Hiệu quả tín dụng qua việc đánh giá thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 25)

5. Kết cấu luận văn

1.3.3. Hiệu quả tín dụng qua việc đánh giá thẩm định tín dụng

1.3.3.1. Khái niệm thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là công việc thu thập, thẩm định, phân tích các thông tin, chứng từ, tài liệu để xác minh hoặc làm rõ các nội dung liên quan đến hồ sơ tín dụng. Từ đó, CBTD đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phƣơng án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.

1.3.3.2. Mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm quyết định cho vay.Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:

- Giúp đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của phƣơng án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

- Giúp CBTD và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm đƣợc xác suất hai loại sản phẩm sai lầm trong cho vay: cho vay phƣơng án tồi và từ chối cho vay đối với một phƣơng án tốt.

1.3.3.3. Phương pháp và cơ sở thẩm định tín dụng

Có hai phƣơng pháp thẩm định: phƣơng pháp thẩm định trực tiếp và phƣơng pháp thẩm định gián tiếp. Trong quá trình thẩm định tín dụng, tùy vào nội dung, quy định thẩm định để có phƣơng pháp thẩm định phù hợp, có thể sử dụng một hoặc cả hai phƣơng pháp.Đối với cho vay có tài sản đảm bảo thì công tác thẩm định thƣờng sử dụng cả hai phƣơng pháp. Phƣơng pháp thẩm định trực tiếp đƣợc hiểu là trực tiếp tiếp xúc/ trao đổi/ phỏng vấn khách hàng, hoặc trực tiếp đến nơi vay vốn sẽ đƣợc sử dụng, nơi tạo ra thu nhập, nơi tài sản tọa lạc... để thẩm định.Phƣơng pháp thẩm định gián tiếp đƣợc hiểu là hình thức thẩm định thông qua chứng từ hoặc internet/ báo đài/ điện thoại hoặc

bằng các phƣơng pháp khác mà không cần làm việc trực tiếp với khách hàng tại các địa điểm làm việc/ nơi ở/ nơi tạo ra thu nhập của khách hàng.

Cơ sở thẩm định dựa trên Luật, nghị định, quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà Nƣớc, Quy chế cho vay của mỗi Ngân hàng Thƣơng mại... Cơ sở thẩm định còn dựa trên những thông tin, chứng từ thu thập đƣợc nhờ hai phƣơng pháp thẩm định trên.

1.3.3.4. Những nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là cung cấp thông tin để quyết định cho vay và giảm xác suất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất của phƣơng án sản xuất kinh doanh và ƣớc lƣợng hay kiểm soát rủi ro ảnh hƣởng tới khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Những nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng, bao gồm.

Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Đối với khách hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm trả đƣợc nợ khi đến hạn, do đó giữ đƣợc uy tín cũng nhƣ những cam kết đã thoả thuận. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng nhƣ chủ quan, bản thân khách hàng không thể đánh giá đƣợc chính xác khả năng tài chính của mình. Do vậy, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm điều này, khi làm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về nguồn thu nhập của khách hàng. Nếu là nguồn trả nợ từ lƣơng, sẽ là bảng lƣơng, nếu là nguồn trả nợ từ SXKD sẽ là BCTC của các kỳ gần nhất. Đồng thời, dựa vào sao kê tài khoản công ty để xác định nguồn tiền, dòng tiền, doanh thu của doanh nghiệp.

Thẩm định phương án vay vốn

Các doanh nghiệp khi lập PA SXKD thƣờng có khuynh hƣớng thổi phồng doanh thu và giảm chi phí sao cho mới nhìn vào PA SXKD có vẻ rất

khả thi và hiệu quả. Vì vậy ngân hàng phải phân tích và thẩm định lại PA SXKD xem mức độ tin cậy và từ đó đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Thông thƣờng việc phân tích PA SXKD đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Bước 1. Đánh giá các nội dung chính của PA SXKD:

Mục tiêu đầu tƣ của PA SXKD là gì? Khách hàng có thực sự cần thiết đầu tƣ hay không?Qui mô vốn đầu tƣ là bao nhiêu?Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của PA SXKD? Phƣơng án tiêu thụ sản phẩm nhƣ thế nào? Thời gian dự kiến thực hiện phƣơng án trong bao lâu? Phân tích về thị trƣờng và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra

Bước 2. Đánh giá nhu cầu sản phẩm của PA SXKD

Nhu cầu trên thị trƣờng về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phƣơng án nhƣ thế nào. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm hiện tại nhƣ thế nào? Dự tính tổng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai đối với sản phẩm, dịch vụ của phƣơng án là bao nhiêu? Khả năng sản phẩm của phƣơng án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng?

Bước 3. Đánh giá về cung sản phẩm

Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nƣớc hiện tại của sản phẩm nhƣ thế nào? Mức độ biến động dự đoán của thị trƣờng trong tƣơng lai khi có các phƣơng án khác thay thế, đối tƣợng khác cùng tham gia vào thị trƣờng sản phẩm, dịch vụ đầu ra nhƣ thế nào? Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trƣởng dự kiến về tổng cung sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu? Có đánh giá đƣợc khả năng cạnh tranh của các hãng, doanh nghiệp khác hay không?

Bước 4. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Để đánh giá về khả năng đạt đƣợc các mục tiêu thị trƣờng cần tiến hành thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm phƣơng án đối với từng loại thị trƣờng: Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, xu hƣớng tiêu thụ hay không? Giá cả, hình thức, chất lƣợng của sản phẩm?

Sản phẩm của phƣơng án dự kiến đƣợc tiêu thụ theo phƣơng thức nào? Có cần hệ thống phân phối không? Mạng lƣới phân phối của sản phẩm phƣơng án đã đƣợc xác lập hay chƣa? Có phù hợp với đặc điểm của thị trƣờng hay không? Ƣớc tính chi phí thiết lập mạng lƣới phân phối là bao nhiêu?

Bước 6. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của phương án.

Khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất ? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào? Quan hệ tín dụng của khách hàng và nhà cung cấp? Biến động về giá mua nguyên vật liệu?

Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

CBTĐ tập trung thẩm định những nội dung sau: - Chủ sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo.

- Quy hoạch sử dụng đất nơi bất động sản tọa lạc. - Khả năng chuyển nhƣợng của tài sản đảm bảo.

- Tình trạng pháp lý, tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo. - Định giá tài sản đảm bảo.

1.3.3.5. Chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Quan điểm về chất lượng thẩm định tín dụng

Chất lƣợng thẩm định tín dụng thể hiện mức độ tin cậy và phù hợp trong việc lựa chọn, áp dụng các phƣơng pháp, quy trình, nội dung và tổ chức thực hiện thẩm định nhằm đƣa ra quyết định cấp tín dụng một cách chính xác với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất, vừa thỏa mãn nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng vừa tối đa lợi ích của ngân hàng. Bên cạnh đó, chất lƣợng và hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào CBTD. Công tác thẩm định tín dụng đạt chất lƣợng khi nó giúp cho quyết định của Ngân hàng trong việc cho vay là đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ, không phát

sinh nợ quá hạn và vẫn đảm bảo lợi ích của khách hàng với lãi suất phù hợp và các chính sách ƣu đãi thích đáng.

Một số tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng

Kết quả thẩm định tín dụng đƣợc dùng làm cơ sở quan trọng để xem xét chất lƣợng cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, chất lƣợng thẩm định tín dụng, xét đến cùng, đƣợc đánh giá thông qua kết quả thẩm định đối với từng nội dung cụ thể liên quan đến năng lực tài chính, phƣơng vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng. Nó đƣợc thể hiện thông qua việc làm cụ thể của cán bộ thẩm định, đánh giá về tài sản của cán bộ thẩm định, chất lƣợng tín dụng của khách hàng vay vốn, đảm bảo khả năng thu nợ, thu lãi đúng hạn. Chất lƣợng thẩm định tín dụng cao hay thấp đƣợc thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhau. Có cả tiêu chí mang tính định tính và tiêu chí mang tính định lƣợng.

* Tiêu chí mang tính định tính

1, Quản trị công tác thẩm định tín dụng

Việc tổ chức, điều hành công tác thẩm định tín dụng nếu đƣợc xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy đƣợc năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng và ngƣợc lại. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có sự phân cấp quản lý trong thẩm định tín dụng, nhằm đảm bảo tính chủ động và chất lƣợng trong thẩm định.

2, Phương pháp và quy trình thẩm định

Phƣơng pháp sử dụng và quy trình thẩm định tín dụng là cách thức, trình tự tiến hành thẩm định nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra đối với công tác thẩm định. Có thể khẳng định rằng, thẩm định sẽ không thể có chất lƣợng nếu tiến hành không có những phƣơng pháp phù hợp với những nội dung cụ thể, và không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc thẩm định tài sản.

Công tác thẩm định luôn đƣợc thực hiện theo một quy trình cụ thể. Đối với mỗi hồ sơ vay vốn, mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một cách cụ thể các nội dung của hồ sơ vay vốn, tổng hợp các nội dung này chúng ta có đƣợc sự đánh giá toàn diện của món vay. Trong quá trình thẩm định không thể cùng một lúc thẩm định đƣợc tất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bƣớc bởi vì công tác thẩm định là nghiệp vụ đòi hỏi tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau đòi hỏi có sự phân công sắp xếp, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng nhƣ mối liên hệ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện.

3, Nội dung thẩm định

Về nguyên tắc, khi thẩm định tín dụng phải thẩm định tính pháp lý, tính hợp lý, tính thực tế của món vay… đồng thời xem xét vấn đề trong mối quan hệ với các sự kiện bên ngoài khác có liên quan.

Nội dung thẩm định đã đƣợc trình bày ở mục 1.3.4, nội dung thẩm định bao gồm:

- Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. - Thẩm định phƣơng án vay vốn.

- Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay.

Chất lƣợng thẩm định tốt chỉ khi cán bộ nắm bắt thật chắc các quy định hiện hành liên quan đến các nội dung thẩm định và ngƣợc lại.

4, Tiêu chí về chất lượng thông tin phục vụ quá trình thẩm định

Thẩm định tín dụng đƣợc tiến hành trên cơ sở thông tin thu thập từ nhiều nguồn. Vì thế thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho việc thẩm định đƣợc thành công. Việc thu thập các thông tin đúng, đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác món vay, việc đánh giá chính xác món vay là cơ sở để ra quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời, bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, thể hiện tinh thần hợp tác của ngân hàng đối với khách hàng trong quá trình cho vay.

1, Tiêu chí phản ánh sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực hiện. */ Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

Trong quá trình cho vay, khách hàng có thể trả nợ tốt hoặc trả nợ không đúng hạn một phần gốc hoặc toàn bộ gốc và hoặc lãi không đúng hạn hoặc không trả nợ đƣợc tạo ra những nhóm nợ nhƣ:

- Nợ đủ tiêu chuẩn - là nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc phân loại vào nhóm 1.

- Nợ cần chú ý - là nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và đƣợc phân loại vào nhóm 2

- Nợ dƣới tiêu chuẩn - là nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và đƣợc phân loại vào nhóm 3.

- Nợ nghi ngờ - là nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và đƣợc phân loại vào nhóm 4.

- Nợ có khả năng mất vốn - là nợ quá hạn trên 360 ngày và đƣợc phân loại vào nhóm 5.

Nợ xấu bao gồm nợ nhóm 4 và nhóm 5.Những nhóm nợ, tỷ lệ nhóm nợ này trên tổng dƣ nợ phần nào thể hiện chất lƣợng thẩm định tín dụng của ngân hàng. Cụ thể:

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ = Nợ xấu (1.1)

Tổng dƣ nợ Ngân hàng

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động thẩm định tín dụng vì vậy việc phân tích và đánh giá tỷ lệ nợ xấu là rất quan trọng, nó chi biết khả năng thu hồi gốc và lãi của ngân hàng (thông thƣờng tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chất lƣợng hoạt động tín dụng thấp).

*/ Tỷ lệ nợ xấu có nguồn thu nhập từ SXKD/ tổng nợ xấu

Khi thẩm định món vay, một trong những nội dung mà CBTĐ cần tiến hành là thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng với mục đích đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay. Nguồn trả nợ của khách hàng vay chính là nguồn thu nhập phi sản xuất kinh doanh (thu nhập từ lƣơng, bán tài sản, cổ tức...) và

nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh. Nếu tỷ lệ nợ xấu có nguồn tu nhập từ SXKD/ tổng nợ xấu cao hơn 0.5 thể hiện công tác thẩm định nguồn thu nhập từ SXKD của khách hàng chƣa cao.

Tỷ lệ nợ xấu có nguồn thu nhập từ SXKD / tổng

nợ xấu =

Nợ xấu có nguồn thu nhập từ SXKD

(1.2) Tổng nợ xấu

1, Tỷ */ Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị được định giá

Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo tại một thời điểm là một trong những cơ sở để các tổ chức tín dụng xác định số tiền cho vay đối với khách hàng vay. Xác đinh giá trị tài sản đảm bảo phải dựa trên nguyên tắc sát với giá trị thị trƣờng hoặc giá do Nhà nƣớc quy định, điều này tùy thuộc vào từng hình thức đảm bảo và tài sản làm vật đảm bảo (1.3).

Giá trị thị trƣờng của tài sản bảo đảm là khoản tiền trao đổi ƣớc tính vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là ngƣời bán sẵn sàng trao đổi với một bên là ngƣời mua, sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai mà tại đó các bên hành động một cách khách quan và không bị ép buộc. Hiện nay, NHNN đã cho phép các NHTM tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản thế chấp cầm cố bảo đảm tiền vay của doanh nghiệp đi vay. Do đó, định giá tài sản sao cho sát với giá thị trƣờng là một vấn đề quan trọng đặt ra cho ngân hàng. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 (tức là cán bộ thẩm định đã định giá TSĐB thấp hơn giá trị thực tế của TSĐB), điều này sẽ ảnh hƣởng tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)