- Đặc điểm địa lý tự nhiên
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cư dân bản địa về văn hóa và vai trò của văn hóa
không những không được phát huy mà còn bị mai một, những yếu tố văn hóa lạc hậu, lai căng có dịp phát triển gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng hiện nay.
3.2. Các giải pháp phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểusố Lâm đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội số Lâm đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Văn hóa không chỉ là những biểu hiện cơ bản của con người trong quá trình sinh tồn và phát triển, mà còn là những hoạt động nhận thức thực tiễn nhằm tạo ra những biến đổi của xã hội, của môi trường xung quanh và của chính bản thân con người. Hình thành từ nền kinh tế nương rẫy, tồn tại và phát triển trong xã hội tiền giai cấp, nên trước những đổi thay trong phương thức sinh hoạt kinh tế với cơ chế thị trường năng động nhưng cũng nhiều thách thức; các thôn buôn được hình thành với các vị trưởng thôn có nhiệm vụ điều hành, tuyên truyền, hướng dân cho đồng bào chấp hành pháp luật, công cụ quản lý xã hội có tính chất bắt buộc, cưỡng chế phổ biến trong xã hội... đang làm cho văn hóa bản địa Lâm Đồng có những xu hướng biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Vai trò của các yếu tố văn hóa truyền thống bản địa phần nào bị hạn chế, yếu tố ổn định và phát triển xã hội từ chiều cạnh văn hóa không được quan tâm đúng mức nên văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa phai mờ, mai một dẫn đến vai trò động lực, mục tiêu, nền tảng của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không những không được phát huy mà còn hình thành nên những nguyên nhân tiềm ẩn những bất ổn xã hội. Để khơi dậy khả năng tiềm ẩn của đồng bào vốn đã được đúc kết, phát huy và phát triển trong quá trình sinh tồn của các dân tộc, khai thác nguồn tài nguyên quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm mục tiêu nâng cao hơn nữa đời sống cho nhân dân và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội, cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau.
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cư dân bản địa về văn hóa và vai trò củavăn hóa văn hóa
Thực tiễn đã chứng minh con người khác con vật là ở chỗ con người có nhận thức. Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới đó, từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất,
để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người, là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển. Là chủ nhân của nền nông nghiệp nương rẫy, nhận thức của đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng đến nay tuy đã được nâng lên nhưng phổ biến vẫn là nhận thức kinh nghiệm. Do vậy, nâng cao trình độ nhận thức của cư dân bản địa về vai trò của văn hóa đang trở nên cấp thiết trước sự tác động của các nền văn hóa ngoại lai, của kinh tế thị trường đang làm thay đổi không chỉ ở nếp nghĩ của người dân mà cả trong cách làm của họ. Nhờ những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của Nhà nước mà đời sống của đồng bào đã có sự đổi thay cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, song, cũng còn không ít những hạn chế mà trong thời gian tới cần phải khắc, từ đó thúc đẩy phát huy vai trò tích cực của văn hóa bản địa đới với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng. Nâng cao nhận thức về văn hóa và vai trò của văn hóa trong phát triển cho đồng bào các dân tộc bản địa, chính là làm cho đồng bào nhận thấy được vai trò nền tảng, hệ điều tiết của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội, của đất nước nói chung và của mỗi tộc người nói riêng, “Văn hóa dân tộc với những giá trị đặc sắc của nó, sẽ là chỗ dựa vững chắc để con người cảm thấy bình yên” [9, tr.38]. Vai trò nền tảng, hệ điều tiết của văn hóa đó là tổng hòa các nhân tố như: quan niệm sống, lối sống, về ước vọng hạnh phúc, về bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc, là tri thức và những kỹ năng đã được tích lũy, là những giao lưu ảnh hưởng đã được hấp thụ... Nó cho phép họ thoát khỏi tư tưởng coi nhẹ vai trò của văn hóa so với việc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó, đồng bào mới xác định được các giá trị văn hóa tích cực và có ý thức bào tồn, phát huy tác động của các yếu tố văn hóa đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để nâng cao trình độ nhận thức của đồng bào các tộc người bản địa, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Một là: Mở rộng, củng cố, phát triển giáo dục về mọi mặt, thu hút con em các DTTS bản địa đến trường nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, khoa học, kích thích nhu cầu hiểu biết, khám phá ở người học. Giáo dục đào tạo không chỉ đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, làm tiền đề phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là điều kiện cho việc phát huy và làm
trường tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần làm phong phú thêm những tinh hoa văn hóa nhân loại, giáo dục là “nơi gìn giữ, truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người, hệ thống giá trị truyền thống dân tộc, giáo dục đào tạo ra con người và các thế hệ tiếp nối sáng tạo các giá trị” [37, tr.92]. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay giáo dục là khâu quan trọng trong quy trình từ khoa học đến sản xuất, bởi “giáo dục trực tiếp phục vụ phát triển con người bền vững, phát triển nguồn nhân lực con người, qua đó trực tiếp phục vụ phát triển xã hội - kinh tế” [37, tr.94]. Thực tế, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo ở Lâm Đồng thấp nhất Tây Nguyên, song tỷ lệ đó trong đồng bào DTTS lại còn khá cao gần 15%. Đây là một khoảng cách chênh lệch lớn giữa người DTTS và người kinh. Cư dân bản địa chỉ có thể vươn tới phát triển và có những đóng góp cho sự phát triển của địa phương, của đất nước khi bản thân họ “tự ý thức” [5] trong việc khai thác tri thức kinh nghiệm (tri thức bản địa) kết hợp với tri thức khoa học và đổi mới tư duy trong sản xuất, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, biết phát huy lợi thế của nghề truyền thống, đưa sản phẩm đến tay du khách trong và ngoài nước, làm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái… vươn lên thoát nghèo và làm giàu cho mình.
Tiếp tục củng cố vững chắc thành tựu xoá mù, đẩy nhanh tốc độ phổ cập giáo dục THPT. Bởi vì, phần lớn những người mù chữ đều ở vùng các tộc ít người và họ được bố trí học theo chương trình cấp tốc, môi trường xã hội nơi họ sống lại rất ít tiếp xúc với chữ. Do đó, khả năng tái mù ở các đối tượng này là rất cao, nhất là với số người nói tiếng Việt chưa thành thạo. Trên cơ sở các quan điểm chi đạo của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, tỉnh cần có văn bản chỉ đạo cho cơ quan quản lý chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai biên soạn các chương trình bổ túc sau xoá mù bằng 2 thứ tiếng Việt - tiếng dân tộc (K’Ho, Chu Ru) và sử dụng số giáo viên là người dân tộc dạy cho chính đồng bào của họ. Còn ở các xã vùng sâu, xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nên có giáo viên chuyên trách xoá mù. Cần kết hợp giữa ngành giáo dục với ngành bưu điện, ngành văn hoá thông tin, tăng số đầu sách báo tại các diểm bưu điện văn hoá xã.
Cấp phát tài liệu tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các nội dung khuyến nông, khuyến lâm, về môi sinh, môi trường, về bảo vệ rừng, và về công tác KHHGĐ… đến tận mỗi hộ dân để tạo nhu cầu rèn luyện, củng cố cái chữ, vốn kiến thức đã được học cho họ. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học và THCS tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phổ cập giáo dục THPT đã xác định trong Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX năm 2010. Ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nhằm giảm khoảng cách về chất lượng dạy và học giữa các vùng trong tỉnh, kết hợp giữa nâng cao trình độ học vấn với giáo dục nghề, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động theo yêu cầu phát triển.
Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch tin học hóa giáo dục, bởi nhờ vào mạng lưới tin học viễn thông đang ngày càng phát triển rất mạnh mà việc truyền tải các giá trị văn hóa của nhân loại nhanh hơn và rộng hơn. Do vậy, những kiến thức cơ bản của giáo dục về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn sẽ cho phép mỗi người tăng khả năng phân biệt và lựa chọn các giá trị của văn hóa, làm phong phú hơn đời sống tinh thần, phát triển khả năng phân tích, phê phán những thông tin đến với họ. Các trường dân tộc nội trú cần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo. Nhà trường cần phải trở thành ngôi nhà chung của con em đồng bào DTTS. Chú trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội cho người học. Đó chính là nền tảng cơ sở cho sự phát triển có định hướng của con người, theo những chuẩn mực giá trị của xã hội mới. Có như vậy chúng ta mới có thể khắc phục được những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đang gây những ảnh hưởng nghêm trọng đến định hướng và giáo dục các chuẩn mực giá trị tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Được học tập, là điều kiện để thế hệ trẻ của các DTTS bản địa Lâm Đồng có thể phát triển khả năng sáng tạo, tinh thần chủ động và khả năng thích nghi, chuyển từ lối sống vô thức sang lối sống có ý thức, có trách nhiệm, có ước mơ, khát vọng và ý chi vươn lên, từ đó tăng khả năng tự chủ của bản thân trong công việc và cuộc sống.
Hai là: Đẩy mạnh và phổ biến công tác khuyến nông ở địa phương, chú trọng hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nhằm
thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế và chuyển đổi phương thức tập quán canh tác cũ của đồng bào dân tộc thiểu số.
Động viên đồng bào tham gia các chương trình khuyến nông, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để có thể lựa chọn cho gia đình mình một mô hình sản xuất phù hợp, với năng suất ngày càng cao, đưa đến nguồn thu nhập cao, ổn định không chỉ đảm bảo cho cuộc sống mà còn có khả năng vươn lên làm giàu.
Đưa khoa học vào cuộc sống còn để mở rộng tầm nhìn cho mỗi người dân vượt ra khỏi phạm vi buôn làng. Những kinh nghiệm được đúc rút từ trong nền kinh tế nương rẫy và được tích lũy, truyền lại qua các thế hệ vẫn không thể thiếu trong nền sản xuất hiện nay song nếu chỉ dừng lại những kinh nghiệm đó thì chưa đủ bởi như vậy sẽ không thể phát triển con người, phát triển kinh tế theo hướng hiện đại. Đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường có sự mở cựa hội nhập ở nước ta hiện nay, sản xuất không chỉ để phục vụ cho mình và gia đình mà là cho xã hội, nhưng sản phẩm của mình có cạnh tranh được hay không thì phải dựa vào trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp.
Tăng cường đào tạo nghề, đa dạng hoá hình thức dạy nghề, nhằm khắc phục tình trạng trình độ tay nghề còn thấp trong lực lượng lao động ở Lâm Đồng hiện nay nói chung, trong đồng bào các DTTS bản địa nói riêng, khắc phục tình trạng lao động chưa qua đào tạo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào, đang có ảnh hưởng nên năng suất lao động. Tiếp tục phát huy hiệu quả đào tạo nghề của các trường nghề và các trung tâm. Về hình thức đào tạo nghề phải linh hoạt, đa dạng. Đặc biệt đào tạo phải hướng tới nhu cầu của người học và phù hợp với đặc điểm kinh tế ở địa phương để số lượng những người được tham gia học, đào tạo nghề có thể tìm được việc làm hoặc ứng dụng trong lao động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Chỉ khi nào “Trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ…” [52, tr.281].
Thực hiện tốt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 800/QĐ-TTg, trong đó có nội dung “đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy
đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ
cấu lao động nông thôn”.
Ba là: Thực hiện, tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng vùng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và làm chuyển biến nhận thức của đồng bào về vai trò và chức năng của văn hoá trước những nhu cầu và sự phát triển của đời sống xã hội. Lựa chọn các tấm gương tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất vươn lên vượt nghèo và làm giàu là người dân tộc thiểu số giới thiệu để đồng bào noi theo, từ đó thay đổi ý thức của đồng bào về quyền và nghĩa vụ đối với việc học. Học tập không chỉ vì bản thân mình, vì quyền lợi của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Đê thực hiện có hiểu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, cần cử tuyên truyền viên xuống các buôn làng vận động, tuyên truyền cho bà con. Tuyên truyền viên phải là người DTTS hoặc là người biết nói tiếng dân tộc và được đồng bào tin yêu, thì hoạt động tuyên truyền mới đạt kết quả tốt.
Bốn là: Lồng ghép truyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa thông qua các phong trào hoạt động của các đoàn thể, các trường học ở cơ sở, nâng cao lòng tự hào và ý thức cộng đồng cho chính người đồng bào DTTS bản địa; định hướng và giáo dục thế hệ trẻ các dân tộc biết yêu, quý trọng di sản văn hóa mà tổ tiên họ ngàn đời gìn giữ và truyền lại. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phát động phong trào "Tuổi trẻ tìm về cội nguồn văn hoá dân tộc" ở các vùng dân tộc thiểu số bản địa. Tạo điều kiện để thế hệ trẻ được tìm hiểu, tiếp xúc với di sản văn hoá truyền thống của dân tộc mình; xoá bỏ mặc cảm tự ti, xem việc gìn giữ vốn di sản văn hoá là nhiệm vụ thiêng liêng, là niềm vinh dự và tự hào của bản thân. Đối với hoạt động ngoài giờ ở các trường học tại các vùng đồng bào DTTS bản địa các thầy cô giáo phụ trách Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, cũng cần có những chương trình giới thiệu hoặc tổ chức sinh hoạt, hội thi tìm hiểu về di sản văn hoá cho học sinh người dân tộc bản địa.
Năm là: Nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, nâng cao ý thức công dân, bảo đảm hài hòa các lợi ích... cho đồng bào tự tin vào chính mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của