Hệ thống hóa một số sai lầm phổ biến của HS khi thực hành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở​ (Trang 54 - 56)

các phép liên kết văn bản bậc Trung học cơ sở

Một là: HS chưa nắm vững lý thuyết

Khái niệm lời văn, đoạn văn, và văn bản đã được tiếp cận ngay đầu cấp học (Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ) đã đề cập. Chương trình tiếp tục rèn kĩ năng liên kết đoạn, quá trình tạo lập văn bản, luyện tập tạo lập văn bản...Cho HS ở đầu lớp 7, đến lớp 8 tiếp tục bồi dưỡng, tôi luyện thêm cho các em về cách liên kết và xây dựng đoạn...Như vậy, một dung lượng lớn trong chương trình các lớp bậc THCS đã bổ sung, tạo lập cho HS kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản của cấp học. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy kết quả bài viết của các em còn hạn chế về kĩ năng xây dựng và liên kết đoạn văn. Đặc biệt, ở khối lớp 6,7 một số HS chưa phân biệt được đoạn văn, dùng các phép liên kết nào để hình thành đoạn văn, bài văn.

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của HS tiểu học phần lớn các khái niệm văn học được đưa vào chương trình THCS không phải bằng con đường định nghĩa mà chủ yếu hình thành thông quá ví dụ minh họa, cụ thể, sinh động (con đường quy nạp không hoàn toàn). Điều này có ưu điểm là phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS song cũng tồn tại mặt hạn chế là thiếu tính chặt chẽ, chính xác. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện nguy cơ HS hiểu một cách lệch lạc, phiến diện và sai lầm các khái niệm từ đó dẫn tới suy luận sai và kết quả sai khi thực hành làm bài tập.

Thứ hai: Thiếu vốn từ, đây cũng là nguyên nhân khiến các em gặp khó khăn trong thực hành các phép liên kết trong văn bản.

Thứ ba: Thiếu thói quen thực hành

Mối quan hệ giữa học và hành không thể tách dời. Tuy nhiên, đối với môn Ngữ văn các em thường được làm quen với việc truyền thụ lý mà ít được đem lý thuyết để ứng dụng vào thực hành do vậy việc nhận diện, phân tích, vận dụng không được in dấu trong các em. Do vậy, khi vận dụng vào thực

hành các em còn lúng túng, làm sai.

Thứ tư: Không lôgíc trong suy luận

Khi thực hành các phép liên kết trong văn bản, đòi hỏi HS phải suy luận. Quá trình suy luận rất cần đến những kiến thức về lôgíc, đặc biệt là các quy tắc suy luận lôgíc. Chương trình văn học bậc THCS hiện nay chưa trang bị lý thuyết về các quy tắc suy luận mà HS được cung cấp kiến thức chủ yếu thông qua thực hành những bài văn cụ thể từ đó tích luỹ dần kinh nghiệm và hình thành kĩ năng để vận dụng giải quyết các bài tập tương tự.

Do không được trang bị lý thuyết về lôgíc nên khả năng mắc sai lầm trong suy luận là rất cao và gặp nhiều khó khăn khi giải quyết những bài văn cần đến sự lập luận. Sự thiếu hụt kiến thức lôgíc còn là nguyên nhân của những sai lầm khi HS diễn đạt, trình bày lời văn

Thứ năm: Yếu kém về năng lực phát hiện và sửa chữa các sai lầm

Sai lầm trong thực hành cac phép liên kết văn bản cũng là sản phẩm của quá trình nhận thức nhưng là sự nhận thức lệch lạc, dẫn tới tình trạng hay lặp lại sai lầm. Nhận thức này có thể được thay thế bằng một nhận thức khác đúng đắn hơn. Khi nhận thức lệch lạc được thay thế bằng nhận thức đúng đắn có nghĩa là sai lầm đã được phát hiện và sửa chữa.

Thứ sáu: Yếu kém về năng lực tự ghi chép và trình bày các nội dung bài học

Ở bậc THCS, môn Ngữ văn được coi là môn công cụ. Điều đó cũng có nghĩa nếu không học tốt môn Ngữ văn, HS khó có thể trình bày mạch lạc các ý tứ câu văn đối với môn Ngữ văn và các môn học khác. Sự hạn chế về vốn từ và ngữ pháp là một trong các nguyên nhân của sự diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, lập luận dài dòng, thiếu chặt chẽ. Không ít trường hợp còn gây nên sự hiểu lầm dữ kiện đề bài.

Sự hạn chế về vốn từ và kĩ năng thực hành các phép liên kết trong văn bản còn gây nên nhiều khó khăn cho HS trong thiết lập các nội dung trình bày đối với các môn học khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)