Cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển SPDV NHHĐ tại Agribank Thái Nguyên, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét về những cơ hội và thách thức trong việc phát triển SPDV như sau:

4.1.1.1. Cơ hội

Một trong những ưu thế nổi bật của Agribank Thái Nguyên mà các NHTM khác trên địa bàn chưa có được đó chính là mạng lưới hệ thống rộng lớn, có độ phủ địa bàn. Trong khi phần nhiều các NHTM khác trên địa bàn mới chủ yếu phát triển ở các khu đông dân cư như Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công thì Agribank Thái Nguyên lại có một mạng lưới hệ thống các chi nhánh gồm 01 văn phòng Hội sở, 10 chi nhánh loại II, 19 phòng giao dịch trực thuộc. Đây là một cơ hội Agribank có thể kế thừa để phát triển dịch vụ.

Bên cạnh bộ phận nghiệp vụ ngân hàng như kế toán, tín dụng, Agribank đã thành lập Ban Nghiên cứu phát triển SPDV, Trung Tâm CNTT, Trung tâm Thẻ và Ban Truyền thông. Điều này đã mang lại cho Agribank những cơ hội thuận lợi để phát triển các SPDV NHHĐ.

So với các NHTM khác trên địa bàn, Agribank đã trở thành người bạn đồng hành cùng Tam Nông trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển. Có thể nói, đội ngũ cán bộ nhân viên nắm vững địa bàn, thông thạo tiếng địa phương, am hiểu phong tục tập quán, có mối quan hệ gần gũi với khách hàng là một lợi thế rất lớn của Agribank. Ngoài ra, với tư cách là một NHTM 100% vốn Nhà nước, Agribank đã có được sự tin cậy của một lượng lớn khách hàng nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng khang trang, nền tảng công nghệ hiện đại cũng là một lợi thế của Agribank Thái Nguyên trong phát triển các SPDV NHHĐ.

Đề án chiến lược phát triển dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030 là một tiền đề quan trọng nhằm tạo ra những bứt phá cho Agribank Thái Nguyên trong phát triển SPDV NHHĐ. Trên cơ sở những mục tiêu, giải pháp chung, cụ thể và đồng bộ, Agribank Thái Nguyên có thể kế thừa, thúc đẩy phát triển SPDV NHHĐ dựa trên nền tảng CNTT của Agribank Việt Nam

4.1.1.2. Thách thức

Mặc dù trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã có sự khởi sắc, xong nhìn chung, với một tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc có phần lớn dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp nên đối tượng khách hàng chủ yếu của Agribank là nhóm khách hàng có thu nhập thấp hơn so với khu vực thành thị, vì thế tập quán và thói quen sử dụng SPDV NHHĐ của khách hàng còn yếu. Đặc biệt là thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tâm lý ngại công khai hóa thu nhập là rào cản lớn trong việc phát triển SPDV NHHĐ hướng đến thanh toán không dùng tiền mặt. Trình độ cũng như khả năng tiếp cận các thiết bị CNTT hiện đại còn hạn chế nên việc sử dụng những thiết bị công nghệ (ATM, Internet, Smartphone) còn gặp nhiều khó khăn.

Việc triển khai một số SPDV NHHĐ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là sự gian lận, giả mạo thẻ, gian lận chuyển tiền qua kênh phân phối Mobile, Internet, gian lận và rủi ro trong thanh toán phục vụ thương mại điện tử nên phần nhiều khách hàng trên địa bàn vẫn có tâm lý ngại sử dụng.

Áp lực cạnh tranh từ các NHTM Nhà nước cũng như những NHTM cổ phần khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn, kể cả thị trường khu vực nông thôn. Một số NHTM sau khi phát triển mạnh mẽ ở địa bàn đô thị đã bắt đầu mở rộng thị phần sang khu vực nông thôn (Vietcombank, Techcombank, Viettinbank đang mở thêm nhiều chi nhánh/ phòng giao dịch ở các huyện thuộc Tỉnh). Bên cạnh đó, cùng với sự thay đổi về công nghệ và khuôn khổ pháp lý, Agribank không chỉ cạnh tranh với các

NHTM mà còn là đứng trước áp lực cạnh tranh với các đơn vị trung gian thanh toán, công ty viễn thông trong lĩnh vực thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)