Tác động tiêu cực của “văn hoá bản địa” các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 74)

- Đặc điểm địa lý tự nhiên

2.2.2.Tác động tiêu cực của “văn hoá bản địa” các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng và nguyên nhân

tỉnh Lâm Đồng và nguyên nhân

Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển không thuần tuý một chiều là thúc đẩy, tạo động lực, mà còn là nhân tố cản trở, níu kéo, kìm hãm sự phát triển. Cùng một nhân tố văn hoá, truyền thống hay bản sắc, nhưng nó có thể tác động đến xã hội theo cả hai chiều hướng khác nhau vừa tích cực, vừa tiêu cực. Nếu trong quá trình chống lại thú dữ, khắc phục thiên tai, chống ngoại xâm, tính cố kết cộng đồng là chất kết dính, tạo nên sức mạnh cộng đồng giúp cộng đồng vượt qua những thử thách nhất định thì trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường, nó lại là lực cản trong việc phát huy sức sáng tạo, bứt phá của cá nhân. Do vậy, văn hóa bản địa các DTTS Lâm Đồng vừa phát huy vai trò tích cực, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển, nhưng mặt khác cũng có những “yếu tố văn hóa” - thực ra là những phong tục, tập quán lạc hậu, đang là lực cản kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng hiện nay. Sự cản trở, níu kéo, kìm hãm của văn hóa đến sự phát triển của kinh tế xã hội biểu hiện ở:

+ Sự lạc hậu của phương thức sinh hoạt kinh tế truyền thống so với sự phát triển của xã hội hiện nay.

Nền nông nghiệp nương rẫy với kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất chưa cao lại khá bấp bênh vì sản xuất của đồng bào dân tộc bản địa còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, trông chờ ở tự nhiên, hiện không còn là phương thức canh tác tối ưu. Trước đây, với một số lượng dân số ít ỏi thì phương thức canh tác, sản

xuất như vậy có thể cân đối, dung hòa được với thiên nhiên, đủ để nuôi sống các thành viên trong buôn làng. Song hiện nay, bên cạnh sự gia tăng về dân số còn là sự gia tăng ngày càng cao về các nhu cầu lương thực - thực phẩm, thì giờ đây phương thức sinh hoạt kinh tế đó đã không còn đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống xã hội. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tập tục du canh, du cư của đồng bào để rồi trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này đâu đâu cũng có dấu chân người dẫn đến diện tích rừng bị tàn phá do đồng bào đốt nương làm rẫy ngày càng lớn theo đà tăng trưởng không ngừng của dân số đã gây tổn hại tới môi trường tự nhiên. Với lối tư duy trực quan, cảm tính, chỉ mới dừng lại ở kinh nghiệm giản đơn trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống lại thú dữ và kẻ thù, chưa thoát khỏi “tư duy nương rẫy” nên sự phát triển về trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận, ứng dụng khoa học vào sản suất trong đồng bào nhìn chung còn thấp kém và lạc hậu. Điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều tập tục lạc hậu tiếp tục tồn tại như: mê tín dị đoan, tín ngưỡng, ma lai, sinh đẻ không có kế hoạch... gây nên không ít những vấn đề xã hội hết sức nhức nhối, đã và đang là những vật cản tới quá trình đưa các tộc người ở đây đi vào quỹ đạo công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Với số dân chiếm 17% dân số toàn tỉnh, đây là một nguồn nhân lực quan trọng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng hiện nay. Song chất lượng nguồn nhân lực trong các DTTS bản địa còn thấp cho nên chưa phát huy hết tiềm năng có thể khai thác của địa phương, nhưng hơn hết là chưa phát huy hết tiềm năng nguồn lực con người. Trong tổng số 800 hộ gia đình (của 3 huyên Đơn Dương, Bảo Lâm, Đam Rông) được khảo sát, cho thấy đồng bào vẫn còn tình trạng mù chữ 1%, tỷ lệ học hết cấp một chiếm 24,8%, học hết cấp 2 là 20%, hết cấp 3 chỉ có 7,2% . Điều đó đã phản ánh đúng thực tế trình độ lao động ở Lâm Đồng hiện nay. Năm 2009, trong 100 lao động làm việc thì ở thành thị có 42 người đã qua đào tạo, còn ở nông thôn chỉ có 19 người; nhiều xã vùng dân tộc thiểu số chỉ có 2-3% lao động ngành nghề, thậm chí có nhiều thôn trắng về ngành nghề. Do vậy, lao động qua đào tạo của Lâm Đồng so với các tỉnh Tây Nguyên tuy cao hơn, nhưng vẫn còn thấp hơn mức

bình quân của cả nước và còn chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đó là những hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, thay đổi phương thức canh tác truyền thống của đồng bào các dân tộc bản địa để nâng cao năng suất sản xuất, nhất là đồng bào ở những khu vực vùng sâu, vùng xa.

Tập quán du canh du cư đã tồn tại qua bao đời đến nay vẫn còn tồn tại, dù đã có những thay đổi nhất định song với mật độ dân cư ngày càng đông, quá trình khai thác rừng, đất hiện nay đang diễn ra sôi nổi hơn không chỉ ở đồng bào dân tộc bản địa đang là nguyên nhân làm cho hệ sinh thái ở Lâm Đồng ngày càng mất cân đối, đất đai khô cằn. Tập quán sản xuất của đồng bào gây cản trở cho việc thực hiện chính sách định canh, định cư, ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân, giảm khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Lựa chọn cơ cấu kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên đối với các tộc người bản địa Lâm Đồng trong điều kiện trình độ tri thức, kỹ thuật thấp, dân số chưa gia tăng là phù hợp. Nhưng trên thực tế, xã hội luôn luôn vận động và phát triển, cho nên cơ cấu kinh tế khép kín của họ dần không còn phù hợp khi yêu cầu cuộc sống ngày càng cao trong khi năng suất lao động không đáp ứng kịp. Những sản phẩm của nông nghiệp, chăn nuôi và thủ công nghiệp gia đình hiện không thể đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của cuộc sống ở phần lớn người dân của các tộc người bản địa, do vậy, đời sống của một bộ phận khá lớn đồng bào chưa được nâng cao. Điều này được phản ánh rõ nét trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng - 2010 đó là: “tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh tính đến năm 2010 còn dưới 5% thì vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 15%”.

Sản xuất phát triển, trước hết là biểu hiện ở sự phân công lao động xã hội, song sự tồn tại của gia đình mẫu hệ (ngay kể cả gia đình phụ hệ của dân tộc Mạ nhưng còn tồn tại nhiều tàn tích của chế độ mẫu hệ) trong đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng đang đè nặng lên vai của người phụ nữ, từ việc giữ vai trò quan trọng nắm giữ kinh tế đến việc nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống… tạo nên tính bất hợp lý trong phân công lao động. Thiết chế - xã hội truyền thống của

đồng bào bản địa là buôn làng, song buôn làng được hình thành trên cơ sở dòng họ. Mỗi buôn làng là một đơn vị tự quản, do vậy phương thức tổ chức và quản lý theo kiểu khép kín đã làm hạn chế sự giao lưu và phát triển, trong khi đó những tập quán lạc hậu vẫn được duy trì.

Đồng bào các dân tộc bản địa còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lối sống thụ động, trông chờ chứ chưa có tính tự giác, sáng tạo. Điều này phản ánh khá rõ trong cuộc sống và lao động sản xuất của phần đông đồng bào bản địa ở Lâm Đồng. Trong đó phổ biến vẫn là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, ở đó họ vẫn chưa nhận thức được tính cấp thiết của việc học, nên họ vẫn thản nhiên đồng tình hoặc thậm chí có những vùng bố mẹ còn muốn con cái bỏ học đi rừng, làm rẫy. Cho nên, nhiều hộ gia đình khi nhà nước có chủ trương cho vay vốn, cấp giống cây trồng, vật nuôi… để phát triển sản xuất họ không biết sử dụng vốn được vay vào việc gì, còn cây trồng vật nuôi không biết chăm sóc nên kết quả sau một thời gian đều bị chết.

Quan hệ nương tựa vào nhau trong gia đình, buôn làng để tồn tại đã hình thành nên ở mỗi người dân bản địa Lâm Đồng sự bằng lòng với những gì hiện có dù nếp sống đơn sơ, đạm bạc còn nhiều khó khăn, nghèo nàn. Ở họ ít có ý chí vươn lên để tìm kiếm những điều mới mẻ, thậm chí họ còn xạ lạ với các thiết chế, thể chế Nhà nước, và ít quan tâm đến những vấn đề lớn lao, phức tạp của xã hội.

Hình thức tổ chức và quản lý cộng đồng là chế độ tự quản vận hành trên cơ sở luật tục của buôn làng, song luật tục là sản phẩm xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội của mỗi dân tộc, phụ thuộc nhiều vào trình độ, ý chí chủ quan của các thành viên sống trong cộng đồng đó, người đứng đầu buôn làng (chủ làng, chủ buôn, già làng) được đề cao, nên vừa thể hiện những mặt tích cực nhưng cũng tồn tại những mặt tiêu cực. Các phán quyết được đưa ra đối với những người vi phạm luật tục luôn tìm được sự đồng thuận của cộng đồng và được biện minh bằng những lý do tôn giáo. Điều này đối lập với hệ thống pháp luật hiện hành và các quyết định của chính quyền Nhà nước. Luật tục xem xét các mối quan hệ nam nữ, vợ chồng, cha mẹ, con cái trên cơ sở đặt lợi ích chung của dòng họ, của cộng đồng lên trên chứ không xem xét bản chất mối quan hệ,

quyền lợi của từng người. Trong trường hợp cụ thể một số hình phạt của luật tục đã và đang là nguyên nhân trực tiếp làm bần cùng hoá người vi phạm, phân hoá giàu nghèo trong cộng đồng, gây lãng phí tài sản, đặc biệt là khi thực hiện cúng tạ thần linh, hay là phạt vạ… Chẳng hạn như: luật tục K’Ho quy định, nếu người vợ hoặc chồng ngoại tình mà bị phát hiện thì phải nộp sáu con trâu, một ché rượu, một con gà, một con vịt để làm lễ giao hoà (carasmir). Với nhiều người già ở vùng đồng bào họ vẫn còn nhớ lời tuyên bố của già làng trước buôn làng quyết định của trưởng tộc: "phạt cho đến nhà không còn gì mà dùng". Nét đặc trưng trong văn hóa bản địa Lâm Đồng là tục “bắt chồng” của dân tộc K’Ho và Chu Ru. Tuy nhiên, nét văn hóa đó ngày nay đang là ghánh nặng cho những hộ gia đình có nhiều con gái, là nguyên nhân trực tiếp đẩy không biết bao nhiêu thân phận nam nữ thanh niên vào bi kịch, gây cản trở xây dựng nếp sống văn minh, tạo nên những gánh nặng về kinh tế cho gia đình và các cặp vợ chồng trẻ trong cộng đồng của đồng bào dân tộc K’Ho, Chu Ru ở Lâm Đồng. Bởi vì, nhiều gia đình nhà trai trước lực hút của đồng tiền, đòi thách cưới quá lớn vượt quá khả năng đáp ứng được của nhà gái. Có những địa phương nhà trai thách cưới từ 2 đến 5 lạng vàng và khoảng từ 10 đến 50 triệu đồng cho tổ chức tiệc cưới, nên nhiều gia đình để ‘bắt chồng” cho con phải vay mượn, bán hết ruộng đất. Bên cạnh tập quán trong hôn nhân còn có những tập quán trong ma chay như “táng tục” cũng đang làm khánh kiệt nhiều gia đình.

Ngoài ra, còn nhiều lễ nghi được tiến hành tốn kém, mất thời gian, gắn với các hoạt động có tính chất mê tín, dị đoan… cản trở sự tiến bộ, phát triển của xã hội cũng cần phải được loại bò như: các loại chà, đặc biệt là chà - ma lai được quan niệm là thế lực mang lốt người, sống trà trộn trong cộng đồng người để làm hại. Hậu quả của tín ngưỡng này là một tập tục có tính hủ tục - tục xử và giết malai gây nên những sự oan ức thậm chí chết chóc thảm thương cho một số thành viên trong một số cộng đồng. Điều đáng lo ngại là trong thời gian gần đây, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà những tập tục trên đang có xu hướng được phục hồi trở lại ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

Tục “nối nòi” và những hậu quả đề lại trong giai đoạn hiện nay. Tính khắt khe của tập tục nối nòi đã khiến cho nhiều người phụ nữ rơi vào tình trạng bất hạnh, chịu cảnh khốn khổ về chênh lệch tuổi tác. Nếu không chịu “nối nòi” thì vi phạm luật tục, nhưng nếu chấp nhận “nối nòi” mà quá chênh lệch tuổi tác thì vi phạm pháp luật nhà nước hiện hành và không xuất phát từ tình cảm. Những hình phạt đó hiện nay so với trước tuy có giảm và không còn phổ biến nữa song cũng chưa hoàn toàn mất đi, như vùng đồng bào ở xã Tà Nung các vi phạm của các nhân cũng đã được xử lý theo quy định của pháp luật song cộng đồng vẫn tiếp tục hình phạt theo truyền thống. Ở các khu vực đồng bào sinh sống công cụ điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, hay việc xử phạt một thành viên nào trong cộng đồng thôn buôn được 81% đồng bào lựa chọn có cả pháp luật, luật tục và tình cảm, còn 19% lựa chọn là luật tục. Hơn nữa việc chấp hành chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong 800 hộ đồng bào được hỏi thì có tới 83% cho rằng phải có sự nhắc nhở, đốc thúc của cán bộ địa phương. Thực trạng đó đang gây những khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc đảm bảo tính thống nhất của luật pháp. Mặt khác, đó còn là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ở đồng bào DTTS bản địa còn khá cao.

Sự tác động của kinh tế thị trường cùng với sự phát triển nhanh của đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng, sự di cư tự do của một bộ phận các dân tộc thiểu số phía Bắc vào dưới nhiều hình thức khác nhau dẫn đến một số yếu tố tốt đẹp của văn hoá truyền thống, thiết chế xã hội cũ, bị xáo trộn, pha lẫn với lối sống mới chưa được chọn lọc đã gây nên không ít các tiêu cực, ảnh hưởng đến ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội.

* Nguyên nhân của những biểu hiện trên.

+ Do sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và phương thức canh tác.

Những năm qua, nhằm tăng năng lực sản xuất và hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào tự nhiên, đưa sản xuất của các tộc người bản địa thoát khỏi tình trạng khép kin Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách và giải pháp đồng bộ từ tổ chức lại sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ… cho đồng bào đã tác động đến cơ cấu kinh tế của họ.

Song thực tế cho thấy: trình độ dân trí của các tộc người bản địa còn thấp, trong khi thói quen lâu đời của người dân các tộc người bản địa không dễ dàng thay đổi ngày một ngày hai, cộng với công tác chuẩn bị ở một số địa phương lại chưa chu đáo, chậm đưa thông tín đến với người dân, dẫn đến tình trạng nhận thức của họ không theo kịp diễn biến của tình hình; Các tập quán canh tác của người dân các tộc người bản địa đã hình thành từ lâu đời, thành thói quen trong phương thức mưu sinh của họ là gậy chọc lỗ, chiếc xà gạc,… giờ chuyển sang công cụ sản xuất xa lạ với họ không phải là điều dễ dàng. Cho nên việc thay đổi các tập quán đó không thể chỉ bằng văn bản chủ trương, chính sách, mà phải được chuẩn bị kỹ càng cho người dân cả về nhận thức, tri thức cũng như vật chất thì lại chưa đảm bảo.

+ Cuộc sống của đồng bào các dân tộc bản địa Lâm Đồng trước đây, sinh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 74)