Dân cư và phân bố dân cư

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)

- Đặc điểm địa lý tự nhiên

2.1.2. Dân cư và phân bố dân cư

Các nghiên cứu khoa học lịch sử và dân tộc học về Tây Nguyên đã cho thấy, trước thế kỷ XVIII ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng cộng đồng cư dân tuyệt đại đa số là các dân tộc tại chỗ, sau thế kỷ XVIII Tây Nguyên mới được bổ sung những bộ phận dân cư thuộc nhiều thành phần dân tộc từ nhiều vùng miền khác nhau di cư đến. Theo số liệu tổng điều tra dân số, đến ngày 31/12/2009 dân số toàn tỉnh Lâm Đồng là 1.189.327 người.

Dân cư ở Lâm Đồng được phân bố tập trung nhiều ở nông thôn 738.935 người, chiếm 62,13%. Mật độ dân số 112 người/km2. Trong 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống ở Lâm Đồng, đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 77%, còn các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 23%. Riêng đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên gồm 4 dân tộc chính là K’Ho, Châu Mạ, M’Nông, Chu Ru có 156.974 người, chiếm 16,5% dân số toàn tỉnh. Trong đó nguời K’Ho chiếm 12,3% (với 145.665 người), Mạ chiếm 2,5% (31.869 người), Chu-ru 1,5% (18.631 người), còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1%.

Địa bàn cư trú của các tộc người bản địa ở Lâm Đồng khá tập trung, người K’ho cư trú tập trung phía Bắc và Đông bắc, người Churu, Raglai ở phía Đông người Mạ ở phía Nam va Đông nam, người M'Nông chủ yếu ở Tây Bắc. Trong đó có 3 tộc người có đại bộ phận cư trú trên đất Lâm Đồng là: K’ho, Mạ và Churu, còn Người M'Nông và Raglai tuy có mặt sớm trên đất Lâm Đồng nhưng đến nay chỉ với số lượng ít, đa số còn lại cư trú ở các tỉnh lân cận.

Nhìn chung các dân tộc bản địa Lâm Đồng có những đặc điểm sau:

Về dân số: Cũng như dân số toàn tỉnh, dân số của mỗi tộc người cũng như tỷ lệ tăng dân số rất thấp, mặc dù tỷ suất sinh cao, nhưng tỷ suất chết thô cũng rất cao, trong khi tuổi thọ trung bình lại thấp do nhiều nguyên nhân.

Về trình độ sản xuất: Các dân tộc thiểu số bản địa ở Lâm Đồng tuy thuộc hai ngữ hệ khác nhau, nhưng là những tộc người đã sớm lựa chọn mảnh đất Nam Tây Nguyên làm nơi cư trú nên trong quá trình sinh tồn giữa họ không chỉ có sự cận cư mà còn thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi văn hóa với nhau, do vậy có nhiều nét tương đồng, nhất là trình độ kỹ thuật và trình độ sản xuất thì đều ở mức khá thấp. Đặc biệt là về kinh tế, ngoài một bộ phận nhỏ đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa sinh tồn ở những vùng đất trũng hoặc tương đối bàng phẳng và thuận lợi có làm ruộng nước thì phần lớn còn lại sống chủ yếu nhờ vào việc đốt nương làm rẫy và hái các sản phẩm từ rừng. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của họ được đáp ứng từ cây lương thực và thực phẩm do họ trồng trong rẫy của mình, còn thức ăn động vật chủ yếu là săn bắt. Đó là những động vật săn được

theo mùa và những động vật được đánh bắt từ sông suối tự nhiên và có những động vật do họ thuần dưỡng và nuôi song không nhiều.

Về cơ cấu xã hội: tồn tại, vận động trong mối quan hệ hài hoà với tự nhiên và còn lệ thuộc vào tự nhiên, nên cơ cấu xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa Lâm Đồng cũng phản ánh khá rõ quan hệ nói trên. Tổ chức xã hội cao nhất của các tộc người bản địa ở Lâm Đồng là buôn (làng), nhưng làng ở đây cũng mang nặng tính tự quản và tương trợ, bởi thực chất làng là sự mở rộng của một số gia đình, dòng họ nhằm nâng cao sức mạnh của con người để tồn tại hơn là một đơn vị hành chính.

Xã hội cổ truyền các DTTS bản địa Lâm Đồng là xã hội tiền giai cấp, do vậy sự phân hóa giai cấp chưa rõ nét, quan hệ chính trị còn hết sức đơn giản và dân chủ, tuy giữa các buôn làng có xảy ra chiến tranh nhưng chủ yếu là vì mục đích chiếm đất đai nguồn nước. Sinh tồn gắn liền với tự nhiên và phụ thuộc vào tự nhiên nên đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng tồn tại trong mối quan hệ nương tựa vào nhau và đã hình thành nên hình thức gia đình phổ biến là gia đình lớn mẫu hệ (chỉ có hình thức gia đình của dân tộc Mạ là gia đình phụ quyền, nhưng vẫn duy trì những tàn dư của chế độ mẫu hệ). Gia đình này có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động kinh tế và nuôi dạy các thế hệ kế tiếp nhau. Tồn tại gắn liền với tự nhiên, phương thức canh tác nương rẫy, cho nên phần lớn đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng sống du canh du cư theo chu kỳ gắn liền với việc khai thác nương rẫy. Mỗi chu kỳ bình thường từ 7 đến 10 năm và nó chỉ được rút ngắn trong trường hợp đột xuất như có chiến tranh hoặc dịch bệnh làm chết nhiều nười.

Tri thức của đồng bào các DTTS bản địa là hệ thống tri thức kinh nghiệm được hình thành trong quá trình sản xuất và được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng hoặc được phản ánh và truyền lại qua các nghi lễ tôn giáo.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w