Từ nhận định trên, đề tài tìm hiểu thực trạng dạy học phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS trường THCS Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội.
Mục đích:
Thứ nhất: Khảo sát mức độ thường xuyên của việc hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS
Thứ hai: Khảo sát phương pháp dạy hoc của giáo viên trong quá trình
dạy học phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
Thứ ba: Ý kiến của GV hình thức hướng dẫn học sinh thực hành các
phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS
Thứ tư: Tìm hiểu những tác dụng, và khó khăn gặp phải của giáo viên
khi tổ chức dạy học phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS.
Thứ năm: Sự cần thiết việc hướng dẫn học sinh thực hành các phép
liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS
Đối tượng khảo sát: Đề tài khảo sát trên 50 GV THCS trên địa bàn quận Ba Đình, cụ thể như sau:
- Kết quả điều tra
Thực trạng mức độ thường xuyên của việc hướng dẫn học sinh thực
Biểu đồ 1.1: Mức độ sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy
học của giáo viên.
Từ biểu đồ trên cho thấy giáo viên ít khi hướng dẫn HS thực hành các phép liên kết trong văn bản. Kết quả khảo sát cho thấy có 36,4% giáo viên đôi khi sử dụng, 54,5% giáo viên ít sử dụng, số ít giáo viên chưa bao giờ sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ 9,1%.
Thực trạng phương pháp dạy học của giáo viên trong quá trình dạy học phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay
Bảng 1.4. Thực trạng phương pháp dạy học của giáo viên
Phương pháp dạy học
Thường
xuyên Đôi khi Không dùng
Số GV % Số
GV %
Số
GV %
Diễn giảng – minh hoạ 40 80.0 10 20.0 0.0 0.0
Vấn đáp, đàm thoại 10 20.0 40 80.0 0.0 0.0
Phát hiện, giải quyết vấn đề 12 24.0 38 76.0 0.0 0.0 Vận dụng công nghệ thông tin 12 24.0 10 20.0 28 56.0 Phương pháp thảo luận 20 40.0 30 60.0 0.0 0.0 Phương pháp dạy theo thực hành 0 0.0 10 20.0 40 80.0 Phương pháp dạy học tình huống 8 16.0 6 12.0 36 72.0
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số GV chưa vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khác vào dạy phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS. Hiện tại các phương pháp chủ yếu là diễn giải, đàm thoại...Mặc dù vậy, việc thực hiện đổi mới PPDH trong phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS có một số chuyển biến bước đầu như:
+ Đối với bài giảng kiến thức mới: GV có quan tâm đặt vấn đề, dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thông qua đàm thoại, gợi mở củng cố kiến thức bằng bài tập thực hành chú trọng câu hỏi và hướng dẫn học sinh bằng tình huống gợi mở.
Học sinh chưa được tự giác, tự do, tự khám phá kiến thức, nhiều học sinh sau khi học, hiểu kiến thức một cách máy móc, hình thức.
Thực tế, đa số giáo viên được khảo sát có lòng yêu nghề, tâm huyết. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, các PPDH được GV thường xuyên sử dụng là PPDH nêu vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan. Đây chủ yếu là những PPDH truyền thống. Còn những PPDH như dạy học thực hành, dạy học theo hợp đồng, dạy học dự án ít được GV sử dụng. Trong khi những PPDH này giữ vai trò rất quan trọng trong phát huy vai trò chủ thể tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong phát triển các năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội hiện đại.
Bảng 1.5. Ý kiến của GV hình thức hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở
Stt Nội dung
Lựa chọn
Số
lượng Tỷ lệ %
1 Hỏi các câu hỏi lý thuyết 47 94.0
2 Dạy lý thuyết sau đó đưa ra bài tập 24 48.0
3 Cho bài tập về nhà 8 16.0
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số GV (94.0% GV lựa chọn) đã tổ chức dạy học tích hợp thông qua hình thức “Hỏi các câu hỏi lý thuyết” và “Dạy lý thuyết sau đó đưa ra bài tập” chiếm 48.0%. Có thể thấy, các hình thức hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS của GV chủ yếu ở mức độ đơn giản, ít có sự đầu tư, gia công về sư phạm khi tổ chức luyện tập cho HS.
Thực tế cho thấy, đa số GV chưa chú ý đến việc cho HS chỉnh sửa, biên tập lại bài viết của mình, chỉ chỉnh sửa sau khi đã đánh giá điểm với mục đích rút kinh nghiệm. Khi chỉnh sửa thì chỉ chú trọng chỉnh sửa hình thức, chưa chú ý đến ngữ nghĩa, lập luận. Điều này dẫn đến việc HS không có cơ hội nhìn lại khuyết điểm và hoàn thiện bài viết của mình. HS không có khả năng phát hiện lỗi và tự chỉnh sửa những lỗi đó, nhất là những lỗi về ngữ nghĩa, về cách lập luận và chắc chắn rằng HS sẽ mắc lại những lỗi đó nếu không được hướng dẫn chỉnh sửa.
Để rèn cho HS kỹ năng chỉnh sửa, GV nên thiết kế các loại bài tập cho HS nhận diện và sửa lỗi như các bài tập về chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ, diễn đạt câu (chỉnh sửa về hình thức); hay các bài tập sửa lỗi về tính mạch lạc, mối quan hệ lô-gích giữa các đoạn, các phần của toàn bài (chỉnh sửa về ngữ nghĩa). Các bài tập này có thể sử dụng trong các tiết luyện tập viết trên lớp hoặc tiết trả bài viết cho HS. Trên cơ sở đã nhận diện và chỉnh sửa các lỗi, GV cho HS biên tập lại bài viết của mình.
Bảng 1.6: Ý kiến của GV THCS về vai trò, ý nghĩa hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung
học cơ sở Nội dung Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ %
Tăng cường tính thực tiễn của bài giảng 34 68.0 Kích thích hứng thú tìm tòi, yêu thích bộ môn 24 48.0 Tạo không khí học tập sinh động, tránh sự nhàm chán 26 52.0
Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn 27 54.0
Rèn luyện kĩ năng suy luận logic 40 80.0
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, khả năng học hỏi lẫn nhau 13 26.0
Tăng cường khả năng vận dụng tri thức 23 46.0
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề 16 32.0 Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập tích cực 45 90.0
Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần GV đánh giá đây là cách thức giúp HS
“Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập tích cực” có 45 phiếu lựa chọn (90%), và “Rèn luyện kĩ năng suy luận logic” có 40 phiếu đánh giá (80%). Đồng thời các ý kiến cũng xoay quanh về “Tăng cường tính thực tiễn của bài giảng và Tạo không khí học tập sinh động, tránh sự nhàm chán”. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai áp dụng tổ chức dạy học tích hợp trong dạy học nói chung và chủ đề Mắt và các dụng cụ bổ trợ còn nhiều bấp cập. Kết quả khảo sát phần dưới đây cho chúng tôi hiểu rõ hơn.
Bảng 1.7: Ý kiến của GV về những khó khăn khi Hướng dẫn học sinh
thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở Stt Những khó khan Tỷ lệ % Không khó khăn Bình thường Rất khó khăn
1 Mất nhiều thời gian đầu tư và hướng
dẫn học sinh thực hành 15,31 23,47 61,22 2 Khó chọn lọc nội dung tích hợp phù hợp
3 Không nhiều nguồn tư liệu để tham khảo 32,65 28,57 38,78 4 Khó xây dựng được nội dung để hướng
dẫn học sinh thực hành 28,57 20,41 51,02
5
Nội dung kiến thức môn học hiện nay quá khó đối với học sinh, sẽ khó hơn nếu
hướng dẫn học sinh thực hành 39,80 28,57 31,63 6 Năng lực giáo viên còn hạn chế 34,69 27,55 37,76 7 HS chưa hứng thú với các bài thực hành 29,59 30,61 39,80
Kết quả khảo sát cho thấy, có rất nhiều khó khăn khi hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS. Với 7 nhóm nguyên nhân chủ yếu được nêu trong phiếu khảo sát, kết quả cho thấy nguyên nhân cơ bản nhất là:
o Mất nhiều thời gian đầu tư và hướng dẫn học sinh thực hành (61,22%).
o Khó xây dựng được nội dung để hướng dẫn học sinh thực hành (51,02%).
o Khó chọn lọc nội dung tích hợp phù hợp với nội dung nhóm bài (51,02%).
o Không nhiều nguồn tư liệu để tham khảo (38,98%).