh thông tin.

Thông tin cần thu thập là những thông tin cơ bản về khách hàng vay vốn: bản thân khách hàng, năng lực tài chính, phƣơng án sử dụng vốn, tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng. Dựa trên những thông tin thu thập là giấy tờ, sổ sách, chứng từ CBTĐ sẽ thực hiện việc xác minh, chọn lọc thông tin chính xác và cần thiết nhất.

Thu thập thông tin và xác minh thông tin là công việc xuyên suốt trong quy trình thẩm định tín dụng

Bước 2: Liên hệ với khách hàng hẹn ngày thẩm định Bước 3: Thẩm định thực tế khách hàng vay vốn

Đối với công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng - Chính là việc xác định nguồn thu nhập của khách hàng, nguồn thu nhập đó có từ đâu? Có ổn định?Có đáng tin tƣởng? Khách hàng có nguồn thu nhập từ lƣơng, từ việc bán nhà... CBTĐ đến cơ quan - nơi khách hàng làm việc, đến nơi bất động sản mà khách hàng bán. Khách hàng có nguồn thu nhập từ SXKD, CBTĐ phải đến nơi khách hàng tiến hành công việc kinh doanh của mình.

Đối với công tác thẩm định phương án vay vốn - CBTĐ sẽ tiến hành điều tra bạn hàng của khách hàng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mà khách hàng sản xuất kinh doanh.

Đối với bất động sản - Xác định vị trí của bất động sản; gần những đoạn đƣờng nào, ở vị trí thuận tiện hay bất lợi, quang cảnh môi trƣờng xung quanh, tổng diện tích đất đƣợc phép sử dụng, tổng diện tích sàn xây dựng, tổng diện tích đã sử dụng - chƣa sử dụng, bất động sản mới xây dựng hay đã xây dựng đƣợc nhiều năm, mức độ hao mòn, có hay không có tranh chấp (điều này thể hiện trong văn bản xác nhận của ngƣời đang sống trong khu vực đó). Xác định thêm xu hƣớng phát triển của khu vực có bất động sản đó trong tƣơng lai.

Bước 4: Lập tờ trình thẩm định

Lập tờ trình thẩm định là sản phẩm cuối cùng của toàn bộ công việc thẩm định tín dụng, là cao điểm của nỗ lực và kỹ năng của nhà thẩm định. Tờ trình thẩm định nên đƣợc trình bày rõ ràng, chính xác, sắp xếp đầy đủ các giả thiết, số liệu, các phân tích, các tiến trình, các kết quả và các kết luận đạt đƣợc của nhà thẩm định.

Yêu cầu về kết quả thu thập thông tin

Thông tin do khách hàng cung cấp cần đƣợc chứng minh bằng các chứng từ phù hợp có tính xác thực và hợp lý.

Chứng từ do khách hàng cung cấp là bản sao/ photocopy, nếu chƣa đƣợc đối chiếu thì cán bộ thẩm định cần kiểm tra, đối chiếu với bản chính để đánh giá sự xác thực của chứng từ, kiểm tra chứng từ có dấu hiệu tẩy xóa, cắt dán hoặc các dấu hiệu giả mạo khác hay không.

Trƣờng hợp các thông tin thu thập đƣợc mâu thuẫn hoặc không trùng khớp với nhau mà không xác minh đƣợc thông tin nào là chính xác nhất hoặc không chính xác thì theo nguyên tắc thận trọng, ít rủi ro nhất cho ngân hàng.

Các thông tin cần thu thập

Bảng 3.10. Bảng thông tin về khách hàng vay cần thu thập

Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp

Hồ pháp

- Chứng minh nhân dân/ chứng minh thƣ quân đội, sổ hộ khẩu.

- Giấy phép kinh doanh đƣợc cấp có thẩm quyền cấp.

- Chứng từ chứng minh mối quan hệ với các bên liên quan (nếu có).

- Một số giấy tờ khác nếu cần thiết

- Giấy phép đăng ký kinh doanh đƣợc cấp có thẩm quyền cấp (trên 1 năm)

- Điều lệ của doanh nghiệp

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (nếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Giấy chứng nhận vốn đầu tƣ ban đầu (nếu là doanh nghiệp tƣ nhân)

- Quyết định giao vốn và các văn bản bàn giao tài sản của cục quản lý vốn và tài sản Nhà nƣớc tại doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp Nhà nƣớc

- Quyết định ủy quyền, bổ nhiệm.

Hồ kinh

tế

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh - Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trƣớc liến kề với kỳ vay vốn

- Bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu nhập kho, xuất kho, các chứng từ thanh toán

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trƣớc liến kề với kỳ vay vốn - Bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu nhập kho, xuất kho, các chứng từ thanh toán

- Một số giấy tờ khác Hồ đảm bảo tiền vay - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý, năng lực tài chính của ngƣời bảo lãnh

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý, năng lực tài chính của ngƣời bảo lãnh. - Một số giấy tờ khác nếu cần thiết

(Nguồn: Trung tâm tín dụng cá nhân Ngân hàng TMCP CT Việt Nam 2014 )

Cán bộ thẩm định cần thu thập thật nhiều thông tin về khách hàng nhƣng những thông tin sau là những thông tin cơ bản cần có để tạo nên một bộ hồ sơ vay vốn. Đó là hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ đảm bảo tiền vay đƣợc thể hiện qua bảng trên.

3.3.2.4. Thẩm định phương án vay vốn

Yêu cầu về kết quả thẩm định

Để có một kết quả thẩm định về phƣơng án vay vốn thực sự chất lƣợng thì CBTĐ cần phải xác định đƣợc tính xác thực, tính hợp lý, tính hợp pháp của phƣơng án vay vốn bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Tính xác thực, khả năng cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử

dụng vốn vay trƣớc/ trong/ sau khi giải ngân của khách hàng có hay không? Thời gian thời điểm cung các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay vào lúc nào?

Ngân hàng TMCP CT Việt Nam có xác minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng hay không?

- Tính hợp lý, nhu cầu sử dụng vốn có phù hợp với điều kiện sống/ tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng?

Số liệu đƣợc tính toán dựa trên cơ sơ nào (dựa trên tổng giá trị nhà/ đất, hàng hóa....).

- Tính hợp pháp, mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng theo

quy định của pháp luật hay không ? Cơ sở để xác minh chứng từ là gì?

Thẩm định về phương án sử dụng vốn

1. Thẩm định về phương án sử dụng vốn phi sản xuất kinh doanh

Đối với khách hàng là cá nhân thì mục đích vay vốn của khách hàng là mua nhà/ đất; xây dựng sửa chữa nhà cửa; mua ô tô; du học, tiêu dùng; đầu tƣ chứng khoán. Việc thẩm định phƣơng án sử dụng vốn phi sản xuất kinh doanh khá đơn giản và nhanh chóng và ít rủi ro. Cán bộ thẩm định sẽ xác thực thông tin về tài sản / hàng hóa/ dịch vụ khách hàng cần mua; xác thực thông tin bên bán; xác thực giá cả; xác thực phƣơng án thanh toán. Dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng và các thông tin đã xác thực ở phía trên cán bộ thẩm định có thể bƣớc đầu đƣa ra đƣợc số tiền cho vay, thời gian cho vay, phƣơng thức thanh toán khoản vay.

2. Thẩm định về phương án sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

Để thẩm định phƣơng án sử dụng vốn sản xuất kinh donh, cán bộ thẩm định cần trả lời các câu hỏi định tính: Khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực nào? Sản phẩm là gì? Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm? Thị trƣờng đầu vào có thƣờng xuyên liên tục?

Sau khi xác định đƣợc tính khả thi của phƣơng án sử dụng vốn, tùy vào nhu cầu vay của khách hàng CBTĐ sẽ đề xuất phƣơng thức vay. Có hai phƣơng thức cho vay là cho vay từng lần và vay theo hạn mức tín dụng.

Cho vay từng lần - áp dụng cho nhu cầu vốn không thƣờng xuyên hoặc thời gian vay dài hạn. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thƣơng mại phải thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Đặc điểm của loại cho vay này là khách hàng xin vay món nào thì phải làm thủ tục vay món đó.

Cho vay theo hạn mức tín dụng - áp dụng cho nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên, thời gian vay thƣờng là một năm. Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này là hồ sơ xin vay vốn dùng để xin cho nhiều món vay.

Cách xác định hạn mức tín dụng: Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tƣ vào tài sản lƣu động. Do vậy xác định hạn mức vốn lƣu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp và trên cơ sở khai thác hết nguồn vốn phi ngân hàng khác. Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó có dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn.

3.3.2.5. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Yêu cầu về kết quả thẩm định

- Tính xác thực, khả năng cung cấp chứng từ chứng minh nguồn thu nhập hiện tại ?Ngân hàng TMCP CT Việt Nam có khả năng xác minh nguồn thu nhập đó không?

- Tính hợp lý, nguồn thu nhập có phù hợp với điều kiện sống/ tình hình

sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng?Độ ổn định của nguồn thu nhập trong tƣơng lai có đảm bảo trả nợ không?

- Tính hợp pháp, nguồn thu nhập có đúng theo quy định của pháp luật

không?Cơ sở xác minh nguồn thu nhập là những chứng từ gì

Thẩm định về nguồn thu nhập

1, Thẩm định về nguồn thu nhập phi sản xuất kinh doanh

Nguồn thu nhập là cơ sở để đi vay và trả nợ vay của khách hàng. Bất kể ngƣời đi vay có nhu cầu vay vốn để làm gì (sản xuất kinh doanh hay xây dựng, mua sắm) đều phải chứng minh năng lực tài chính của mình trên cả hai mặt: vay nợ và trả nợ. Nếu ngƣời đi vay chứng tỏ mình có khả năng vay vốn, đồng thời tạo ra nguồn trả nợ để trả nợ thì mới thỏa mãn điều kiện cho vay của ngân hàng.

Nguồn thu nhập của khách hàng đƣợc phân thành nguồn thu nhập phi sản xuất kinh doanh và nguồn thu nhập sản xuất kinh doanh.Nguồn thu nhập phi sản xuất kinh doanh rất dễ để thẩm định, thời gian thẩm định tƣơng đối nhanh và ít có rủi ro cho ngân hàng. Dƣới đây là bảng liệt kê sáu nguồn thu nhập phi sản xuất kinh doanh mà Ngân hàng TMCP CT Việt Nam chấp nhận làm nguồn thu nhập, kèm theo mỗi nguồn thu nhập là những thông tin, chứng từ mà cán bộ thẩm định cần thu thập.

2, Nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh

Nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh là nguồn thu nhập tƣơng đối khó để đánh giá và có nhiều rủi ro cho ngân hàng hơn so với nguồn thu nhập phi sản xuất kinh doanh.Trong công tác thẩm định nội dung này, yêu cầu cán bộ thẩm định phải am hiểu về kế toán, phân tích tài chính doanh nghiệp, phải có cái nhìn bao quát về tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai của khách hàng.

Tài liệu sử dụng cho việc thẩm định nguồn thu nhập này gồm có: - Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo thu nhập.

- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính.

Trong bốn tài liệu trên thì các thông tin trong bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của doanh nghiệp sẽ đƣợc CBTĐ sử dụng tối đa trong việc phân tích các nhóm tỷ số. .

3.3.2.6. Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Các nguyên tắc thực hiện khi thẩm định tài sản đảm bảo

- Nguyên tắc độc lập, ngƣời thẩm định phải thẩm định bất động sản một cách độc lập không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào.

- Nguyên tắc chính trực,ngƣời thẩm định phải thẳng thắn, có chính

kiến rõ ràng khi phân tích các yếu tố tác động trong quá trình thẩm định. Ngƣời thẩm định phải từ chối thẩm định khi xét thấy không có đủ điều kiện để tiến hành thẩm định.

- Nguyên tắc bí mật, không đƣợc tiết lộ thông tin của khách hàng.

- Nguyên tắc khách quan, ngƣời thẩm định phải thẩm định một cách công bằng, tôn trọng sự thật và không đƣợc thành kiến thiên vị trong việc thu thập thông tin để thẩm định.

- Nguyên tắc thận trọng,ngƣời thẩm định phải cân nhắc đầy đủ, thận

trọng các thông tin thu thập đƣợc trƣớc khi đề xuất ý kiến chính thức.

Nội dung thẩm định của tài sản đảm bảo

CBTĐ tập trung thẩm định những nội dung sau: - Chủ sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo

- Quy hoạch sử dụng đất nơi tài sản đảm bảo tọa lạc - Khả năng chuyển nhƣợng của tài sản đảm bảo

- Tình trạng pháp lý, tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo - Định giá bất động sản

1. Thẩm định về chủ sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo

Yêu cầu đặt ra với CBTĐ khi thẩm định nội dung này là phải xác định đƣợc các vấn đề sau:

- Ai là chủ sở hữu, sử dụng bất động sản; có đồng chủ sở hữu, sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)