Văn hóa tinh thần và vai trò của nó

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 40)

Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất mà người các tộc người bản địa Lâm Đồng đã đạt đến là Buôn (Bon). Đó vừa là một đơn vị tổ chức xã hội duy nhất, cao nhất mang tính chất xã hội tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập và tách biệt khép kín về khu vực canh tác, vừa là một đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc của. Buôn của đồng bào bản địa là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn, vận hành độc lập với những tập tục bình đẳng, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, giữ lại cho họ những phẩm chất tốt đẹp luôn có nguy cơ bị "hoang dã hóa". Buôn là một vùng cư trú, vùng canh tác rẫy hoặc ruộng, một vùng tự nhiên mà họ vẫn thường khai thác và xa hơn nữa là khu rừng thiêng nơi trú ngụ của thần linh, nơi ít ai được đặt chân đến. Thiết chế xã hội truyền thống cảu đồng bào là “một thiết chế tự quản độc lập” [3, tr.19].

Trong buôn làng mọi thành viên luôn phải ý thức về trách nhiệm của mình trong việc: củng cố sự bền vững và đoàn kết của dòng họ, buôn làng; giữ gìn đất rừng, nguồn nước, những tài sản được coi là của chung, tuân thủ và thực hiện tự giác các luật tục truyền thống, trân trọng và chấp hành ý kiến của chủ họ, chủ làng. Họ có quyền bày tỏ ý kiến về công việc chung của buôn làng, tham gia lựa chọn người đứng đầu họ, làng buôn; khai thác và canh tác trên vùng đất của buôn...

Đứng đầu buôn làng là chủ làng và hệ thống già làng (Kuang bon), về quyền lợi kinh tế, thì chủ làng, già làng cũng giống như mọi thành viên khác của làng. Hàng ngày ông ta cũng phải lao động cật lực để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng về mặt tinh thần, ông ta lại có một uy tín tuyệt đối so với các thành viên khác của làng. Chủ làng (Kuang bon) là hiện thân của truyền thống và là một yếu tố tinh thần đưa đến sự thống nhất của cộng đồng làng (bon) trong xã

hội cổ truyền của đồng bào bản địa. Già làng ở các buôn làng của đồng bào bản địa, thường là những người cao tuổi, có uy tín, đức độ và hiểu biết, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống và sản xuất, cứ trú trong buôn lâu năm, không vi phạm luật tục ngay cả thời còn trẻ. Với uy tín và hiểu biết của mình, già làng có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những ý kiến, những đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn trong sản xuất hay là tham dự vào việc phân xử, giải quyết tranh chấp theo quy định của luật tục. Luật tục là một bộ luật bất thành văn thể hiện dưới hình thức nói vần, nói điệu, song chứa đựng nhiều giá trị, là những giá trị văn hóa xã hội đặc sắc của các các DTTS bản địa có vai trò quan trọng cả trong sản xuất vất chất và đời sống xã hội. Nó là hệ thống các quy định, quy ước được hình thành trong bối cảnh của lối sống tự cung tự cấp dựa trên cơ sở sự đồng thuận của cả cộng đồng; là những chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong cộng đồng. Luật tục của các dân tộc bản địa Lâm Đồng rất coi trọng yếu tố con người trong mối tương quan với thế giới tự nhiên, với cộng đồng và tín ngưỡng. Nội dung Luật tục của các DTTS bản địa dù diễn đạt khác nhau song chung quy lại gồm những quy ước, quy tắc xã hội, chỉ dẫn cách đối nhân xử thế, về quan hệ cộng đồng, xã hội, quan hệ hôn nhân, gia đình, về quan hệ giữa con người với tự nhiên, nhằm giữ gìn trật tự công cộng, giữ bình yên, hoà thuận trong buôn làng, bảo tồn tính thống nhất cao và kỷ cương cần thiết trong từng cộng đồng cư trú

Luật tục của các DTTS bản địa Lâm Đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ và hình thành nên niềm tin đối với cộng đồng, dân tộc ở mỗi người, hình thành nên lối sống phù hợp.Những quy định trong luật tục vừa có tính giáo dục, khuyên răn, phê phán, vừa có khả năng điều chỉnh các hành vi của cá nhân thông qua việc cưỡng chế xử phạt và được cộng đồng tuân thủ một cách tự nguyện. Mọi vi phạm của cá nhân đều bị phạt vạ bởi quyết định của "tòa án" phong tục dưới hình thức một lễ hiến sinh, trước là để cáo lỗi với thần linh, sau là để khao làng xá tội và cuối cùng là để bồi thường cho bên bị thiệt hại theo quy định của luật tục. Tuy nhiên,

tòa án phong tục thường được diễn ra quanh ché rượu cần long trọng và trang nghiêm nhưng bao trùm lên trên hết thảy là một tình thương yêu đoàn kết:

"Việc tầm thường thì dùng ghè nhỏ Việc lớn hơn dùng ghè cao hơn Việc quan trọng thì giết heo dê Anh em mình đứng về một phía... ”

Trong lao động sản xuất, những tri thức kinh nghiệm phản ánh trong luật tục đã giúp đồng bảo quản lý và khai thác nó có hiệu quả và ngăn chặn sự tàn phá hủy diệt tự nhiên của con người vì mục đích nhỏ mọn, hoặc sự vô ý thức của con người, khuyên con người sống hài hòa với tự nhiên:

“(Trên rừng) vượn hú chồn tru

Phát rừng mới (đừng để) vượn hú luyến tiếc (Trên rừng) vượn hú chồn than thở

Phát rừng Mlu vượn chồn tiếc nuối” (luật tục Chu Ru) [67, tr.174].

Quan hệ sở hữu liên quan đến hình thức tổ chức sản xuất, phân phối tài nguyên, sản phẩm trong cộng đồng như: đất, rừng, nguồn nước và các sản phẩm tự nhiên cũng được quy ước bằng ranh giới nhất định, có thể là một con đường, cái cây… nhưng luôn được đồng bào tuân thủ nghiêm ngặt. Ngay cả đất, rừng, nguồn nước trong phạm vi cộng đồng cũng có những khu rừng, những nguồn nước không được phép khai thác.

Trong quan hệ cộng đồng, xã hội luật tục khuyên bảo con người phải sống chân thật, hòa thuận với nhau, siêng năng làm việc, và phê phán những thói hư, tất xấu. Mọi hành vi tội lỗi mà một cá nhân gây ra đều có ảnh hương xấu đến cả cộng đồng vì đã làm thần linh tức giận, vì vậy cá nhân nào có tội và bị xét xử thì thường phải đền bù thiệt hại về vật chất và nộp lễ vật để làm lễ tạ lỗi với thần linh.

Trong quan hệ hôn nhân, luật tục có nhiều quy định rất chặt chẽ như cấm quan hệ hôn nhân giữa con chú với con bác, con dì với con già (trái lại cô dâu, con cậu từ hai chiều có thể quan hệ hôn nhân). Thực chất hôn nhân giữa con cô con cậu là nhằm bảo vệ tài sản gia đình, dòng họ, nên luật tục K’Ho khuyên:

"Bỏ ruộng thì đói Cắt váy thì nghèo

Bỏ con cô con cậu thì thành đầy tớ"

Luật tục còn hướng vào điều chỉnh mỗi quan hệ của mọi thành viên trong gia đình, nhằm đảm bảo mọi người sống phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau “Thương vợ, thương con, thương cho tỏ. Thương anh thương em, thương cho thật…” (luật tục Mạ) và sống phải có tôn ti, trật tự “…con người mình có lớn có nhỏ” (luật tục Chu Ru) [40, tr.34-35]. Nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình và thuần phong mỹ tực của cộng đồng, luật tục K’Ho quy định: “Bỏ vợ, bỏ con phạt bảy chiêng, bảy trâu. Ngoại tình phạt chín chiêng, mười trâu”. Đặc biệt, ngoại tình là một hành vi không thể chấp nhận và thường bị phạt rất nặng. Đối với dân tộc Mạ, nếu đàn ông ngoại tình mà có con thì phải thanh toán toàn bộ chi phí cho lễ đâm con trâu đực trắng để cúng Yàng (trời). Trước khi nghi lễ bắt đầu, người ta phải giết một con ngan trắng, dê trắng, heo trắng để hai kẻ tư tình tạ lỗi trước các thần. Nhưng với dân tộc K’Ho, hay Chu Ru thì khi người đàn bà có con đi “bắt chồng”, chàng nào muốn “cá vào ao ta, ta được” phải dâng lễ cưới cho mẹ một con trâu. Nếu người đàn bà đó có 1-2 đứa con, lễ cưới phải tặng thêm 1-2 con trâu cho cô ta.

Trong gia đình, luật tục cũng quy định rõ, vợ chồng thì phải thủy chung, biết cư xử theo lẽ phải, trong trường hợp vi phạm quy định của luật tục, phạm tội… sẽ bị phạt vạ theo quy định của luật tục, nặng nhẹ tùy vào hành vi vi phạm.

“Trượt tay kiếm cành mà vịn Trượt chân kiếm cành mà chống

Lỡ mồm kiếm vật mà đền” 60, tr.106].

Tồn tại trên nguyên tắc tự quản, mọi thành viên trong cộng đồng cùng nhau xây dựng và cùng đồng thời thực hiện, nên luật tục trở thành sức mạnh cố kết cộng đồng “hợp nhau lại như trâu trong chuồng, như ca dưới gốc cây, cùng reo như tiếng cồng chiêng, cùng kể chuyện xưa như người cùng buôn” (luật tục K’Ho). Nếu để gia súc phá hoại lúa của người khác hoặc là vu oan cho người khác là quỷ, luật tục Mạ quy định mức phạt vạ:

Lợn mà ăn lúa: ba chiêng

Con dê ăn gạo: sáu chiêng phải đền Vu cho người tội phép phù

Lỗi ấy phải tội mười chiêng với làng [34, tr.213].

Một nguyên tắc ứng xử quan trọng được xác lập ở mỗi người dân các tộc người bản địa Lâm Đồng đã hình thành từ bao đời nay trên cơ sở quy định của luật tục là “niềm tin cộng đồng”. Niềm tin này không chỉ có tác dụng loại trừ cái ác, cái xấu mà nó còn là nền tảng để tạo nên sức mạnh cố kết cộng đồng, cần phải phát huy nhằm tạo nên sự bền vững cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Có thể nói, luật tục không những chứa đựng giá trị lịch sử xã hội tộc người, mà còn chứa đựng giá trị văn hóa tộc người. Về giá trị xã hội tộc người, thông qua luật tục các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội các dân tộc bản địa Lâm Đồng được bộc lộ rõ, từ sản xuất, quan hệ sở hữu, tổ chức xã hội đến các mỗi quan hệ cộng đồng. Về giá trị văn hóa tộc người nó phản ánh các lĩnh vực khác nhau của văn hóa bao gồm, văn hóa mưu sinh, văn hóa xã hội, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể… Về giá trị tri thức có thể nói, luật tục các dân tộc bản địa Lâm Đồng đã tích hợp trong nó kho tàng tri thức nhiều mặt của dân tộc chủ thể, trong đó nổi bật là tri thức về xã hội và tự nhiên của con người.Về xã hội đó là những nhận thức và tri thức liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người và giải quyết mối quan hệ đó. Về mối quan hệ với tự nhiên thì đó là kho tàng tri thức về ứng xử hợp lý, có chọn lựa của con người với đất đai, rừng núi, với nguồn tài nguyên nơi cư trú. Đúng như quan niệm của đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng, luật tục được lưu truyền, gìn giữ nhằm đảm bảo cho cuộc sống buôn làng được yên vui, thanh bình:

“Sạch nước suối cho đàn cá lên Sạch bãi cỏ cho đàn nai đến Sạch sân làng cho lũ trẻ chơi

Nhìn chung mọi hành vi vi phạm những quy định của buôn làng đều được giải quyết trong khuôn khổ luật tục. Tất cả những luật tục đó đều nhằm bảo vệ và hun đúc ý thức cộng đồng:

Con trâu chết còn cặp sừng Cha mẹ chết còn con cái Sau anh là em

Sau cậu là cháu

Và cả ngay sau các con là dấu vết của ông bà” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật tục có hiệu lực đối với tất cả mọi người, trong đó những điều khuyên răn, giáo dục có vai trò trong việc hình thành nên bản chất thật thà, chân chất của con người còn các điều phạt mang tính chất giáo dục răn đe, ngăn chặn, đề phòng. Trong muôn vàn các hình phạt được đưa ra thì hình phạt đáng sợ nhất, hơn cả cái chết, đối với đồng bào, là bị đuổi ra khỏi cộng đồng. Những điều răn dạy mọi người không nên làm những việc xấu, không làm những điều ác, không trộm cắp, không loạn luân, không uống rượu say, không đánh đập vợ con,... lấy việc khoan dung, hoà giải làm trọng. Luật tục thể hiện tinh thần trách nhiệm chung của cộng đồng đối với lỗi lầm. Thông thường, trong các luật tục, việc xét xử các tội lỗi phải thực hiện qua các bước từ gia đình, dòng họ rồi mới đến buôn, làng. Qua cách xử lý như vậy, mọi thành viên từ già tới trẻ được giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần xây dựng, củng cố sự bền vững và đoàn kết của dòng họ, buôn làng; giữ gìn đất rừng, nguồn nước, những tài sản được coi là của chung, tuân thủ và thực hiện tự giác các luật tục truyền thống, trân trọng và chấp hành ý kiến của chủ họ, chủ làng. Cũng như ý thức được sự hy sinh những tham vọng cá nhân vì lợi ích chung của gia đình, dòng họ, cộng đồng, buôn làng. Do vậy, ý thức tự giác của mọi thành viên là hệ quả của nếp sống cộng đồng.

Phù hợp với chế độ công xã nông thôn là hình thức tổ chức gia đình theo chế độ mẫu hệ tồn tại phổ biến. Hình thức gia đình của các DTTS bản địa gồm hai hình thức là gia đình lớn và tiểu gia đình. Trong gia đình mẫu hệ, vai trò của người phụ nữ được đề cao, họ là trụ cột gia đình, là người kế thừa tài sản và nối nòi theo dòng mẹ. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên vợ đã được

xác lập và duy trì một cách khá chặt chẽ trong xã hội. Người phụ nữ hoàn toàn đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau hôn lễ, chàng rể phải về ở bên nhà vợ.

Trong xã hội cổ truyền của các DTTS bản địa Lâm Đồng, do chưa có sự phân hóa giai cấp, tính cộng đồng cao và chỉ biết đên buôn làng. Con người không chỉ thích ứng với tự nhiên mà còn thực sự hòa đồng, sống nương tựa vào nhau, trong đó cá nhân gắn bó với gia đình còn gia đình lại gắn bó với buôn làng nên rất ít có tranh chấp. Tập tính cộng đồng cùa đồng bào dân tộc bản địa Lâm Đồng không chỉ biểu hiện trong cư trú mà còn trong cả lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày cả vật chất lẫn tinh thần.Trong sản xuất, buôn làng nào cũng có một lịch trình nông nghiệp thống nhất, từ khâu canh tác, mùa vụ…, họ vừa phối hợp vừa hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo đạt được thành quả lao động hữu hiệu nhất. Nếp sống trong mỗi buôn làng của các cư dân bản địa luôn luôn là vui buồn có nhau. Bất cứ sự kiện nào của từng hộ, từng nhà trong buôn dù to hay nhỏ, dù vui hay buồn đều được mọi thành viên trong buôn làng quan tâm và chia sẻ. Gia đình có lễ hội cả buôn làng giúp việc, ăn uống, gia đình có ai săn được thú cả làng được chia phần… Chính sự cộng hưởng, cộng sinh tự nguyện và dân chủ đó đã tạo nên sự cố kết giữa người và người. Mỗi thành viên trong buôn làng “suốt đời tắm mình trong không khí cộng đồng và suốt đời bị chi phối bởi lối sống mang tính cộng đồng, cả cống hiến cũng như hưởng thụ” [43, tr.126]. Nên ở mỗi cư dân bản địa có nếp nghĩ phóng khoáng, cởi mở, chan hóa, hồn nhiên đã tạo nên một đời sống tinh thần trong sáng bên cạnh đời sống vật chất vẫn còn những khó khăn.

Tôn giáo, tín ngưỡng: Theo quan niệm của các tộc người bản địa Lâm Đồng, có hai thế giới tồn tại đó là thế giới của người sống thực và thế giới hư vô. Trong đó thế giới thứ nhất là thế giới của con người, của vạn vật trên trái đất, những cái có thể cảm nhận được. Còn thế giới hư vô là thế giới của những cái mà người ta gọi là hồn ma quỷ thần, những lực lượng siêu tự nhiên,… những hoang tưởng mà người ta không cảm nhận được, không chứng minh được sự tồn tại của nó. Tuy nhiên những yếu tố vô hình này lại thiêng liêng quyết định cuộc

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 40)