Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng tiền gửi Tiền gửi từ dân cƣ Tiền gửi từ TCKT Năm 2010 Số dƣ 3.500 2.150 1.350 Tỷ trọng (%) 100 61,4 38,6

Năm 2011 Số dƣ 4.000 2.500 1.500 Tỷ trọng (%) 100 62,5 37,5 Năm 2012 Số dƣ 4.780 2.670 2.110 Tỷ trọng (%) 100 55,9 44,1 Năm 2013 Số dƣ 5.780 3.730 2.050 Tỷ trọng (%) 100 64,6 35,4 Năm 2014 Số dƣ 7.440 5.480 1.960 Tỷ trọng (%) 100 73,7 26,3 Chênh Lệch 2011/2010 Tuyệt đối 500 350 150 Tỷ lệ (%) 14,3 16,3 11,1 2012/2011 Tuyệt đối 780 170 610 Tỷ lệ (%) 19,5 6,8 40,6 2013/2012 Tuyệt đối 1.000 1.060 -60 Tỷ lệ (%) 20,9 39.7 -2,9 2014/2013 Tuyệt đối 1.660 1.750 -90 Tỷ lệ (%) 28,7 46,9 -4,4 (Nguồn: Phòng Tổng hợp năm 2010, 2011, 2102, 2013, 2014)

Hình 3.2. Biểu đồ nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2010-2014

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng tiền gửi

Tiền gửi từ dân cư

Trên thực tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải có vốn. Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình kinh doanh đặc biệt (hoạt động kinh doanh trong linh vực tiền tệ) do vậy nhu cầu vốn đối với ngân hàng thƣơng mại là yếu tố quan trọng để có thể hoạt động đƣợc. Tuy nhiên khác với doanh nghiệp khác nguồn vốn chính của ngân hàng thƣơng mại là vốn huy động. Do vậy để mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng thƣơng mại cần mở rộng nghiệp vụ huy động vốn nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng mình đối với ngân hàng khác.

Chi nhánh Lê Chân đã không ngừng cố gắng và đạt đƣợc những kết quả khả quan trong 5 năm trở lại đây.

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tiền gửi (số dƣ huy động) tăng đều qua các năm, tính đến cuối tháng 12 năm 2014 tổng tiền gửi đạt 7.440 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng số dƣ huy động ngày càng tăng cao qua các năm. Mặc dù từ năm 2010, Ngân hàng TMCP CT Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác cùng nằm trong tình trạng nền kinh tế suy thoái nhƣng với lịch sử hình thành và phát triển hơn hai mƣơi năm cùng thƣơng hiệu uy tín Ngân hàng TMCP CT Việt Nam nói chung và chi nhánh Lê Chân nói riêng vẫn cố gắng duy trì mức tăng tiền gửi của khách hàng một cách ổn định.

Trong tổng nguồn tiền gửi thì tiền gửi từ dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi từ TCKT. Năm 2012, tiền gửi từ dân cƣ là 2.670 tỷ đồng, năm 2013 là 3.730 tỷ đồng, tăng 39,7 % so với năm 2012. Năm 2014, số dƣ huy động là 5.480 tỷ đồng, tăng 46,9 % so với năm 2013. Ngƣợc lại, tiền gửi từ TCKT lại giảm qua các năm. Năm 2012, tiền gửi từ TCKT đạt 2.110 tỷ đồng, năm 2013 là 2.050 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng -2,9% so với năm 2012.

Nguồn vốn huy động của dân cƣ là nguồn vốn khá ổn định nên Ngân hàng TMCP CT Việt Nam cũng nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại khác rất chú trọng đến việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi này. Những năm trở lại đây, lãi suất huy động vốn từ dân cƣ khá cao luôn đạt ở mức 7%/năm. Ngoài ra, để thu hút khách hàng ngân hàng còn có rất nhiều chƣơng trình khuyến mại, bốc thăm trúng thƣởng.

Nếu nhƣ cá nhân gửi tiết kiệm ngân hàng là nhằm mục đích sinh lời thì các TCKT gửi tiền để phục vụ cho những giao dịch với đối tác, mà hoạt động sản xuất kinh doanh thƣờng đƣợc đẩy mạnh vào cuối năm nên nguồn vốn huy động từ TCKT thƣờng giảm vào cuối năm. Nguồn vốn từ TCKT qua các năm có giảm nhƣng giảm không đáng kể và thƣờng giảm vào dịp cuối năm. Do khách hàng doanh nghiệp thƣờng rút vốn để đầu tƣ làm ăn vào dịp cuối năm, khi ngày tết sắp đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 58 - 61)