5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Thu nhập từ các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
Thu nhập từ nhóm SPDV thanh toán trong nước: Dịch vụ thanh toán trong nước là SPDV truyền thống của Agribank. Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, nhờ việc đầu tư phát triển công nghệ nhằm hiện đại hóa hệ thống thông qua các SPDV NHHĐ nên SPDV thanh toán trong nước đã có sự
nâng cấp, cải tiến, chuyển từ kênh giao dịch truyền thống sang các kênh thanh toán điện tử…
Xét về tổng thu từ SPDV thanh toán trong nước: tổng thu dịch vụ thanh toán trong nước tăng đều qua các năm.
Bảng 3.2. Thu từ dịch vụ thanh toán trong nước (2015 – 2018)
Đơn vị: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng Năm 2016/ 2015 Năm 2017/ 2016 Năm 2018/ 2017 Tổng thu dịch vụ 23.070 28.142 34.589 42.554 22,0% 22,9% 23,0% Thu từ dịch vụ thanh toán
trong nước 10.394 11.667 13.639 17.196 12,2% 16,9% 26,1% Tỷ trọng thu dịch vụ
thanh toán trong nước/ tổng thu dịch vụ
45% 41% 40% 40% - - -
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên 2015, 2016, 2017, 2018)
Bảng trên cho thấy tổng thu từ dịch vụ thanh toán trong nước không ngừng tăng lên và tăng mạnh vào năm 2018: năm 2016 tăng 1.273 triệu đồng so với năm 2015; năm 2017 tăng 1.972 triệu đồng so với năm 2016; năm
2018 tăng 3.557 triệu đồng. Tổng thu dịch vụ thanh toán trong nước từ 2016 đến 2018 là 35.700 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng qua các năm 2016/2015, 2017/2016, 2018/2017 tăng lần lượt là 12,2%; 16,9% và 26,1%.
Biểu đồ 3.3. Sự phát triển dịch vụ thanh toán trong nước (2015 - 2018)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Nguyên nhân khiến tổng thu từ dịch vụ thanh toán trong nước tăng lên là
2015 2016 2017 2018
Thu dịch vụ thanh toán
trong nước 10,394 11,667 13,639 17,196 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 T riệu đ ồn g
do sự đầu tư phát triển công nghệ nhằm hiện đại hóa hệ thống, sự nâng cấp, cải tiến, chuyển từ kênh giao dịch truyền thống sang các kênh thanh toán điện tử như ATM, POS, CMS, Mobile Banking, Internet Banking. Thu nhập bình quân của người dân tăng lên cũng khiến cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng ngày càng cao hơn. Đặc biệt, sự phát triển của các chợ thương mại điện tử, thói quen mua sắm online và thanh toán điện tử cũng khiến cho các giao dịch thanh toán qua kênh này tăng lên, mang lại nguồn thu từ dịch vụ thanh toán cho ngân hàng.
Thu nhập từ nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế:
Xét về tổng thu từ SPDV thanh toán quốc tế: nếu trong bức tranh toàn cảnh chung, tổng thu các nhóm dịch vụ khác đều có chiều hướng đi lên theo mức độ tăng chung của tổng thu dịch vụ tại Agribank Thái Nguyên thì nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế lại có chiều hướng đi xuống. Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế giai đoạn 2015 – 2018 có tăng nhẹ vào năm 2017 (tăng 330 triệu đồng so với 2016) nhưng giảm mạnh vào năm 2018 (giảm 1.747 triệu đồng).
Bảng 3.3. Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế (2015 – 2018)
Đơn vị: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng Năm 2016/ 2015 Năm 2017/ 2016 Năm 2018/ 2017 Tổng thu dịch vụ 23.070 28.142 34.589 42.554 22,0% 22,9% 23,0% Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 3.576 3.907 4.237 2.490 9,3% 8,4% -41,2% Tỷ trọng thu dịch vụ thanh toán quốc tế/ tổng thu dịch vụ
15% 14% 12% 6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017, 2018)
trưởng từ 9,3% (2016) giảm xuống còn -41,2% (2018). Tổng thu DV năm 2018 chỉ bằng 63% so với năm 2016. Tỷ trọng thu DV thanh toán quốc tế trên tổng thu dịch vụ từ 14% năm 2016 đã giảm xuống chỉ còn 6% vào năm 2018. Sự giảm sút đáng kể này được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.4. Sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế (2015 - 2018)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Đối với một tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc, nhóm SPDV thanh toán quốc tế vốn không phải là thế mạnh của Agribank Thái Nguyên – nhất là khi Agribank định hướng phát triển SPDV trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, so với mức độ tăng trưởng chung của nhóm SPDV thanh toán quốc tế của Agribank Việt Nam (tăng trưởng từ 8% vào năm 2015 lên 12% vào năm 2018) thì tốc độ tăng trưởng -41,5% và tỷ trọng thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế trên tổng thu dịch vụ giảm từ 15% vào 2015 xuống còn 6% vào năm 2018 đã phản ánh mức độ sụt giảm đáng kể trong thu dịch vụ từ thanh toán quốc tế của Agribank Thái Nguyên.
Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự sụt giảm đáng kể này như: do chính sách từ các nước xuất khẩu và từ chính trong nước dẫn đến việc phát hành các L/C nhập khẩu của khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh bị ảnh hưởng, sụt giảm cả về doanh thu và doanh
2015 2016 2017 2018
TT Quốc tế và kiều hối 3,576 3,907 4,237 2,490
- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 T riệu đ ồn g
số; Chất lượng SPDV chưa tốt, năng lực cạnh tranh kém, thiết bị công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu thị trường; Một số cán bộ nghiệp vụ chưa hiểu rõ dịch vụ, công tác tư vấn còn yếu.
Ngoài những nguyên nhân trên, về phía khách quan, nguyên nhân cơ bản nhất chính là sự xuất hiện của những NHTM vốn có ưu thế đặc biệt trong thanh toán quốc tế như Vietcombank và Techcombank. Năm 2014, Vietcombank chính thức đi vào hoạt động tại Thái Nguyên và sau 04 năm, đến tháng 6/2018 Vietcombank đã có 04 chi nhánh/ phòng giao dịch tại Thái Nguyên. Mặc dù với phát triển ở Thái Nguyên nhưng Vietcombank đã thu hút lượng khách lên tới 160.000 khách hàng (chỉ ít hơn Agribank Thái Nguyên 20.000 khách hàng). Danh tiếng của Vietcombank – một ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, có mối quan hệ hợp tác với nhiều ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, liên tiếp trong nhiều năm, Vietcombank đều vượt qua các đối thủ cạnh tranh để được bình chọn là ngân hàng dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất Việt Nam. Nhờ những ưu thế đó, Vietcombank đã tạo ra một sức hút rất lớn đối với khách hàng. Ngoài Vietcombank, Techcombank cũng là một đối thủ cạnh tranh rất lớn đối với Agribank Thái Nguyên trong dịch vụ thanh toán quốc tế. Năm 2014, Techcombank cũng được Ngân hàng Citibank trao tặng “Giải thưởng Tỷ lệ điện đạt chuẩn cao” (STP) để ghi nhận những thành công xuất sắc trong lĩnh
vực thanh toán quốc tế cũng như nền tảng công nghệ cao, nghiệp vụ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên Techcombank.
Thu nhập từ nhóm dịch vụ thẻ: Dịch vụ thẻ là một trong những SPDV NHHĐ chiếm ưu thế tại Agribank Thái Nguyên. Nhờ vào mạng lưới giao dịch phủ khắp địa bàn Tỉnh nên các SPDV thẻ của Agribank đã trở nên quen thuộc đối với khách hàng trên địa bàn Tỉnh. Đối với Agribank Thái Nguyên, hoạt động kinh doanh, cung ứng thẻ luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiếc lược phát triển SPDV NHHĐ của chi nhánh. Cùng với sự tăng lên về số
lượng dịch vụ thẻ và số lượng thẻ phát hành, nguồn thu từ dịch vụ thẻ cũng tăng lên đáng kể. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:
Bảng 3.5. Thu từ dịch vụ thẻ tại Agribank Thái Nguyên (2015 – 2018)
Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh
Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tăng trưởng thu dịch vụ thẻ (2015 – 2018)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Biểu đồ trên cho thấy trong vòng bốn năm, thu từ dịch vụ thẻ tăng từ
2015 2016 2017 2018 dịch vụ Thẻ 1,950 2,508 4,200 5,118 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 T riệu đ ồn g Năm Năm Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng Năm 2016/ 2015 Năm 2017/ 2016 Năm 2018/ 2017 Tổng thu dịch vụ 23.070 28.142 34.589 42.554 22,0% 22,9% 23,0% Thu từ dịch vụ Thẻ 1.950 2.508 4.200 5.118 28,6% 67,5% 21,9% Tỷ trọng thu dịch vụ thẻ/ tổng thu dịch vụ 8% 9% 12% 12% - - -
1.950 triệu đồng vào năm 2015 lên 5.118 triệu đồng vào năm 2018, tăng 3.168 triệu đồng. Trung bình mỗi năm thu từ dịch vụ tăng lên gần 800 triệu đồng. Sau bốn năm, tổng nguồn thu từ dịch vụ thẻ đạt 13.776 triệu đồng. Dịch vụ thẻ năm 2017 so với năm 2016 có tốc độ tăng trưởng mạnh, từ 28,6% lên 67,5%. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 39.3%. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của Agribank (18%). Sự phát triển của dịch vụ thẻ khiến cho cơ cấu thu dịch vụ có sự thay đổi. Nếu năm 2015 tỉ lệ % thu dịch vụ thẻ trên tổng thu dịch vụ chỉ chiếm 8% thì đến 2018, tỉ lệ này là 12%.
Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử E-Banking: Dịch vụ ngân hàng điện tử E – Banking cũng là một trong những SPDV NHHĐ chiếm ưu thế tại Agribank Thái Nguyên. Hòa cùng xu hướng phát triển chung của các NHTM, đối với Agribank Thái Nguyên, hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử E- Banking luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển SPDV NHHĐ của chi nhánh.
Xét về tổng thu từ dịch vụ: tình hình thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử E – Banking tại Agribank Thái Nguyên được thể hiện như sau:
Bảng 3.6. Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử E – Banking (2015 – 2018)
Đơn vị: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng Năm 2016/ 2015 Năm 2017/ 2016 Năm 2018/ 2017 Tổng thu dịch vụ 23.070 28.142 34.589 42.554 22,0% 22,9% 23,0% Thu từ DV E-Banking 2.098 3.005 4.442 4.917 43,2% 47,8% 10,7% Tỷ trọng thu dịch vụ E- banking/tổng thu DV 9% 11% 13% 12% - - -
Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Biểu đồ 3.6. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử E-Banking (2015 - 2018)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Bảng số liệu và biểu đồ trên phản ánh sự phát triển theo chiều hướng đi lên của dịch vụ ngân hàng điện tử E-Banking. Sự phát triển này được thể hiện ở tổng thu dịch vụ không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu 2015, tổng thu từ nhóm dịch vụ này chỉ đạt 2.098 triệu đồng thì đến năm 2018 tổng thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử đã tăng gấp 2,3 lần, đạt 4.917 triệu đồng. Tổng thu dịch vụ ngân hàng điện tử sau bốn năm là 14.462 triệu đồng. Tỷ trọng thu dịch vụ ngân hàng điện tử trên tổng thu dịch vụ tại Agribank Thái Nguyên có sự thay đổi đáng kể. Năm 2015, tỷ trọng này là 9% và đến năm 2016 là 11%, năm 2018 là 12%. Dịch vụ ngân hàng điện tử từ 2016 - 2017 có tốc độ tăng trưởng nhanh (42.2% và 47,8%). Năm 2018, tốc độ tăng trưởng chậm lại (10,7%) nhưng tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử trên tổng thu dịch vụ so với năm 2015 cũng tăng lên 3%. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 34%, nhanh hơn độ tăng trưởng bình quân của Agribank Việt Nam (25%).
Có nhiều nguyên nhân đưa đến tốc độ phát triển nhanh chóng của dịch
2015 2016 2017 2018 E-banking 2,098 3,005 4,442 4,917 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 T riệu đ ồn g
vụ ngân hàng điện tử ở Agribank. Bên cạnh việc duy trì phát triển dịch vụ SMS Banking vốn đã có thế mạnh từ trước đó, sự phát triển của dịch vụ thẻ cũng kéo theo sự phát triển của E-Mobile Banking bởi sự chuyển đổi khách hàng sử dụng dịch vụ. Năm 2016, Agribank cho ra đời phiên bản Agribank E-Mobile Banking đầu tiên và từ đó đến nay phiên bản này đã trải qua 2 lần cập nhật, nâng cấp nhằm gia tăng tiện ích. Hiện nay, có đến 75% chủ tài khoản Agribank đã trải nghiệm ứng dụng Agribank E-Mobile Banking. Dịch vụ thực sự đáp ứng cơ bản những nhu cầu sử dụng SPDV của khách hàng đúng như thông điệp Agribank muốn gửi đến khách hàng: “Agribank E-Mobile Banking – Ngân hàng trong tay bạn”. Miễn phí cài đặt, cài đặt dễ dàng, tương thích với với hầu hết các dòng điện thoại thông minh, Agribank E-Mobile Banking giúp khách hàng quản lý được tài khoản mọi lúc, mọi nơi đồng thời cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích: chuyển khoản, thanh toán bằng mã VNPAY – QR, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, đặt vé xem phim, vé máy bay, tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, mua sắm trực tuyến, lì xì – gửi tiền mừng, mua mã thẻ trả trước, nạp tiền dịch vụ, nhận tiền kiều hối, tìm kiếm ATM, tra cứu tỷ giá, hỏi đáp, thông tin các dịch vụ bảo hiểm, truy vấn thông tin thẻ, đăng ký phát hành thẻ phi vật lý, khóa thẻ...