- Đặc điểm địa lý tự nhiên
3.1.2. Xu hướng phủ nhận truyền thống
Do điều kiện sống của phần lớn đồng bào các dân tộc bản địa Lâm Đồng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa nên sự giao lưu vì thế cũng có những ảnh hưởng. Tuy dưới sự lãnh đạo, quan tâm của Đảng và nhà nước ta, đời sống đồng bảo các dân tộc bản địa Lâm Đồng so với trước đã được nâng lên về mọi mặt, song nhìn chung vẫn còn thấp. Do vậy, trước sự xâm thực của văn hóa ngoại lai, sự tác động của kinh tế thị trường mơ cửa, văn hóa bản địa Lâm Đồng chưa đủ mạnh để tự thân bảo vệ và phát triển. Đó là xu hướng biến đổi văn hóa truyền thống và chủ nhẩn của nó tự đánh mất một phần hoặc toàn bộ các yếu tố văn hóa trên một lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đời sống tín ngưỡng của đồng bào với niềm tin “vạn vật hữu lĩnh”, gắn liền với nhiều lễ nghi được thực hiện hết sức tốn kém vì phải hiến sinh khi tổ chức nghi lễ, song nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật, lạc hậu… vẫn theo đuổi họ, đã
tạo ra những mảng trống trong đời sống tâm linh của họ. Nắm bắt được thực trạng đó, các thế lực phản động đã tìm mọi cách truyền bá đạo Tin lành vào đồng bào và dễ dàng len lỏi vào từng buôn làng. Nhằm thực hiện ấm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta, chúng đã dung hợp nhiều phong tục tập quán của đồng bào để khống chế nhận thức tinh thần của họ. Do trình độ nhận thức thấp nên đồng bào ở đây đã không nhận diện được mục đích chính trị có chủ đích rõ ràng của các nhà truyền đạo, các thế lực thù địch. Đồng bào bản địa Lâm Đồng đã dễ dàng chấp nhận một vị chúa đầy quyền phép sẽ che chở và ban phát cho họ và dần lãng quên các vị thần linh của mình. Vấn đề tâm linh mà đồng bào luôn quan tâm và tìm hướng giải quyết là vấn đề sống - chết đã được chúng hé mở cho hướng giải quyết là cánh cửa thiên đường. Với một kịch bản được dàn dựng công phu, các thế lực thù địch đã làm cho một bộ phận đồng bào chối bỏ quá khứ, phủ nhận truyền thống của mình một cách “tự nguyện”. Qua thực hiện khảo sát điền dã ở huyện Di Linh, Đơn Dương, Xã Tà Nung - Đà Lạt… cho thấy nhà thờ được thiết kế và xây dựng hoặc là mang dáng dấp hoặc những không gian sinh hoạt vẫn lưu giữ những nét truyyền thống của các DT bản địa, còn các thầy giảng đạo đều có thể sử dụng tiếng dân tộc. Có thể nói, tôn giáo phát triển đã có những tác động tiêu cực như làm đảo lộn trật tự xã hội truyền thống, gây thương tổn nặng nề đối với văn hóa bản địa Lâm Đồng. Các nghi lễ tôn giáo đã thay thế cho những nét đẹp trong văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc bản địa. Cồng chiêng từng là những vật thiêng luôn được họ trân trọng, giữ gìn cẩn thận, được treo ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà và chỉ sử dụng trong lễ hội theo quy định thì nay một bộ phận đồng bào sinh sống ở những vùng ven thành phố hoặc trung tâm đã cải đạo họ còn đem bán, nếu không việc sử dụng cũng không còn đúng quy định như trước. Các hoạt động tang ma, cưới xin hầu như có nhiều thay đổi theo cái mới. Trong đời sống vật chất, các công cụ lao động truyền thống không còn được sử dụng nhiều, trong tổng số 346 người được hỏi chỉ có 23,4% vẫn còn sử dụng, còn 76,6% sử dụng các công cụ lao động hiện đại. Về trang phục, hiện chỉ có những phụ nữ lớn tuổi mới sử dụng váy truyền thống.
Có thể nói, xu hướng phủ nhận truyền thống trong chính chủ nhân của nền văn hóa bản địa Lâm Đồng hiện nay do nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chính là sự xâm thực của văn hóa ngoại lai, tôn giáo kết hợp với mục đích chính trị đối với văn hóa bản địa. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết kịp thời và phù hợp.