Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đồng nuôi cấy đến khả năng tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến nạp gen dof1 vào mô sẹo phôi hóa giống sắn TMS 60444 thông qua vi khuẩn agrobacteriu (Trang 56 - 58)

tiếp nhận gen Dof1 của FEC giống sắn TMS 60444

Tích hợp T-DNA từ vi khuẩn Agrobacterium vào bộ gen mục tiêu là một quá trình phức tạp: cảm ứng gen vir tối đa được quan sát thấy ở khoảng 25-27oC, tuy nhiên không phải tất cả các chủng vi khuẩn đều ổn định ở nhiệt độ này, một số chủng

Agrobacterium lại có khả năng chuyển gen ổn định hơn ở nhiệt độ thấp hơn (khoảng 18-20oC) và không ổn định ở nhiệt độ trên 28oC [33]. Một số báo cáo cho rằng chuyển gen thông qua Agrobacterium cần được tiến hành ở nhiệt độ tương đối thấp (khoảng 21oC) [27], [41], [65]. Dillen và cs (1997) cũng báo cáo rằng nhiệt độ tối ưu cho chuyển gen phụ thuộc vào sự kết hợp của chủng Agrobacterium và vật liệu thực vật. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đồng nuôi cấy đến khả năng chuyển gen

Dof1 vào mô sẹo phôi hóa giống sắn TMS 60444, trong thí nghiệm này chúng tôi đã tiến hành đồng nuôi cấy ở bốn chế độ nhiệt khác nhau: 20 oC, 22 oC, 24 oC, 26oC. Theo dõi khả năng kháng hygromycin của các cụm FEC trên môi trường chọn lọc sau 4 tuần đồng nuôi cấy và khả năng tái sinh của các cụm FEC này sau 8 tuần với 3 lần lặp lại, kết quả được ghi lại trên hình 16 như sau:

Hình 16: Ảnh hưởng của nhiệt độ đồng nuôi cấy đến khả năng tiếp nhận gen

Dof1 của FEC giống sắn TMS 60444

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bốn chế độ nhiệt ở trên cho thấy, nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp nhận gen Dof1 của các FEC giống sắn TMS 60444 (hình 16).

Kết quả theo dõi sau 4 tuần cho thấy khi đồng nuôi cấy ở 22oC cho tỷ lệ các cụm FEC kháng hygromycin là 32,5% (Dof1), 31,9% (p1303) cao hơn đáng kể so với khi đồng nuôi cấy ở 20oC (11,7% (Dof1), 11,5% (p1303)) và ở 26oC (21,4% (Dof1), 22% (p1303)) nhưng không cao hơn đáng kể so với khi đồng nuôi cấy ở 24oC (30,2% (Dof1), 30,7% (p1303)).

Để xác định được nhiệt độ đồng nuôi cấy phù hợp nhất cho chuyển gen Dof1 và tái sinh của cây chuyển gen, chúng tôi tiếp tục theo dõi khả năng tái sinh của các cụm FEC sau 8 tuần, kết quả cho thấy mặc dù các cụm FEC đồng nuôi cấy ở 22oC cho tỷ lệ sống sót của các cụm FEC sau 4 tuần là cao nhất so với các nghiệm thức nghiên cứu và cao hơn ở điều kiện 24oC nhưng tỷ lệ tái sinh của FEC ở 22oC là 12,4% (Dof1), 12,6% (p1303) thấp hơn đáng kể so với các cụm FEC đồng nuôi cấy ở 24oC với tỷ lệ tái sinh 24,8% (Dof1), 24,3% (p1303). Điều này là do khi đồng nuôi cấy ở nhiệt độ thấp (22oC) đã kìm hãm khả năng tái sinh của các cụm FEC sau đồng nuôi cấy và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tạo cây chuyển gen Dof1. Kết quả nghiên cứu này tương tự như kết quả của Bull và cs (2009) nhưng cao hơn 1-2oC so với một vài nghiên cứu khác [56], [69], [71], [83].

Dựa vào tỷ lệ mô sẹo kháng hygromycin và tạo phôi trên môi trường chọn lọc, chế độ nhiệt 24oC đã được chọn làm điều kiện đồng nuôi cấy cho chuyển gen Dof1

vào mô sẹo phôi hóa giống sắn TMS 60444 ở các thí nghiệm tiếp theo giúp cải thiện hiệu quả chuyển gen Dof1 và tái sinh cây hoàn chỉnh trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến nạp gen dof1 vào mô sẹo phôi hóa giống sắn TMS 60444 thông qua vi khuẩn agrobacteriu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)