Phân tích hiệu quả tín dụng trung và tại chi nhánh Viettinbank Lê Chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 67 - 72)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Phân tích hiệu quả tín dụng trung và tại chi nhánh Viettinbank Lê Chân

3.3.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng trung và dài hạn, mức sinh lời Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Viettinbank chi nhánh Lê Chân

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (Triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%)

Doanh số cho vay 5.152.717 6,01 4.906.731 -3,61 5.276.155 7,62 Doanh số thu nợ 4.716.005 5,12 4.869.950 1,94 4.915.498 2,38 Dƣ nợ cho vay 1.652.814 5,40 1.791.394 8,26 1.993.874 10,94

Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm từ 2012 - 2014 của Chi nhánh Lê Chân

Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Lê Chân tăng trƣởng khá nhanh qua các năm trong giai đoạn 2012-2014. Nếu nhƣ cuối thời điểm năm 2012 dƣ nợ cho vay toàn chi nhánh mới ở mức 1.652 tỷ thì đến năm 2014 là 1.993 tỷ tăng 341 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ là 13,94%.

Trong giai đoạn 2012- 2014 mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhƣng tăng trƣởng tín dụng vẫn ở mức khá cao năm 2012 doanh số cho vay rang trƣởng 6,01% đến năm 2014 tăng 7,62%. Doanh số thu nợ trong giai đoạn này tăng bình quân 3,76%.

Thứ hai, lãi treo và tỷ lệ lãi treo trong tổng thu lãi

Lãi treo là một phần của tổng thu từ lãi cho vay, là lãi của các khoản nợ quá hạn, ngân hàng vẫn hạch toán vào thu nhập tuy nhiên thực tế chƣa thu đƣợc và rủi ro không thu hồi đƣợc là khá cao, lãi treo tăng lên dẫn đến thu nhập thực tế cho vay khách hàng của ngân hàng có thể bị giảm xuống nếu không thu hồi đƣợc các khoản lãi này, hiệu quả cho vay bị ảnh hƣởng theo hƣớng tiêu cực.

Bảng 3.6. Tỷ lệ lãi treo trong tổng lãi

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị Giá trị Tăng trƣởng (%) Giá trị Tăng trƣởng (%)

1. Thu lãi cho vay 185 227 22,7 277 22

2. Lãi treo 7,2 11,3 13

3. Tỷ lệ lãi treo/ Tổng thu lãi (%) 3,89 4,97 4,69

Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm từ 2012 - 2014 của Chi nhánh Lê Chân Thứ ba, Tốc độ chu chuyển vốn

Việc luân chuyển vốn của NHTM có ý nghĩa quan trọng. Nó cho thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thu nợ gốc và lãi của các NHTM. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của NHTM đó càng cao, chất lƣợng tín dụng càng đảm bảo

Bảng 3.7. Tình hình vòng vay vốn tín dụng

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Doanh số thu nợ Triệu đồng 4.716.005 4.869.950 4.915.498

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,33 2,47 3,62

Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm từ 2012 - 2014 của Chi nhánh Lê Chân

Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay tín dụng tại ngân hàng Viettinbank chi nhánh Lê Chân tăng dần qua các năm. Nếu nhƣ năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 3,33 đến năm 2014 tăng lên 3,62 vòng. Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh hơn cho thấy khả năng thu hồi vốn tín dụng càng cao, rủi ro ít hơn và chất lƣợng tín dụng cao hơn.

3.3.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn Thứ nhất, Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Vấn đề nợ quá hạn là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng quan tâm và thƣờng gặp phải khi cấp tín dụng. Đây là chỉ trọng nhất phản ánh chất lƣợng tín dụng của NHTM đồng thời là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh độ rủi

ro mà ngân hàng đó gặp phải. Dƣ nợ đƣợc tăng trƣởng một cách dễ dàng sẽ càng tăng mức độ rủi ro phát sinh nợ quá hạn.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng” và quyết định số 18/2007QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hang của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005” và các thông tƣ,văn bản hƣớng dẫn về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì dƣ nợ của các tổ chức tín dụng đƣợc chia làm 05 nhóm, trong đó nợ xấu đƣợc hiểu là các khoản nợ từ nhóm 3, 4, 5 đƣợc phân nhóm rất cụ thể. Việc phân loại nợ mới của NHNN vừa dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay đã làm cho các NHTM phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lƣợng tín dụng.

Bảng 3.8. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Lê Chân giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Tổng dƣ nợ 1.652.814 1.791.394 1.983.874 2. Nợ quá hạn 11.543 3.855 13.200 3.Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dƣ (%) 0,69 0,41 0,66

Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm từ 2012 - 2014 của Chi nhánh Lê Chân Thứ hai, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Tại Việt Nam các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Nợ đƣợc phân thành 05 nhóm, về cơ bản theo thời gian quá hạn nhƣ sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dƣới 10 ngày.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Nợ từ nhóm 03 đến nhóm 05 đƣợc quy định là nợ xấu, các khoản nợ này quá hạn thời gian tƣơng đối dài, việc thu hồi là rất khó khăn và tốn nhiều chi phí…

Bảng 3.9. Tỷ lệ nợ đóng theo nhóm Viettinbank Lê Chân giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 1.652.814 100 1.791.394 100 1.993.874 100 Nợ nhóm 1 1.641.271 99,3 1.787.539 99,79 1.980.674 99,34 Nợ nhóm 2 6.280 0,38 770 0,04 0 Nợ nhóm 3,4,5 5.263 0,32 3.085 0,17 13.200 0,66

Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm từ 2012 - 2014 của Chi nhánh Lê Chân

Rủi ro tín dụng đƣợc chi nhánh Lê Chân kiểm soát khá chặt chẽ để duy trì chất lƣợng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng số dƣ nợ ở chi nhánh ở mức độ khá thấp (dƣới 1%) thấp nhất là năm 2013. Sang năm 2014 tỷ lệ nợ xấu ở chi nhánh tăng nhiều cụ thể tăng 10.115 triệu đồng điều đó khiến cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng lên mức 0,66%. Tuy nhiên xét trên tổng thể hoạt động TD tại chi nhánh cho thấy chất lƣợng TD tƣơng đối tốt luôn trong tầm kiểm soát (<1%) tỷ lệ này luôn thấp hơn tỷ lệ của toàn hệ thống ngân hàng.

Để đạt đƣợc điều đó là do Chi nhánh một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định và rà soát các khoản vay đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế, kịp thời đôn đốc các khoản vay đến hạn trả gốc và lãi, thƣờng xuyên nắm bắt thông tin khách hàng, làm tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay kịp thời phát hiện những vấn đề có thể dẫn đến hoặc tiềm ẩn nợ quá hạn. Mặt khác Chi nhánh luôn tích cực và có nhiều biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn cƣơng quyết và xử lý dứt điểm nợ nhóm 2 hạn chế thấp nhất việc chuyển nhóm nợ sang nhóm cao hơn, cũng nhƣ có những chế tài đối với chất lƣợng nợ tại 2 phòng khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lê chân, hải phòng​ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)