Đấu tranh chống lợi dụng văn hóa chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)

- Đặc điểm địa lý tự nhiên

2.3.3. Đấu tranh chống lợi dụng văn hóa chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

đại đoàn kết dân tộc

Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước các dân tộc trong quốc gia, dân tộc Việt Nam thống nhất có nhiều dân tộc luôn gắn bó đoàn kết với nhau cùng đấu tranh vì lợi ích chung đã tạo nên sự cố kết dân tộc. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua bao đời nay chính là thắng lợi của sức mạnh toàn dân, của truyền thống đoàn kết dân tộc và truyền thống yêu nước. Chính đoàn kết đã tạo nên sức mạnh nội lực cho cách mạng Việt Nam trong mọi giai đoạn và ngày nay nó là sức mạnh cho chúng ta chiến thắng đói nghèo, lạc hậu thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chiến thắng âm mưu, thủ đoạn của mọi kẻ thù đang chống phá cách mạng nước ta dưới nhiều hình thức khác nhau. Lợi dụng vào chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch đang bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, ở mọi nơi, mọi lúc thực hiện âm muu chống phá Nhà nước, chống phá cách mạng, tiến hành các hoạt động gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phổ biến là thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, vấn đề tôn giáo, dân tộc.

Trước sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, những năm qua trên địa bàn Tây nguyên nói chung và Lâm đồng nói riêng, đời sống của đồng bào dân tộc bản địa đã được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, nền văn hóa bản địa của các tộc người bản địa cũng có những biến đổi nhất định. Sự phát triển của xã hội theo xu hướng mở cửa hội nhập đã phá vỡ tính biệt lập trong đời sống đồng bào các dân tộc, họ dần thích ứng với lối sống xen kẽ với đồng bào người kinh và các tộc người khác. Trong sản xuất, đồng bào dần từng bước làm quen với việc sản xuất hàng hóa, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, đưa đến nguồn thu nhập ngày càng cao và ổn định, giúp đồng bào tiếp cận với lối sống hiện đại, được hưởng thụ những thành tựu của khoa học - kỹ thuật. Song sự thay đổi đó cũng có tính hai mặt của nó, đó là: một mặt là sự thay đổi góp phần nâng cao cuộc sống mọi mặt cho đồng bào, mặt khác môt bộ phận đồng bào DTTS bản địa hoặc còn duy trì những hủ tục xưa hoặc

chạy theo lối sống thực dụng đang đặt các tộc người đó trước nguy cơ hoặc tụt hậu, hoặc đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc trong quá trình phát triển. Ngoài ra, từ ảnh hưởng của phim ảnh, chương trình phát thanh, truyền đạo từ nước ngoài vào qua các phương tiện thông tin đại chúng càng góp phần hình thành ở bộ phận đó lối sống coi nhẹ bản sắc văn hóa dân tộc, thậm chí họ sẵn sàng bán những vật phẩm cổ truyền thấm chí ngay cả cồng chiêng nhạc cụ vốn được xem là vật thiêng luôn được giữ gìn cẩn thận. Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO Fedrico Mayor trong diễn văn phát động thập niên thế giới phát triển văn hóa, (Pa Ri) đã cảnh báo: sự “đồng hóa các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của cả nhân loại”. Trước thực trạng đó, các phần tử xấu, các thế lực thù địch nhất là các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngòai đã triệt để lợi dụng việc sống xen kẽ với người kinh, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc biến động về văn hóa để tuyên truyền chia rẽ khối đại đòan kết dân tộc bằng các luận điệu: “người kinh chiếm đất của người dân tộc, đồng hóa người dân tộc, không cho người dân tộc thực hiện các nghi lễ truyền thống của dân tộc mình”, “bần cùng hóa” người dân tộc,… Đặc biệt chúng còn lợi dụng trình độ nhận thức còn thấp của một phận đồng bào DTTS, lợi dụng bản tính dễ tin, dễ ngờ và thói quen sống dựa vào thiên nhiên, thói quen trong chờ, ỷ lại của đồng bào DTTS đã kích động, lôi kéo một bộ phận đồng bào tham gia vào các họat động chống chính quyền, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội trong vùng DTTS. Do vậy, một vấn đề được đặt ra là, phải có các giải pháp nhằm vận động nhân dân, nhất là người DTTS không tin, không nghe, không làm theo những luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố khối đại đòan kết tòan dân. Đồng thời, có những giải pháp ngăn chặn, trừng trị các phần tử phản động.

Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng, văn hóa bản địa thực sự đóng vai trò quan trọng, vì trình độ nhận thức, thưởng thức văn hóa, ý thức giữ gìn, phát huy vai trò văn hóa của các tộc người bản địa không chỉ

ảnh hưởng đến địa phương nơi họ cư trú mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ công cuộc xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo các chiều hướng khác nhau. Văn hóa vừa tạo ra động lực tinh thần, vừa là yếu tố kích thích và can dự vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất, bảo vệ môi trường, trong xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng của các DTTS bản địa được bảo tồn, phát huy và phát triển trên cơ sở kết hợp với những tri thức khoa học - kỹ thuật, tri thức mới của thời đại, đã tạo điều kiện cho việc khơi dậy và nhân lên tiềm năng sáng tạo, ý thức trách nhiệm trong cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, trước những tác động của xu thế toàn cầu, hội nhập vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết, nhằm đảm bảo cho văn hóa thực sự là nền tảng, động lực cho sự phát triển của Lâm Đồng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w