Giải pháp với từng nhóm sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Giải pháp với từng nhóm sản phẩm dịch vụ

Thứ nhất: Đối với nhóm dịch vụ thanh toán trong nước

Đối với nhóm dịch vụ thanh toán trong nước, cần phát triển SPDV theo hướng tăng số lượng khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Agribank, mở rộng việc cung ứng dịch vụ tiện ích, cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ. Cần mở rộng liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ, kí kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn, thu hộ, chi hộ với các công ty lớn như viễn thông, điện nước, truyền hình cáp…

Bên cạnh việc mở rộng tiện ích dịch vụ thanh toán trong nước, cần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo

tính ổn định, an toàn, thông suốt. Khảo sát thị trường, khách hàng để xây dựng chính sách phát triển SPDV thanh toán trong nước cho phù hợp.

Thứ hai: Đối với nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế

Đối với thanh toán quốc tế việc phát triển sản phẩm, mở rộng tiện ích dịch vụ được thực hiện thông qua những cơ chế chính sách ưu đãi đối với khách hàng, đặc biệt là cơ chế cho vay, mua bán ngoại tệ. Triển khai đa dạng hóa các SPDV thanh toán quốc tế như nghiệp vụ bao thanh toán, dịch vụ chiết khấu/ ứng trước trong nghiệp vụ chuyển tiền; nghiệp vụ hoàn trả trong UPAS L/C với các ngân hàng nước ngoài; lựa chọn gói SPDV theo nhóm đối tượng khách hàng; đẩy mạnh việc cung ứng các sản phẩm phái sinh tỷ giá (giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi). Mở rộng dịch vụ thanh toán biên mậu thông qua việc chuyển tiền cá nhân (du học, chữa bệnh, du lịch)…

Thứ ba: Đối với nhóm dịch vụ thẻ

Đối với nhóm dịch vụ thẻ, việc phát triển chức năng tiện ích, dịch vụ gia tăng sản phẩm dịch vụ được thực hiện thông qua việc phát hành các loại thẻ mới như: Thẻ Quốc tế JCB, Thẻ trả trước Prepaid Card. Triển khai các sản phẩm thẻ mới bao gồm: Thẻ tín dụng trả góp, Thẻ phi vật lý…

Triển khai một số chức năng, tiện ích mới của thẻ theo dự án EMV: đăng ký/hủy đăng ký dịch vụ, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, gia hạn thẻ, chức năng thanh toán hàng hóa trên Internet, chuyển đổi sang thẻ Chip đối với thẻ Quốc tế, chuyển đổi thẻ nội địa sử dụng công nghệ thẻ từ sang thẻ Chip nội địa.

Tạo dựng kênh phân phối trọng điểm ngay tại chi nhánh như thiết lập thêm một số điểm giao dịch kiểu mẫu, tạo ấn tượng để thu hút sự quan tâm của khách hàng, nâng cao khả năng kết nối, tiếp cận khách hàng. Tạo lập mạng lưới cộng tác viên hoặc ký hợp đồng đại lý với các bên thứ ba để đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá SPDV.

Cần có kế hoạch đầu tư, trang bị, phát triển mạng lưới ATM phù hợp yêu cầu. Khai thác, lựa chọn điểm lắp đặt ATM cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả

sử dụng tại các địa bàn tập trung đông dân cư.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro đối với SPDV thẻ. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm căn cứ vào những tiêu chí như: số lần giao dịch, giá trị giao dịch, địa điểm và thời gian giao dịch...đối với cả chủ thẻ và các thiết bị ATM/ EDC. Xây dựng cơ chế giám sát nội bộ thông qua việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thẻ và quy chế bảo mật dữ liệu thẻ. Cần rà soát thường xuyên việc thực hiện quy trình này để hạn chế những kẽ hở, giảm thiểu rủi ro phát sinh trong khâu phát hành và sử dụng thẻ.

Cần trang bị lắp đặt đồng bộ các thiết bị phòng chống sao chép lấy cắp thông tin chủ thẻ tại các thiết bị ATM/ EDC. Giao trách nhiệm đến cán bộ trong việc quản lý khả năng thanh toán, bảo trì thường xuyên đảm bảo việc thanh toán của khách hàng được thực hiện an toàn, thông suốt 24/7.

Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn khách hàng nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng về tiện ích, bảo quản hay việc sử dụng thẻ nhằm hạn chế tối đa việc lộ các thông tin bảo mật.

Thứ tư: Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử E- Banking

Đối với nhóm dịch vụ E – Banking, cần phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử, thu hộ, dịch vụ chuyển tiền (chuyển tiền liên ngân hàng, chuyển tiền theo số thẻ, chuyển tiền bằng chứng minh thư, chuyển khoản đến số điện thoại). Tăng cường hợp tác với các đơn vị trung gian thanh toán và chuyển đổi khách hàng sang sử dụng dịch vụ Agribank E – Mobile Banking.

Xây dựng các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng đăng ký sử dụng các SPDV E-Banking mới đưa vào triển khai, khuyến khích khách hàng đăng ký trải nghiệm các dịch vụ E – Banking ngay khi mở tài khoản thanh toán.

Tăng cường các biện pháp bảo mật thông tin đối với SPDV Mobile Banking, Internet Banking nhằm hạn chế rủi ro. Cần xây dựng và đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về lĩnh vực thương mại điện tử và hệ thống E – Banking.

Thái Nguyên. Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, gần đây, Agribank Thái Nguyên thực hiện nhiều giải pháp cụ thể bước đầu mang lại sự chuyển biến tích cực. Tiêu biểu chúng ta có thể kể đến là hình thức cho vay qua tổ vay vốn kết hợp bán chéo SPDV và dịch vụ ngân hàng lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng. Với hệ thống 2.055 tổ, gần 38.000 thành viên, tổ vay vốn được ví như cánh tay nối dài của Agribank đến mọi thôn bản. Thông qua mạng lưới cộng tác viên (tổ trưởng các tổ vay vốn là các cán bộ trưởng thôn, trưởng xóm, Hội trưởng Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…), SPDV của Agribank đã được giới thiệu trực tiếp tới các đối tượng khách hàng. Nói cách khác, các SPDV được giới thiệu, hướng dẫn, tiếp cận trực tiếp, nhanh chóng, tại chỗ và đáng tin cậy. Do đó, góp phần đáng kể vào việc phát triển việc phân phối rộng khắp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mang lại lợi ích cho Agribank cũng như khách hàng.

Bên cạnh việc triển khai mô hình “Điểm giao dịch” và “Ngân hàng lưu động” bằng xe ô tô chuyên dùng, để phủ sóng địa bàn nông thôn, Agribank Thái Nguyên đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích như: Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay chứng minh tài chính; cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay đối với khách hàng vay vốn theo các nghị quyết, nghị định của Chính phủ… thể hiện qua việc xây dựng chiến lược đưa vốn và dịch vụ ngân hàng đến từng hộ sản xuất, liên kết hợp tác với hội nông dân, phụ nữ, hội cựu chiến binh và đặc biệt là phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp cơ sở để đồng hành cùng doanh nghiệp và hộ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, trong quy chế cho vay khách hàng, Agribank đã mạnh dạn dành hẳn một phần quy định về “cho vay hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn” trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tại agribank chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)