Từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu luận văn

3.4.1. Từ phía Ngân hàng

- Số lƣợng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm tại chi nhánh còn thiếu dẫn đến chƣa thực sự nắm chắc về chính sách tiền tệ, tài chính ngân hàng, không lƣờng hết đƣợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng. Ngoài ra vẫn còn một số cán bộ lơi là trong công tác kiểm tra sử dụng vốn vay nên dẫn tới khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hay dùng vốn ngắn hạn để đầu tƣ trung dài hạn. Mặt khác do cán bộ tín dụng chuyển công tác hay luân chuyển vị trí khác, các cán bộ tín dụng nhận lại các khoản vay đang trong tình trạng nợ quá hạn thiếu sát sao thu hồi nợ, tinh thần trách nhiệm chƣa cao nên tình hình thu hồi nợ xấu còn yếu.

- Chƣa có chuyên môn hoá trong công tác tín dụng, sự phân công còn thiếu khoa học. Ví dụ nhƣ khâu thẩm định tài sản: Việc đánh giá tài sản cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chƣa đƣợc chính xác dẫn đến làm giảm chất lƣợng tín dụng. Chi nhánh chƣa phân công riêng bộ phận thẩm định tài sản nên dẫn tới khi đánh giá tài sản bảo đảm trƣớc khi cho vay còn thiếu những căn cứ kinh tế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chủ quan của cán bộ tín dụng nên có trƣờng hợp chƣa đƣa ra giá trị chính xác của tài sản bảo đảm, gây thiệt hại khi xảy ra rủi ro, phát mại tài sản. Hay nhƣ chƣa có cán bộ chuyên về dự án đầu tƣ, cán bộ đƣợc đào tạo chuyên ngành kỹ thuật để thẩm định tính

khả thi của dự án nên có trƣờng hợp thẩm định dự án đầu tƣ còn chƣa chính xác, dẫn đến việc đƣa ra quyết định sai lầm hoặc bỏ lỡ một số cơ hội trong kinh doanh.

- Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay còn lơi lỏng, nhiều cán bộ không theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng, đặc biệt trong trƣờng hợp vay tiền mặt. Nhiều trƣờng hợp kiểm tra có chỉ mang tính hình thức, không thƣờng xuyên nên có những món vay khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích mà cán bộ tín dụng không phát hiện kịp thời để thu hồi vốn. + Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng vẫn chƣa thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lƣợng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.

- Hệ thống thông tin tín dụng còn yếu, chất lƣợng cung cấp thông tin chƣa cao, chƣa kịp thời. Vì vậy cán bộ tín dụng thƣờng phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.

- Công tác marketing ngân hàng tuy bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng so với yêu cầu cũng hạn chế. Điều này ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn và tìm kiếm khách hàng. Công tác huy động vốn còn thiếu nhanh nhạy nên dẫn đến thiếu vốn, chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam với lãi suất cao, làm cho hiệu quả kinh doanh chƣa thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)