- Đặc điểm địa lý tự nhiên
3.2.3. Đổi mới nâng cấp cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động văn hóa
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” [20, tr.213]. Thực hiện Chỉ thị 39/CT-TTg về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thông tin nhằm cải thiện và nâng cao một bước mức hưởng thụ văn hóa thông tin cho đồng bào. Những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có những đầu tư lớn, khá bề thế và hiện đại về cơ sở vật chất phục vụ văn hóa, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng - kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, diện mạo nông thôn vùng DTTS. Cụ thể: các thiết chế văn hóa (cơ sở vật chất phục vụ đời sống văn hóa) cho việc khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong các cộng đồng, buôn làng như nhà văn hóa xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn - khu phố đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Hệ thống công viên văn hoá, khu du lịch văn hoá - sinh thái, nghề truyền thống phục hồi và được mở mang, phát triển. Đặc biệt, đã có hàng triệu hiện vật gốc là các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được sưu tầm, bảo quản, trưng bày và giới thiệu…
Đến nay, toàn tỉnh có 75/148 xã có nhà văn hóa được làm từ nguồn kinh phí nhà nước, 710/1.271 khu dân cư có nhà sinh hoạt cộng đồng do “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 252 sân tập thể thao, phục vụ nhu cầu gặp gỡ, nhóm họp giao lưu văn hóa tinh thần. Mỗi nhà văn hóa còn được trang bị một dàn thiết bị âm thanh, nhạc cụ trị giá 10 - 15 triệu, gồm: Loa, âm ly, cồng chiêng. Có 111 xã, phường, thị trấn có bưu điện văn hóa xã , 145/148 xã, phường, thị trấn có tủ sách pháp luật, 10/12 huyện, thị xã, thành phố có thư viện cấp huyện, và 389 tủ sách nông thôn phục vụ văn hóa đọc. Nhà văn hóa là nơi không chỉ hưởng thụ văn
hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, thực trạng các nhà văn hóa chủ yếu còn hoạt động cầm chứng, theo thời vụ, có những nhà văn hóa mỗi năm chỉ tổ chức một vài hoạt động. Ngoài ra, theo thống kê của ngành văn hoá, hiện nay toàn tỉnh đã có 12 đội thông tin lưu động của 12 huyện thành, 1 đội thông tin lưu động của trung tâm văn hoá tỉnh, 1 Đoàn ca múa nhạc và 3 đội chiếu bóng dân tộc miền núi cùng có chung nhiệm vụ phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Hàng năm Đoàn ca múa nhạc dàn dựng khoảng 2 chương trình mới, gồm khoảng hơn 30 tiết mục biểu diễn 60 buổi phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa; các đội thông tin lưu động của huyện, của tỉnh đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng phục vụ tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại và đáp ứng với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí của nhân dân… Thêm vào đó, gần 100% hộ đều có phương tiện nghe nhìn (tivi, radio)… Tuy nhiên, khi được hỏi thì 72,3% trong tổng số 800 họ được hỏi trả lời các cơ sở văn hóa đó hoạt động không thường xuyên.
Để “văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [18, tr.114], năm 2006, Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian các DTTS tỉnh Lâm Đồng 2006 và đón bằng của UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Từ đó, hàng năm tỉnh tổ chức liên hoan văn hóa cồng chiêng ở các huyện Di Linh, huyện Đam Rông và tại Khu du lịch rừng Mađagui (huyện Đạ Huoai)… Đặc biệt, nhận thức, cồng chiêng luôn gắn với lễ hội và các sinh hoạt cộng đồng, ngành Văn hóa - Thể thao và Du Lịch đã “đưa” cuộc giao lưu văn hóa cồng chiêng có qui mô khu vực Tây Nguyên vào Festival Hoa. Vào các ngày hội đoàn kết các dân tộc, tết Lir Boong, lễ hội Nhô Wèr, Nhô Sarpú và một số lễ hội khác… của đồng bào các DTTS ở Lâm Đồng, giai điệu cồng chiêng bắt đầu được xuất hiện trở lại.
Bên cạnh đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa phát triển chưa thật đồng đều, tính bền vững chưa cao; hiệu quả của phong trào còn nhiều hạn chế. Tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu vẫn còn len lỏi ở khu dân cư, nội dung hoạt động của các thiết chế này còn nghèo nàn. nhìn chung vẫn rất hạn hẹp, chủ yếu kinh phí hoạt động cấp theo thời vụ, ngân sách huyện bố trí cho xã chủ yếu để tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn, không có kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên. Các hoạt động của các ban ngành tuyến xã tổ chức tại nhà văn hóa, kinh phí do ban ngành đó hỗ trợ, nên các hoạt động tổ chức không được thường xuyên, chủ yếu tập trung vào những hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động thông qua việc triển khai Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn hóa, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác. Mức độ tổ chức hoạt động còn sơ sài, nghèo nàn vì thiếu cán bộ cơ sở, thiếu trang thiết bị và kinh phí hoạt động. Ngay như, đài phát thanh truyền hình tỉnh có công xuất 10 KW nhưng mỗi ngày cũng chỉ phát hình 60', chia làm 2 buổi với cùng một nội dung, và 30’ phát hình tiếng dân tộc, còn lại chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp sóng. Đoàn nghệ thuật tổng hợp với trang thiết bị, xe máy đầy đủ, nhưng chủ yếu phục vụ hội nghị và một vài ngày lễ trong năm, số xuất diễn phục vụ nhân dân ở cơ sở còn ít. Về đội ngũ chuyên trách, số được đào tạo chính quy ở trình độ đại học trở lên theo các chuyên ngành văn hoá còn rất ít, chủ yếu là học tại chức ở những ngành xa với văn hoá.
Do vậy, để đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là: Triển khai và thực hiện tốt đề án “Phát triển VHNT tỉnh Lâm Đồng đến 2015, định hướng đến 2020” đã được tỉnh ủy Lâm Đồng phê duyệt với quan điểm gắn văn hóa nghệ thuật trên địa bàn tỉnh với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Cụ thể:
Tăng cường đưa các đội hoạt động chuyên ngành như thông tin lưu động, văn nghệ xung kích, chiếu bóng lưu động... xuống xã, thôn, buôn để vừa phục vụ vừa tuyên truyền, đồng thời kèm theo các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao ở các khu dân cư.
Sớm tổ chức đánh giá thực trạng, xây dựng, phê duyệt và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; hỗ trợ xây dựng và trang thiết bị cho nhà văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đầu tư 100% kinh phí xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao cấp thôn, ưu tiên vùng có hoàn cảnh đặc biệt, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, hàng năm tỉnh đầu tư từ 1- 1,2% ngân sách sự nghiệp để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao xã - thôn. Lựa chọn và xây dựng thí điểm phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, sau đó nhân rộng mô hình xã điểm.
Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả "Quỹ phát triển văn hóa nông thôn" nhằm huy động các nguồn lực cho sự phát triển văn hóa nông thôn; lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch ở các cấp với việc thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa ở nông thôn. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở.
Hỗ trợ kinh phí và có chế độ thù lao cho các nghệ nhân để mở các lớp đào tạo, truyền dạy, hướng dẫn làm các nhạc cụ truyền thống như: đàn, sáo..; chỉnh âm, đánh cồng chiêng và các nghề truyền thống khác… nhằm lưu truyền cho các thế hệ sau, đồng thời nâng cao lòng tự hào của dân tộc.
Hai là: Cần có sự quan tâm sâu sắc và sự thống nhất từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã, trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở. Sự quan tâm đó phải được thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể như quy hoạch đất đai, đầu tư kinh phí để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, nhằm vào hai nội dung: Xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất ấy.
Ba là: Kế thừa những kết quả, thành tựu đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại, bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với từng vùng, từng dân tộc.
Huy động mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng ngành văn hóa bằng việc khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện tốt cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để huy động nguồn lực, dành quỹ đầu tư, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ, tích cực đóng góp xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng.
Ngành văn hóa cần chú trọng hơn nữa trong việc thực hiện chủ trương đưa văn hóa thông tin về cơ sở nhằm khai thác tối đa tần suất hoạt động của các nhà văn hóa, từng bước cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa đã được đầu tư; tổ chức liên hoan, hội diễn, ngày hội văn hóa… Xây dựng các mô hình hoạt động như CLB GĐVH, các CLB, nhóm sở thích trong thanh niên, phụ nữ, nông dân… gắn kết với Nhà Văn hoá nhằm khai thác tối đa hiệu quả xã hội mà các thiết chế văn hóa mang lại.
Bốn là: Chủ động phối hợp, quản lý các lễ hội tôn giáo để nắm và hướng dẫn phần hội theo các định hướng văn hoá mới, góp phần hạn chế những biểu hiện mê tín, lợi dụng lễ của những người xấu; nghiên cứu hình thành một số lễ hội mới để thu hút nhân dân tham gia, góp phần hình thành truyền thống riêng cho thế hệ mai sau.
Tăng cường đầu tư cho việc xây dùng hệ thống đài phát thanh cả cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, nhằm mở rộng diện phủ sóng phát thanh truyền hình, chú trọng các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc. Đặc biệt “Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước” [24, tr.225]. Bởi truyền hình là phương tiện tốt nhất để đưa đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đem lại văn minh cho đồng bào DTTS một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Đồng thời tăng cường, nâng cao chất lượng việc cấp phát, báo, tạp chí, đặc biệt là báo ảnh.
Năm là: kinh nghiệm cho biết, công tác tuyên truyền, nhất là đối với những vùng trình độ dân trí thấp, không thể thiếu đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở. Thông qua việc tuyên truyền lồng ghép với các chương trình khác như “Dân số và phát triển”… đội ngũ báo cáo viên (tất nhiên đội ngũ này phải thông thạo tiếng dân tộc) sẽ “mưa dầm thấm lâu” đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đến với dân.
Sáu là: Chú trọng đầu tư tôn tạo và khai thác các thiết chế văn hoá truyền thống. Trong số các thiết chế xã hội, với tính cách là môi trường văn hoá, thì gia đình, dòng họ, làng buôn là những thiết chế gần gũi và có ảnh hưởng lớn đến văn hoá cá nhân. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà mọi xã hội đều quan tâm tới gia đình, tất nhiên là theo những cách thức nhất định. Việc chăm lo tới các cộng đồng để tạo nền tảng phát triển xã hội bền vững, dù tự phát hay có ý thức, đều là một hoạt động văn hoá và hình thành nên các giá trị văn hoá. Vì vậy, các nghị quyết, chủ trương của Đảng, nhà nước ta luôn hết sức coi trọng việc xây dựng gia đình văn hoá mới, xây dựng thôn, buôn, khu phố văn hoá. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 55/CTTW về tổ chức ngày gia đình Việt Nam vào ngày 28/6 hàng năm, lần đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 28/6/2001. Mục đích là để tăng cường giáo dục truyền thống, gắn bó giữa các thế hệ, nâng cao trách niệm của các thành viên gia đình với nhau. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh phong trào xây dựng thôn buôn văn hóa, gia đình văn hóa, trên cơ sở lồng ghép việc thực hiện hai phong trào lớn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hoá phát
động, đó là “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” và “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Khắc phục và xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi, chống các tệ nạn xã hội. Tuyên truyền, vận động, sáng tạo trong việc tổ chức ngày gia đình Việt Nam, sao cho phù hợp với đặc điểm, tập quán của từng tộc người. Nghiên cứu vận dụng vào giáo dục gia đình 10 giá trị tại Châu Á mà các nhà nghiên cứu đã đúc kết, đó là: “đề cao cộng đồng; coi trọng gia đình; kính trọng người già; lao động cần mẫn; tiết kiệm; trung thành; tinh thần an cư; tôn trọng trật tự và ổn định xã hội; đề cao giáo dục; luôn nêu cao đạo lý”.
Bảy là: Kiện toàn tổ chức các cơ quan Tuyên giáo, dân vận và đội ngũ làm công tác tuyên giáo, dân vận. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đến từng thôn buôn chúng ta có thể nắm bắt tâm tư, trình cảm của người dân, để hoàn thiện chủ trương chính sách, và chủ động ngăn chặn những hoạt động phản tuyên truyền của kẻ địch. Nhận thức đúng mở đường cho hành động đúng. Gần dân, sát dân không chỉ giúp nhận thức đúng và hành động đúng mà quần chúng