STT Mẫu Số lượng mẫu (n) Cơ cấu(%)
1 Cán bộ nhân viên 206 48
2 Khách hàng 226 52
Tổng số 432 100
Như vậy, tác giả luận văn chọn số lượng mẫu để thực hiện điều tra dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn là 432 mẫu. Nơi diễn ra khảo sát là Agribank chi nhánh Thái Nguyên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Thời gian
n = 520 1 + 520*e2 n = 426 1 + 426*e2
khảo sát là từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2019. Mẫu phiếu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 1 và 2.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp, tác giả sẽ tiến hành thu thập và xử lý thông tin. Để việc xử lý được tối ưu, đảm bảo độ chính xác cao, tác giả luận văn sử dụng các phần mềm Excel để xử lý và tính toán các dữ liệu. Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn thông tin sẽ được tổng hợp, tính toán, thống kê và thể hiện dưới dạng bảng biểu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Trên cơ sở những số liệu đã được xử lý thông qua Excel và được thể hiện cụ thể thông qua các bảng biểu, tác giả luận văn sẽ sử dụng phương pháp chi tiết và phương pháp so sánh các chỉ số để đánh giá chất lượng SPDV của Agribank. Cụ thể:
Phương pháp chi tiết theo thời gian: Tác giả đã sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá tình hình phát triển các SPDV NHHĐ qua các năm khác nhau, qua đó thấy được thực trạng, cũng như tiềm năng của từng nhóm SPDV NHHĐ để đưa ra những giải pháp phù hợp trong việc phát triển các SPDV NHHĐ.
Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng so sánh tương đối và phương pháp so sánh tuyệt đối qua tưng thời kỳ, từng giai đoạn của các nhóm SPDV NHHĐ khác nhau để đánh giá các nhóm SPDV NHHĐ về mặt tỷ trọng, mức độ phát triển, xu hướng phát triển cũng như sự ảnh hưởng của nhóm dịch vụ đó đến tổng thể các SPDV NHHĐ.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài khảo sát 4 nhóm SPDV NHHĐ trên cơ sở các chỉ tiêu nghiên cứu gồm:
Chỉ tiêu 1. Số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng
một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển các SPDV. Nó đánh giá sự phát triển theo xu hướng mở rộng dịch vụ của ngân hàng hướng đến phục vụ những nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng. Bởi vậy, nếu số lượng các SPDV càng lớn, sự gia tăng số lượng các SPDV hiện đại càng nhanh sẽ phản ánh sự phát triển các SPDV càng đa dạng và NH càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng đầy đủ hơn. Điều đó làm tăng khả năng thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Chỉ tiêu 2: Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Chất lượng SPDV, sự nâng cấp, cải tiến chất lượng SPDV là tiêu chí phản ánh sự phát triển SPDV theo chiều sâu. Nếu chỉ chú trọng đến phát triển SPDV theo chiều rộng (mở rộng quy mô số lượng, thúc đẩy sự gia tăng các SPDV) mà không chú trọng đến việc phát triển SPDV theo chiều sâu thì càng mở rộng phát triển số lượng, ngân hàng sẽ càng đối diện với nguy cơ rủi ro.
Chất lượng SPDV phản ánh mức độ thoả mãn của khách hàng về dịch vụ. Sự thỏa mãn này được đánh giá thông qua các yếu tố: tiện ích của dịch vụ; sự đáp ứng nhu cầu khách hàng của dịch vụ; việc thao tác, sử dụng các SPDV có đơn giản, dễ thực hiện và nhanh chóng hay không; mức độ an toàn và bảo mật thông tin khi sử dụng SPDV.SPDV nào đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng sẽ được đánh giá là dịch vụ có chất lượng cao. Một ngân hàng có số lượng SPDV lớn, trong đó có nhiều SPDV chất lượng cao sẽ thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín và vị thế của mình trên thị trường.
Chỉ tiêu 3: Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng SPDV cũng là một tiêu chí thể hiện sự phát triển SPDVNH. Số lượng khách hàng sử dụng SPDV càng nhiều chứng tỏ dịch vụ đó đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thích ứng được với thị trường và ngược lại.
Sự tăng trưởng doanh số của từng loại SPDV qua các thời kỳ thể hiện sự phát triển của từng loại hình dịch vụ cũng như mức độ đầu tư, đẩy mạnh phát triển của ngân hàng. Doanh số này phản ánh sự thay đổi về số lượng, chất lượng, giá thành dịch vụ… Ví dụ: Sự tăng trưởng doanh số SPDV thẻ qua từng thời kỳ liên quan đến số loại dịch vụ thẻ mới được cung ứng, số lượng thẻ phát hành (bao gồm cả dịch vụ thẻ đã có trước và dịch vụ thẻ được bổ sung), số lượng thẻ đang hoạt động, số các giao dịch qua thẻ, chi phí dịch vụ giao dịch qua thẻ…
Chỉ tiêu 5: Thu nhập từ sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Sự tăng trưởng của thu nhập SPDV được tính bằng sự chênh lệch trong thu nhập từ SPDV giữa thời kỳ được tính toán so với thời kỳ trước. Bởi vậy, sự tăng trưởng của thu nhập phản ánh hiệu quả của việc phát triển SPDV của ngân hàng. Mức tăng trưởng càng cao thì phản ánh tốc độ phát triển của SPDV đó càng lớn, nguồn thu nhập từ SPDV đó càng nhiều và ngược lại.
Công thức tính:
Thu nhập từ SPDV = Doanh thu từ hoạt động SPDV - Chi phí cho các hoạt động SPDV đó.
Chỉ tiêu 6. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ:
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng là tiêu chí phản ánh sự phát triển SPDV theo chiều sâu. Sự tăng trưởng thu nhập SPDV phản ánh sự phát triển dịch vụ. Sự tăng trưởng được thể hiện thông qua sự gia tăng về tỷ lệ thu nhập hoạt động dịch vụ. Tỷ lệ này được tính như sau:
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ =
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI AGRIBANK THÁI NGUYÊN 3.1. Tổng quan về Agribank tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)ra đời theo Nghị quyết số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Sau hơn ba mươi năm hoạt động, Agribank đã trải qua ba lần đổi tên: Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước, có thời hạn hoạt động là 99 năm.
Ngay từ ngày mới thành lập, Agribank luôn là ngân hàng tiên phong, giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trong tương quan so sánh với các NHTM nhà nước khác (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TNHH Một thành viên Xây dựng, Ngân hàng TNHH Một thành viên Đại Dương (Oceanbank), NH TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), NH Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP), và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), Agribank hiện là một trong Top những NHTM nhà nước lớn nhất cả nước với tổng tài sản tính đến ngày 31/12/ 2018 là 1.300.000 tỷ đồng, quy mô nguồn vốn đạt gần 1.200.000 tỷ đồng, số vốn điều lệ là 30.472.983 triệu đồng.
Tính đến thời điểm cuối năm 2018, Agribank có trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội, 03 văn phòng đại diện, 01chi nhánh tại Campuchia, 03 đơn vị sự nghiệp, 2.432 chi nhánh và phòng giao dịch (trong đó có 163 chi nhánh loại I, 775 chi nhánh loại II và 1.294 phòng giao dịch tại
khắp các tỉnh, thành phố, quận huyện trong phạm vi cả nước), hệ thống các công ty con (Agribank hiện có các công ty con, đó là: Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý nợ & Khai thác tài sản Agribank). Hiện tại, số lượng nhân viên của NH là 37.828 người (tính đến 31/12/2018).
Với quy mô và sự vững mạnh của mình, Agribank vinh dự là đứng thứ 6 trong tổng số 14 ngân hàng lọt vào Top 500 khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2018 (Vietcombank, Techcombank, MBBank, ACB, VietinBank, Agribank, BIDV, VPBank, HDBank, SCB, SHB, Sacombank, Eximbank và LienVietPostBank). Hiện nay, Agribank là một trong ba ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất (cùng BIDV, VietinBank) và là một trong 5 ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay (cùng Vietcombank, BIDV, Viettinbank, VPSP).