Kết quả đưa cây ra vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến nạp gen dof1 vào mô sẹo phôi hóa giống sắn TMS 60444 thông qua vi khuẩn agrobacteriu (Trang 71 - 73)

Các cây sắn TMS 60444 chuyển gen Dof1 sau khi kiểm tra sự có mặt của gen

Dof1 và có bộ rễ khoảng 3-4 cm, tiến hành tập làm quen với môi trường bên ngoài trong khoảng 2-4 tuần. Sau đó, tiến hành thí nghiệm đưa cây ra bầu đất với giá thể đất pha cát (tỷ lệ đất : cát là 2:1), để đánh giá các đặc tính nông sinh học của các cây chuyển gen Dof1 trong nhà lưới. Sử dụng các cây TMS 60444 in vitro không chuyển gen làm đối chứng. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 8 và hình 24:

Bả ng 8: Kết quả đưa cây TMS 60444 chuyển gen Dof1 ra nhà lưới sau 1 tháng

Lần TN0

Số cây đưa ra bầu Số cây sống sót Tỷ lệ sống sót

ĐC Dof1 ĐC Dof1 ĐC Dof1

Lần 1 18 18 15 18 83,3% 100% Lần 2 18 18 14 17 77,8% 94,4% Lần 3 18 18 12 16 66,7% 88,9%

Hình 24: Kết quả đưa cây chuyển gen Dof1 và cây đối chứng ra đất sau 1 tháng. A. Cây trước khi ra đất; B. Cây trồng trong bầu đất sau 1 tuần; C. Cây trồng trong nhà lưới sau 1 tháng.

Kết quả thu được cho thấy, sau 1 tháng đưa cây ra nhà lưới ở cả 3 lần ra cây tỷ lệ sống sót của cây chuyển gen Dof1 đều đạt cao hơn đáng kể so với cây đối chứng không chuyển gen.

Lần ra cây đầu tiên, các cây chuyển gen Dof1 có tỷ lệ sống sót rất cao (100%) khỏe mạnh, thân mập và lá xanh, còn các cây đối chứng không chuyển gen do không thích ứng được với điều kiện thời tiết của vùng nên nhiều cây có sức sống kém hơn

với tỷ lệ sống sót chỉ đạt 83,3%, thân mảnh và lá hơi vàng. Điều này có thể là do sự biểu hiện của gen Dof1 trong cây đã giúp cây có sức sống cao hơn các cây đối chứng.

Ở các lần ra cây thứ 2 và thứ 3 do thời tiết nắng nóng hơn nên tỷ lệ sống sót của cả cây chuyển gen Dof1 và cây đối chứng đều bị giảm xuống tương ứng là 94,4%, 77,8% trong lần thứ 2 và lần 3 giảm xuống còn 88,9% và 66,7% số cây sống sót. Các cây sống sót đều phát triển tốt. Tiếp tục theo dõi sự phát triển của các cây trong nhà lưới để đánh giá các đặc tính nông sinh học của cây chuyển gen Dof1 so với cây đối chứng không chuyển gen qua các giai đoạn.

3.3.2. Kết quả đánh giá các đặc tính nông sinh học của cây chuyển gen Dof1 thế hệ T0 sau 3 tháng trồng ra vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến nạp gen dof1 vào mô sẹo phôi hóa giống sắn TMS 60444 thông qua vi khuẩn agrobacteriu (Trang 71 - 73)