Thực trạng phát huy vai trò tích cực của văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Lâm Đồng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 67)

- Đặc điểm địa lý tự nhiên

2.2.1. Thực trạng phát huy vai trò tích cực của văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Lâm Đồng và nguyên nhân

sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng và nguyên nhân

Vai trò của văn hóa bản địa trong phát triển kinh tế ở Lâm Đồng.

Sự kết hợp giữa phương thức sinh hoạt nương rẫy và phương thức sản xuất hiện đại; tri thức kinh nghiệm với tri thức và khoa học - kỹ thuật hiện đại đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào sự chuyển dịch và tăng trưởng của nền kinh tế. Trong sản xuất, truyền thống canh tác của đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng vẫn có vai trò nhất định trong việc ổn định và nâng cao cuộc sống của họ khi kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh. Các DTTS bản địa Lâm Đồng có truyền thống canh tác nương rẫy, với phương thức canh tác “luân canh” như nhiều nhà khoa học và nhiều đề tài đã nhận xét đó là phương thức canh tác vừa ăn rừng vừa nuôi rừng. Một phương thức canh tác vừa “biểu hiện mối quan hệ hòa đồng sâu sắc giữa con người và thiên nhiên…”, vừa “kìm giữ con người trong thái độ chấp nhận thực tại do thiên nhiên đem lại”, [41, tr.13] phản ánh cách ứng xử trung thực của người dân bản địa trong cuộc sống. Lựa chọn cho mình một phương thức sinh hoạt kinh tế phù hợp đồng bào không chỉ tạo ra của cải vật chất, mà còn hình thành và tích lũy được hệ thống tri thức, kinh nghiệm (còn được gọi là tri thức bản địa) phục vụ cho nhu cầu sinh tồn và tổ chức cuộc sống trong xã hội.

Phát huy vai trò tri thức bản địa thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất, hình thành nền sản xuất hàng hóa. Tri thức bản địa là một trong những “nguồn lực” có thể trực tiếp huy động cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng. Bởi, nói đến tri thức là nói đến con người, là nói đến nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả nguồn lực của sự phát triển. Hoạt động của con người là hoạt động dựa trên tư duy sáng tạo, là hoạt động trên cơ sở vận dụng đúng quy luật khách quan, đúng

hoàn cảnh, đúng lúc; là hoạt động bằng cả ý chí, quyết tâm, nghị lực, nên đó là hoạt động tạo ra động lực cho sự phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp tri thức bản địa đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho cuộc sống của họ, cũng như việc bảo vệ các nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái trong cộng đồng và góp phần quan trọng vào sự ổn định phát triển của xã hội. Đó là những chuỗi tri thức đủ để họ thích ứng với tự nhiên và thực hành sinh kế. Điển hình là những dự đoán về tự nhiên để gieo trồng, với những loại cây trồng có khả năng thích ứng với thổ nhưỡng, lựa chọn những vật nuôi đã qua chọn lọc tự nhiên, và hình thức canh tác “luân canh”, có giá trị vừa tìm được thức ăn từ rừng, vừa nuôi rừng hiệu quả. Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức hiện nay, văn hóa càng đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao dân trí, tạo sức mạnh có tính đột phá, nắm bắt công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại nhằm phát triển kinh tế. Đây là nhân tố thúc đẩy sức sản xuất quan trọng nhất, bởi văn hóa đã phát huy sức mạnh của chủ thể. Nó là cơ sở để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, củng cố và phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay và nâng cao sức sản xuất xã hội, hoàn thiện tố chất và khả năng lao động của con người. Thực tế, những thay đổi tích cực ở đồng bào bản địa Lâm Đồng những năm qua đã chứng minh điều đó. Hệ thống giáo dục được mổ rộng về quy mô đến các thôn, buôn, được đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của con em trong tỉnh. Đặc biệt hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 09 trường Dân tộc nội trú với 84 lớp học bảo đảm cho 1.000 học sinh học tập trung. Ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực các dân tộc thiểu số sinh sống, giáo viên các trường còn là những cán bộ dân vận, đến từng nhà, từng buôn, động viên con em các dân tộc thiểu số đi học và hàng năm huy động được trên 80% học sinh dân tộc đến trường [61].

Ngoài ra, trên địa bản Lâm Đồng hiện có 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 102 trung tâm học tập cộng đồng và hầu hết các huyện thị đều có các trung tâm giáo dục thường xuyên và TTKTTH - HN, 43 đơn vị đào tạo nghề có năng lực đào tạo 50 nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp… được phân bổ trên địa bàn 10/12 huyện, thành phố của tỉnh. Năm 2009, trên cơ sở Quyết định 1956/QĐ-

TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Kế hoạch triển khai và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, đến nay 11/12 huyện, thành phố trong tỉnh (trừ Thành phố Đà Lạt) đã triển khai với những giải pháp phù hợp. Kết quả, tính đến tháng 4/2010 toàn tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức được 120 lớp dạy nghề cho gần 3.500 lao động nông thôn, người nghèo và ở các xã nghèo (trong đó có 1.600 người là đồng bào dân tộc thiểu số) [63].

Sự quan tâm của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, không chỉ góp phần nâng cao dân trí cho người dân trong tỉnh nói chung, người dân bản địa nói riêng mà còn góp phần không nhỏ vào việc đào tạo cho Lâm Đồng một nguồn lao động có trình độ chuyên môn - kỹ thuật. Năm 2003, lao động của tỉnh được qua đào tạo có 18,1%, trong đó 9,3% qua đào tạo nghề; đến năm 2009 tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh xấp xỉ 30%, qua đào tạo nghề là 19,6%. Nhìn chung, tỉ lệ lao động qua đào tạo của Lâm Đồng cao hơn các tỉnh Tây Nguyên nhưng còn thấp hơn mức bình quân của cả nước và còn chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động đang hoạt động kinh tế của Lâm Đồng chiếm 53,3% dân số (645.000 người), trong đó có 30% lao động qua đào tạo (cả nước là 40%), lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 20%. Năm 2009, trong 100 lao động làm việc thì ở thành thị có 42 người đã qua đào tạo, còn ở nông thôn chỉ có 19 người; nhiều xã vùng dân tộc thiểu số chỉ có 2-3% lao động ngành nghề, nhiều thôn trắng về ngành nghề [62].

Lâm Đồng còn chú trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao KHKT đến đồng bào bản địa và đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào thiểu số đặc biết khó khăn, tập trung đầu tư vào hỗ trợ sản xuất và ngành nghề nông thôn, như: các lớp tập huấn kỹ thuật, các mô hình trình diễn, trồng trọt, chuyển đổi giống cây trồng; chương trình thủy lợi nhỏ, chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình điện khí hóa nông thôn, chương trình xây dựng và thực hiện dự án điều chỉnh quy hoạch bố trí dân cư… đã giúp nông dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con nông dân các DTTS bản địa từng bước có những thay đổi về nhận

thức cũng như tập quán sản xuất, chuyển từ tập quán sản xuất “quảng canh” sang sản xuất theo hướng thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Đồng bào vốn gắn bó với nền nông nghiệp nương rẫy, sản xuất đều nhờ vào trời, trông chờ vào tự nhiên, đến nay một bộ phận đã tiến hành trồng lúa nước theo kỹ thuật mới đưa đến năng suất cao, áp dụng gieo trồng các giống mới có năng suất cao chất lượng tốt, đạt năng suất bình quân cho mỗi vụ mùa là 4,5 tấn/1ha như ở huyện Đầm Ròn và được xác định là vựa lúa trọng điểm cần được đầu tư để phát huy thế mạnh. Bà con còn biết ghép, chăm bón, cải tạo vườn cà phê để nâng cao năng suất, biết trồng vườn rau dinh dưỡng để cải thiện đời sống. Trong chăn nuôi cũng có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rong đang được nhiều hộ đồng bào chuyển sang chăn nuôi trang trại theo hướng công nghệ khép kín(1). Những mô hình sản xuất rau, hoa thương phẩm đưa lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập giúp người sản xuất làm giàu cũng đã xuất hiện ở những hộ gia đình người DTTS bản địa. Điển hình có gia đình chị K’Khuyên, gia đình anh K’Sa Bôn, với mô hình trồng rau và hoa, đạt doanh thu từ 150 triệu đồng/năm. Điều đó, góp phần không nhỏ vào việc xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và nâng cao thu nhập cho đồng bào. Việc thay đổi về nhận thức và tập quán trong sản xuất ở đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng diễn ra trong hầu hết các vùng đồng bào cư trú trong địa bàn tỉnh

Sự chuyển dịch trong sản xuất tuy chưa phải là phổ biến, song đó cũng là những dấu hiệu đáng mừng. Nhiều khu vực vùng cao đồng bào đã biết ngăn đập, làm thủy lợi nhỏ để phục vụ sản xuất cho thấy phương thức sản xuất hiện nay của đồng bào không còn trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào tự nhiên nữa. Những công cụ lao động thô sơ đã dần được thay thế bằng máy móc khoa học kỹ thuật. Trong tổng số 800 hộ đồng bào được hỏi công cụ lao động sử dụng chủ yếu của gia đình hiện nay là gì có tới 574 hộ trả lời là máy móc. Tuy nhiên sử dụng máy móc trong sản xuất chủ yếu tập trung ở các địa phương vùng trung tâm, vùng chuyên

(1)Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp Huyện Đức Trọng. Trên địa bàn huyện ở xã Nthon Hạ có hộ gia đình Kon sơ Ha Phao (thôn Yangly) và hộ K’Biểu (thôn đoàn kết) đã chuyển 0,5 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng khoai môn và trồng dâu nuôi tằm. Gia đình ông Ma Đức, Yabin (Thôn P’ré) chuyển đất lúa sang

canh rau hoa, cây công nghiệp hoặc vùng ven là chính, còn ở vùng sâu vùng xa tỷ lệ này chưa nhiều. Điều đáng quan tâm ở đây là đồng bào đã có những thay đổi trong nhận thức nhất là việc ưu tiên đầu tư cho TLSX, một bước tiến trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế khác xa với tập quán truyền thống sản xuất tự cung, tự cấp của đồng bào. Sản xuất chuyển dịch theo hướng tập trung, hình thành nên các vùng sản xuất chất lượng cao ở Lâm Đồng như: vùng cây công nghiệp ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh; vùng rau hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng và vùng lúa, mía, dâu tằm, cây điều, ca cao, cây ăn quả ở 3 huyện phía Nam và Đam Rông, đưa lại thu nhập cao, ổn định cho người sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân về mọi mặt. Những chuyển dịch trong sản xuất, một mặt cho thấy đây là hướng phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch của tỉnh, địa phương về các vùng cây trồng chuyên canh; mặt khác cho thấy đồng bào đã có những thích ứng với kinh tế thị trường, biết nắm bắt nhu cầu của xã hội. Đời sống của đồng bào được nâng lên về mọi mặt, đói nghèo giảm dần và đang đi vào thời kỳ được xóa bỏ, khoảng cách giữa các dân tộc được rút ngắn, nhiều hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều hộ dân tộc đã biết làm giàu. Nhiều cá nhân và có cả tập thể đã được vinh danh trong thời gian qua như: Ông Ya Loan (người Chu Ru) 63 tuổi, sinh sống tại thôn Kahót, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương một điển hình về làm kinh tế giỏi, ông chủ của một trang trại và còn là một con người của xã hội tham gia nhiều hoạt động với những đóng góp tích cực cho các hoạt động phong trào vận động ở địa phương cư trú và trong tỉnh Lâm Đồng. Ông còn là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, chính là người đã vinh dự được đại diện cho bà con các dân tộc tỉnh Lâm Đồng nói chung, các DTTS bản địa nói riêng về dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII tháng 12/2010; hay Cil Múp Ha KRiêng được phong tặng Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó ở Lâm Đồng hiện nay đang xuất hiện khá nhiều những hộ đồng bào dân tộc thiểu số chất phác, giản dị nhưng gia sản của mỗi hộ lên tới hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, buôn làng K’Ho ở Tân Châu huyện Di Linh, đang sừng sững với những tòa biệt thự khang trang, máy móc,

phê. Điều đó đã đưa đến những đổi thay theo hướng tích cực trong phương thức canh tác, sản xuất của đồng bào. Sản xuất hiện đã có những thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đồng thời, một bộ phận lớn đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng còn mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng, chế tạo phục vụ cho sản xuất. Điển hình là ông Kasa Ha Tang (56 tuổi) ở buôn Đạ Sar, xã Đạ Sa, huyện Lạc Dương, một nông dân dân tộc thiểu số (người Cill một nhánh của dân tộc K’Ho) đã chế tạo thành công máy lẩy bắp, góp phần làm giảm bớt những vất vả trong lao động sản xuất cho đồng bào mình, ông đã được Bộ Khoa học - Công nghệ chọn là một trong 15 "Nhà khoa học chân đất” tham dự Chợ Công nghệ thiết bị Việt Nam 2005. Kết quả đạt được góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất ở địa phương.

Văn hóa bản địa với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Lâm Đồng.

Những tri thức về tự nhiên đồng bào đã đúc rút ra trong hoạt động của mình không chỉ giúp họ khai thác mà còn quản lý một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sự vô ý thức của con người khi có nhưng hành động tàn phá, hủy diệt nó. Sinh tồn gắn liền với rừng nên trong nhận thực của đồng bào rừng không chỉ cung cấp cho cuộc sống hằng ngày mà còn là nền tảng của sản xuất, là văn hóa trong cuộc sống. Do vậy, ý thức về bảo vệ rừng đã hình thành và phát triển trong suốt quá trình sinh tồn của họ qua các thế hệ, nếu ai phạm vào tội phá rừng, ngay cả việc phát rừng làm rẫy sẽ bị xử phạt rất nặng. Luật tục cũng quy định rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, tôn trọng các quy tắc của cộng đồng về xác lập chủ quyền đối với rừng và đất rừng của mỗi cộng đồng buôn làng. Trong mỗi buôn làng của đồng bào luôn có một vị “Chủ đất (“chủ rừng”) chăm lo bảo vệ cương vực làng mình” [43, tr.130].

Những năm qua, trước thực trạng suy giảm tài nguyên rừng, dẫn đến sự suy giảm về độ che phủ cũng như suy giảm về văn hóa đặc biệt là văn hóa bản địa, nhiều tập quán tốt đẹp liên quan đến rừng, bảo vệ rừng được hình thành và phát huy tác dụng tích cực trong quá trình sinh tồn của các DTTS bản địa, nay

tiếp tục được phát huy thông qua những đường lối, quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn buôn ở các địa phương trong tỉnh, Lâm Đồng đặc biệt chú trọng nhiều đến đồng bào DTTS bản địa, những người cần và thiết tha với rừng, thu hút họ tham gia không chỉ nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng mà còn vì mục đích phát triển sinh kế cho đồng bào(1). Đối với đồng bào, chính sách giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà hơn hết còn là khôi phục nhiều tập quán tốt

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w