0
Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Bảo tồn những giá trị văn hoá bản địa với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ vững được bản sắc

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ VĂN HÓA BẢN ĐỊA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 74 -77 )

- Đặc điểm địa lý tự nhiên

2.3.1. Bảo tồn những giá trị văn hoá bản địa với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ vững được bản sắc

văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ vững được bản sắc

Sự vận động, biến đổi không ngừng của xã hội đang làm nảy sinh ở các cư dân ban địa vốn tự bằng lòng với những gì mình có, những nhu cầu mới về vật chất và tinh thần buộc họ phải phấn đấu để nhằm đáp ứng đã tạo nên cơ sở cho

sự phát triển của văn hóa. Quá trình phát triển một mặt làm cho bản sắc văn hóa các dân tộc càng bộc lộ rõ nét, một mặt lại tạo nên sự giao lưu giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, do vậy vấn đề đặt ra là phải giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển. Như GS Hoàng Trinh đã viết: “Trong lịch sử văn hóa nhân loại, không có một dân tộc nào tồn tại và phát triển nhờ dựa vào văn hóa của nước ngoài. Văn hóa là sức sống bên trong, một cuộc vận động trí lực và tạo tác từ lao động, sinh sống và phát triển trong cái nôi - địa hình thái và môi trường của bản thân mình” [74, tr.45-46].

Mỗi nền văn hóa đều có bản sắc văn hóa riêng đó là bản sắc văn hóa dân tộc, là cái để chúng ta dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa các dân tộc. Đối với mỗi dân tộc bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với vận mệnh dân tộc, là sức mạnh để dân tộc tự khẳng định mình, nó tạo nên nền tảng tinh thần vững chắc của một dân tộc. Bản sắc văn hóa bản địa các DTTS Lâm Đồng là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các DTTS bản địa đã được hình thành và phát triển trên cơ sở tinh thần tự lực, tự cường trong quá trình sinh tồn và phát huy phát triển trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc. Nó còn là sự biểu hiện của một tiềm năng sáng tạo vô hạn của các dân tộc bản địa không bao giờ đứng nguyên tại chỗ. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập các dân tộc có điều kiện để xích lại gần nhau, tăng cường giao lữu văn hóa, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, và giữa các quốc gia dân tộc với nhau. Cho dù văn hóa có những khoảng không gian nhất định, có khác biệt, song bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn luôn có sự hội nhập và tương hợp, văn hóa bản địa Lâm Đồng cũng không ngoại lệ. ĐCSVN khẳng định: “Bản sắc văn hóa là tính chất tiên tiến của văn hóa phải được thấm đẫm không chỉ trong công tác văn hóa, văn nghệ mà cả trong mọi lĩnh vực xã hội, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo… sao cho trong mọi lĩnh vực, chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừ hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị

truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình, trở thành cái bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” [19, tr.30].

Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng, là khẳng định sự tồn tại của dân tộc. Bởi vì, “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc” [39, tr.158]. Song vấn đề đặt ra ở đây là bảo tồn cái gì và tiếp thu cái gì, bởi bất cứ một nền văn hóa nào cũng có những giá trị tích cực và những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ bảo tồn và tiếp thu ở đây không phải là sự bảo tồn, tiếp thu tất cả mọi giá trị văn hóa. Bảo tồn giá trị văn hóa là sự bảo tồn những giá trị tiến văn hóa tiến bộ, động lực của sự phát triển như: tri thức kinh nghiệm trong ứng xử với môi trường tự nhiên, với xã hội, không gian văn hóa cồng chiêng, không gian văn hóa cộng đồng… của đồng bào; còn những truyền thống không làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc mà ngược lại có hại cho sự phát triển mang nhiều hạn chế lịch sử như các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, tư tưởng ỷ lại, trông chờ… thì cần phải loại bỏ.

Tiếp thu tinh hoa của nhân loại là tiếp thu cái đỉnh của trí tuệ và lao động mà một dân tộc đã đạt được trong quá trình phát triển và đã được cả cộng đồng nhân loại thừa nhận, chiêm ngưỡng, học hỏi. Dân tộc nào cũng có tinh hoa văn hóa của mình và tinh hoa ấy sẽ trở thành tinh hoa của văn hóa nhân loại nếu được nhân loại biết đến và thừa nhận. Nếu thế giới nói chung, các dân tộc khác nói riêng biết đến, cảm nhận được, thấy được các giá trị của văn hóa bản địa Lâm Đồng qua các lễ hội, lối sống mộc mạc, chân chất, qua những tri thức kinh nghiệm được thể hiện trong sản xuất, qua không gian văn hóa cồng chiêng. Thì mặt khác thông qua giao lưu văn hóa trong quá trình hội nhập đã tạo điều kiện cho các dân tộc bản địa Lâm Đồng có cơ hội để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tri thức tiên tiến mà nhân loại đã đạt được, là sự tiếp thu, tiếp nhận những thành tựu khoa học - công nghệ đang dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong xã hội, là lối sống mới, phong cách làm việc mới... làm phong phú hơn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhất là những truyền thống văn hóa đã trở thành nền nếp được truyền lại và kế thừa từ đời này qua đời khác biểu hiện

trong sản xuất, lối sống, sinh hoạt. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải có sự chọn lọc, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì mới thực sự thúc đẩy sự phát triển đúng hướng, tạo nên sự gắn bó, tập hợp, động viên và giáo dục cộng đồng dân tộc. Chỉ có như vậy mới thực sự khơi dậy được sức sống, cội nguồn dân tộc, mới làm cho chính con người những chủ nhân sáng tạo ra những giá trị văn hóa tự tin vào chính mình, phấn đấu, cống hiến, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để nâng cao đời sống của họ và góp phần làm giàu cho dân tộc.

Nói tóm lại, tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại, cái đỉnh của trí tuệ và lao động mà mỗi dân tộc đã đạt được trong quá trình phát triển song vẫn giữ được bản sắc dân tộc, đồng thời không chỉ làm phong phú mà còn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới là vấn đề quan trọng, có ý nghia quyết định đến sự phát triển của mỗi dân tộc. Như GS,VS Hoàng Trình đã nói: “phải biết biến những cái của người thành những cái của ta thông qua sự sàng lọc, chọn lựa và thực tiến hóa” [74, tr.68].

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ VĂN HÓA BẢN ĐỊA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 74 -77 )

×