- Đặc điểm địa lý tự nhiên
3.1. 4 Xu hướng tồn tại đan xen giữa văn hóa truyền thống và hiện đạ
Tồn tại đan xen giữa xu hướng truyền thống và điện đại là xu hướng chung, tuy nhiên với đồng bào bản địa ở Lâm Đông thi đây là vấn để cần đặc biệt quan tâm. Xu hướng này vừa mang tính đan xen có khi gò ép, vừa mang tính xâm thực có khi thống nhất với nhau. Đồng bào bản địa Lâm Đồng vốn khép mình trong nền sản xuất tự cung tự cấp, phụ thuộc vào tự nhiên là chính nên khi tiếp cận với nền kinh tế thị trường phát triển họ chưa kịp tự bảo vệ mình thì đã bị tổn thương và ngộ nhận. Hơn nữa, những năm qua tình trạng di dân ồ ạt diễn ra đã phá vỡ không gian tương đối thuần nhất của các dân tộc bản địa Lâm Đồng đã thúc đẩy nhanh quá trình giao lưu, đồng hóa văn hóa giữa các tộc người, nhất là giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số, dẫn tới tình trạng “nhiễu loạn” [72, tr.36], trong biến đổi văn hóa. Biểu hiện ở sự đan xen hỗn loạn giữa cái cũ và cái mới, chứ không có sự liên kết hữu cơ giữa chúng. Trước sự xâm nhập ồ ạt của văn hóa ngoại sinh, nhiều truyền thống, giá trị và di sản văn hóa quý báu đã và đang bị mất đi nhanh chóng, thậm chí ngộ nhận. Quan hệ xã hội cổ truyền của đồng bào bị phá vỡ, bên cạnh sự mai một và mất dần của các chuẩn mực đạo đức và ứng xử truyền thống nay đã lỗi thời thì các chuẩn mực ứng xử của xã hội mới lại chưa hình thành, định hình trong xã hội là nguyên nhân dẫn đến sự hẫng hụt trong đời sống văn hóa bản địa.
Là cư dân trồng trọt nương rẫy, hệ thống lễ hội của các tộc người bản địa Lâm Đồng được hình thành và phân chia thành hai trục chính chi phối số phận
của từng cá nhân và cả cộng đồng. Đó là lễ hội nông nghiệp và lễ hội vòng đời người. Tuy nhiên trong quá trình vận động của lịch sử, nhiều lễ hội của người dân bản địa Lâm Đồng đã bị mai một dần, chỉ còn là quá khứ hoặc trong ký ức của người già. Những lễ hội đến nay vẫn còn được bảo lưu thì bản thân nó cũng đã có sự thay đổi về mặt tinh thần. Ngay kể cả dàn công chiêng xưa kia được coi là tiếng nói thiêng liêng của con người thông quan với thần linh, chỉ vang lên trong các lễ thức thì bây giờ cồng chiêng được thế tục hoá vang lên trong các dịp hội hè vui nhộn. Trong cuộc vui, người ta có thể dành những bài chiêng như “chiêng ăn cốm”, “chiêng đóng cửa kho lúa” thậm chí cả “chiêng tang lễ”... mà chẳng phải lo sợ hay kiêng kị gì.