5. Kết cấu của đề tài
1.1.4. Hiệu quả tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại
1.1.4.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng bán lẻ
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Xuất phát từ các góc độ xem xét, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (hiệu quả sản xuất kinh doanh).
Quan điểm thứ nhất: hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó, hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh.
Quan điểm thứ hai: hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế, được phản ánh qua nhịp điệu tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiến diện, chỉ đứng trên giác độ biến động theo thời gian.
Quan điểm thứ ba: hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ đề cập đến cách xác lập chỉ tiêu chứ không toát lên ý niệm của vấn đề.
Quan điểm thứ tư: hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả kinh tế. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả.
Quan điểm thứ năm: hiệu quả là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mối lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệu quả sản xuất kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế do đó việc xác định khái niệm hiệu quả kinh tế cần phải xuất phát từ quan điểm triết học Mác xít và những luận điểm của lý luận hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn. Từ những quan điểm trên ta thấy cần một khái niệm bao quát về hiệu quả: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mực tiêu kinh doanh.
* Khái niệm hiệu quả tín dụng bán lẻ
Hiệu quả tín dụng bán lẻ là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Hiệu quả tín dụng bán lẻ gồm hai yếu tố khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngân hàng do hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại.
Khả năng sinh lời là những khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại và những khoản thu nhập này phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Xét trên góc độ kinh tế thì hiệu quả tín dụng bán lẻ là khoản lợi nhuận tối đa mang lại từ hoạt động
tín dụng bán lẻ vì đó chính là hiệu quả ngân hàng và cũng là hiệu quả từ khách hàng sử dụng vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh đầu tư có lãi đảm bảo cho khả năng trả nợ ngân hàng.
Mức độ an toàn của tín dụng bán lẻ là khả năng bảo toàn vốn của ngân hàng. Hoạt động tín dụng bán lẻ ngân hàng có nhiều rủi ro, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp mà đối tượng kinh doanh là tiền tệ và mục tiêu lợi nhuận là hàng đầu nên ngân hàng cũng phải chấp nhận rủi ro để đạt mục tiêu lợi nhuận. Do vậy hiệu quả tín dụng bán lẻ luôn đòi hỏi đi kèm với đảm bảo an toàn sử dụng vốn.
1.1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ
- Đối với ngân hàng
Đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho các ngân hàng đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, phân tán rủi ro, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Trên giác độ tài chính, tín dụng bán lẻ đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân hàng. Tín dụng bán lẻ là một trong hai bộ phận trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại bên cạnh cho vay bán buôn, tốc độ cho vay bán lẻ tăng nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh dư nợ, đồng thời cho vay bán lẻ thường có lãi suất cao hơn, đồng nghĩa với tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng yêu cầu các ngân hàng đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ thông tin, cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phục vụ một lượng khách hàng bán lẻ đông đảo.
- Đối với khách hàng: Phát huy tối đa nội lực khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khai thác hết tiềm năng về lao động, đất đai, hàng hóa, máy móc, nhà xưởng… một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động tín dụng nói chung có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy kinh tế phát triển, bên cạnh đó hoạt động tín dụng bán lẻ có một số vai trò đặc thù như sau: Góp phần đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình mở rộng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, giải quyết số lượng lớn công săn việc làm, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế này trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng tăng GDP. Góp phần kích cầu tiêu dung: với các sản phẩm cho vay nhà ở, ôtô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình… phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, các sản phẩm tín dụng tiêu dung thông qua các loại thẻ nội địa và quốc tế kích thích người dân tăng cường chi tiêu, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư gia tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở nhiều nơi: kênh tín dụng bán lẻ được khai thông, giúp các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ… dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng có lãi suất hợp lý sẽ hạn chế nạn cho vay nặng lãi.
1.1.4.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả tín dụng bán lẻ của ngân hàng
Để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, nên kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối; theo dõi tình hình biến động của chỉ tiêu phân tích qua các năm ; khi đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại một đơn vị, chi nhánh có thể so sánh từng chỉ tiêu với mức chỉ tiêu bình quân tương ứng trong cùng hệ thống ngân hàng. Nếu có điều kiện khi đánh giá hiệu quả cho vay tại một ngân hàng thương mại, có thể so sánh các chỉ tiêu của ngân hàng đang nghiên cứu với các chỉ tiêu tương ứng bình quân của các ngành ngân hàng còn lại và chỉ tiêu tương ứng của từng ngành.
a. Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ
Thể hiện % dư nợ TDBL so với tổng dư nợ, phản ánh tình hình TDBL tại ngân hàng tốt hay xấu, nhiều hay ít.
b. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là
điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
c. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ của NHTM được phân chia thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Nợ xấu (Non - performance loan NPL): là khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5.
Tỷ lệ nợ xấu =
Tỷ lệ nợ xấu cho biêt trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Với các khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ cụ thể. Do vậy làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
d. Tỷ lệ thu lãi từ tín dụng cá nhân so với tín dụng
Tỷ trọng thu lãi từ TDCN =
Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng thu lãi từ tín dụng thì có bao nhiêu đồng do TDCN mang lại. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động TDCN đóng góp bao nhiêu vào tổng lãi từ hoạt động cho vay. Tỷ trọng này còn giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay cá nhân.
e. Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân
Tỷ lệ sinh lời của TDCN = 100%
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của hoạt động TDCN, nó cho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt.
Ngoài các chỉ tiêu kể trên, đánh giá hiệu quả tín dụng bán lẻ của NHTM, còn phải sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác về quản lý tài sản nợ, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ tiêu này không chỉ phản ánh hiệu quả tín dụng mà nó còn gián tiếp cũng có thể đánh giá chất lượng cho vay nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung của ngân hàng.
1.1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảtín dụng bán lẻ
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM
* Nhân tố khách quan
- Nhóm nhân tố môi trường kinh tế- xã hội
Đây là nhân tố đầu tiên được nhắc đến đầu tiên khi xem xét ảnh hưởng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, xã hội ổn định, đời sống dân cư được cải thiện , nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó mà gia tăng. Với mức thu nhập cao và ổn định, nhu cầu tận hưởng các sản phẩm dịch vụ có giá trị lớn, chất lượng cao được hình thành. Điều đó thúc đẩy mở rộng cho vay tiêu dùng. Mặt khác, sự ổn định về thu nhập của người dân cũng đảm bảo cho khả năng thu nợ của các cho vay tiêu dùng. Đồng nghĩa với hiệu quả cho vay tiêu dùng được nâng cao.
- Môi trường pháp lý.
Tạo môi trường pháp luật giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra trôi chảy, an toàn và hiệu quả theo khuôn khổ thống nhất. Môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Môi trường văn hoá.
Môi trường văn hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Mỗi nền văn hoá có nét riêng đặc thù, từ đó chi phối đến thói quen chi tiêu,
mua sắm của các tầng lớp dân cư… Do đó, nó có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng
- Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng: Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng mà trước hết là phải có năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lượng với những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.
Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng: Hiệu quả cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức khách hàng. Đạo đức của khách hàng vay được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của họ. Năng lực pháp lý của khách hàng được đánh giá qua việc khách hàng không vi phạm các quy định trong, trước và sau khi cho vay. Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng được đánh giá thông qua những yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.
* Các nhân tố chủ quan - Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng. Chiến lược được hiểu là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn về phương hướng, quy mô, thị trường, lợi thế, nguồn lực, môi trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giá trị kỳ vọng mà những người trong và ngoài doanh nghiệp cần. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm,đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Cũng giống như một doanh nghiệp, một NHTM không có chiến lược kinh doanh rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh. Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra ; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho
vay tiêu dùng như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự.
- Chính sách tín dụng
Các khoản vay là tài sản lớn nhất của một ngân hàng. Sự lành mạnh của danh mục cho vay quyết định thu nhập của ngân hàng, cũng như tính hiệu quả của nó. Ngân hàng luôn tìm mọi cách cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng nhưng phải theo nguyên tắc thận trọng, an toàn và thanh khoản. Chính sách tín dụng là các nguyên tắc cơ bản chi phối mở rộng tín dụng.Một chính sách tín dụng được hoạch định tốt phù hợp với quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả cho vay tiêu dùng nói riêng bao gồm việc mở rộng cho vay và quản trị tốt rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các yếu tố cơ bản của một chính sách tín dụng bao gồm:
+ Các yếu tố về mặt pháp luật: Ngân hàng phải đưa ra các giới hạn cho vay hợp pháp một cách rõ ràng để tránh việc vi phạm những quy định của ngân hàng về vấn đề này.
+ Quy mô tối đa trong danh mục cho vay.
+ Cơ cấu danh mục cho vay: ngân hàng sẽ chỉ ra các loại cho vay mà ngân hàng sẽ và không thực hiện, cũng như số lượng mỗi loại là bao nhiêu trong tổng danh mục cho vay.
+ Uỷ quyền cho vay: Mỗi thành viên được uỷ nhiệm cho vay phải biết chính xác mức tín dụng, cũng như các trường hợp được phép quyết định cho vay. Phạm vi uỷ quyền cho vay tuỳ thuộc vào hội đồng quản trị của ngân hàng. Sự khác nhau về phạm vi uỷ quyền cho vay do nhiều yếu tố quyết định như quy mô hoạt động, mạng lưới chi nhánh, loại vay, kinh nghiệm và khả năng nhân viên, nhu cầu của lĩnh vực ngân hàng cho vay và việc ngân hàng nhắm đến tăng trưởng hay chất lượng.
+ Định giá: phí tài trợ cho việc vay phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí mở rộng và quản lý tín dụng, chi phí rủi ro thời hạn và chi phí rủi ro tín dụng.