liên kết câu
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, nhiệm vụ của GV là biết tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, định hướng cho học sinh cách
làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức. Chỉ có bằng hoạt động và trong hoạt động, nhận thức của học sinh mới thực sự được nâng cao, phát triển. Giáo viên phải biết đặt học sinh vào vị trí trung tâm, tích cực hoá hoạt động học tập của chúng để tạo ra hiệu quả giáo dục cao nhất. Đây cũng chính là cơ sở, là tinh thần chung cần được thấm nhuần và thực hiện khi xây dựng các biện pháp hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn bậc THCS.
Với phương pháp dạy học mới, nhà trường phải bằng mọi cách thức, mọi con đường, phương pháp và phương tiện dạy học để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Học sinh rèn luyện cách tự lực giải quyết vấn đề, tự tìm ra cái chưa biết, tự tìm ra chân lý, điều này cũng như phương pháp tự học, tự xây dựng định hướng và bằng những kĩ năng vốn có của mình học sinh tích cực hơn trong quá trình thẩm thấu tác phẩm [58,87].
Trong dạy học môn Ngữ văn bậc THCS, muốn rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS, phải coi trọng tính tự lực, tính tích cực, vị trí trung tâm của học sinh trong giờ học. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tự mình khám phá ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học thông qua các phép liên kết câu.
Trong dạy học văn, hướng dẫn học sinh tự lực thực hành các phép liên kết câu, tự tiếp nhận các tác phẩm văn học, chứ không phải tiếp nhận thụ động để làm được điều đó chúng ta cần phải quán triệt thực hiện các đặc trưng trên của phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Khi đó, quá trình tiếp nhận văn học mới bắt đầu, học sinh không phải chỉ biết ngồi nghe giáo viên trình bày, thuyết giảng những vấn đề văn học mà phải tự mình tìm ra, khám phá những điều thú vị trong nội dung và hình thức tác phẩm. Chỉ khi đó, kiến thức văn học mới được vận dụng trong thực tế và có
khả năng phát triển thành kỹ năng, kỹ xảo. Từ đó mới có hy vọng năng lực văn được hình thành và phát triển.
Đầu tiên đó là xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với trình độ ở mức hình thành tri thức và rèn luyện năng lực đọc, khai thác tác phẩm thơ trữ tình. Dạng bài tập này khá phổ thông và học sinh chỉ cần đọc tác phẩm cùng với một số nội dung cơ bản liên quan thì có thể giải quyết nhanh chóng.