5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Những sản phẩm dịch vụ chính
Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Nhờ có hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng hiện đại, trong những năm qua, Agribank đã khẳng định khả năng cung ứng các SPDV NHHĐ không chỉ phong phú về số lượng mà còn đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng. Đây cũng là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Agribank trong việc phát triển đa dạng hóa các SPDV NHHĐ trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trên đà phát triển đó, cuối năm 2010, Agribank đã cung cấp trên 180 SPDV đến khách hàng. Với số lượng dịch vụ phong phú, chất lượng SPDV được dần hoàn thiện và nâng cao, Agribank đã bứt phá dẫn đầu hệ thống tổ chức tín dụng trong nước về sản phẩm thanh toán, thực hiện thanh toán trực tuyến với các giao dịch được xử lý tập trung, lưu lượng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng tăng. Nhờ vậy, năm 2010, Agribank đã vươn lên vị trí số 1 về phát hành Thẻ. Đến cuối năm 2018, Agribank vẫn luôn giữ vững vị trí Top 3 ngân hàng dẫn đầu cả nước về thị trường thẻ.
Có thể nói, sau 30 năm, Agribank đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển SPDV. Đến nay, Agribank đã và đang cung 215 SPDV tiện ích, trong đó có nhiều SPDV góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu Agribank trên thị trường như: nhóm SPDV huy động vốn, nhóm SPDV tín dụng, nhóm SPDV thanh toán trong nước, nhóm SPDV thanh toán, nhóm SPDV thẻ, nhóm SPDV Mobike Banking…Agribank cũng không ngừng củng cố, phát triển các hệ thống ATM, POS, Internet banking, Mobile Banking, Contact Center, Core Banking để tạo cơ sở, nền tảng công nghệ hiện đại cho việc phát triển các SPDV NHHĐ. Hiện nay, Agribank đứng đầu các tổ chức tín dụng trong nước về việc phát triển kênh phân phối qua ATM và EDC/POS với 2.626 ATM và 19.015 EDC/POS. Tiên phong trong việc đầu tư trang thiết bị hệ thống máy ATM và cung ứng các SPDV NHHĐ, Agribank đã và đang là ngân hàng tiên phong trong quá trình thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.
Là chi nhánh loại I của Agribank, Agribank Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực triển khai hệ thống IPCAS tại một số chi nhánh từ năm 2008 và đã đồng bộ trên toàn hệ thống vào cuối năm 2009. Sau 10 năm triển khai, tính đến nay, hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng của Agribank Thái Nguyên đã hoạt động tương đối ổn định.
Trên nền tảng hệ thống IPCAS, Agribank Thái Nguyên đã không ngừng củng cố, hoàn thiện, tăng cường liên kết ứng dụng CNTT kết nối với hệ thống IPCAS để cung ứng đến khách hàng nhiều SPDV NHHĐ. Tính đến 31/12/2018, Agribank Thái Nguyên đã cung cấp tổng số 215 SPDV tiện ích và được chia thành 10 nhóm: Nhóm SPDV huy động vốn (40 sản phẩm); Nhóm SPDV tín dụng (48 sản phẩm); Nhóm SPDV thanh toán trong nước (15 sản phẩm); Nhóm SPDV Treasury (13 sản phẩm); Nhóm SPDV đầu tư (04 sản phẩm); Nhóm SPDV thẻ (20 sản phẩm); Nhóm SPDV thanh toán quốc tế (38 sản phẩm); Nhóm SPDV ngân hàng điện tử E-Banking (24 sản phẩm); Nhóm SPDV ngân quỹ và quản lý tiền tệ (06 sản phẩm); Nhóm SPDV ủy thác đại lý; Nhóm SPDV liên kết, Nhóm SPDV kinh doanh ngoại hối; Nhóm SPDV Kiều hối… Số lượng máy ATM là 34 máy, số lượng thiết bị EDC/POS là 114, số lượng thẻ ATM đang hoạt động là 125.810 thẻ. Với số lượng SPDV phong phú, Agribank đã và đang có khả năng đáp ứng phần lớn những nhu cầu của trên 180.000 khách hàng (120.000 khách hàng tiền gửi và 60.000 khách hàng tiền vay).
Trong tương quan so sánh với các NTHM khác trên địa bàn, danh mục các SPDV mà Agribank hiện đang cung cấp trên thị trường tương đối tương đồng với các SPDV của các NHTM khác cả về mặt số lượng, chủng loại và cơ bản đã và đang khai thác được các thế mạnh lợi thế về mạng lưới, tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh với các NHTM khác về phương diện loại hình SPDV.
Chi tiết danh mục SPDV đang được Agribank Thái Nguyên cung cấp tính đến 31/12/2018 được thể hiện cụ thể trong Phụ lục 5.