Hướngdẫn học sinh thực hành các phép liên kết đoạn văn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở​ (Trang 63 - 72)

thông qua một số dạng bài tập thực hành

2.4.3.1. Hướng dẫn HS thực hành dạng bài tập nhận diện, phân tích

Dạng bài tập này cho sẵn một số ngữ liệu vào việc hình thành khái niệm ngữ pháp và quy tắc ngữ pháp, học sinh chủ yếu được luyện tập chủ yếu thông qua một số hình thức bài tập.

Bài tập nhận diện, phân tích: Dạng bài tập này có tác dụng sáng tỏ và củng cố, mở rộng khắc sâu hiểu biết về một khái niệm ngữ pháp về các phép liên kết văn bản.

Dạng bài tập này giáo viên nên lưu ý hướng dẫn HSmột số thao tác sau: + Cần kiểm tra, rèn luyện để HS nhớ và phân biệt được các phép liên kết trong văn bản

+ Vận dụng đơn vị kiến thức đó vào xác định đối tượng ngữ pháp cần nhận diện, cầ phân tích.

Trình tự sắp xếp các câu được sắp xếp hợp lí:

Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên

Câu 2: Phân tích tính ưu việt của những điểm mạnh

Câu 3: Khẳng định những điểm yếu

Câu 4: Phân tích và làm rõ những điểm yếu đó

Câu 5: Nhiệm vụ cấp bách

2. Câu văn trên được liên kết bằng những phép liên kết:

Phép thế đồng nghĩa: "sự thông minh, nhạy bén với cái mới" bằng" Bản chất trời phú ấy"

Phép nối: " Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn" bằng "ấy là"

Phép lặp:" lỗ hổng có lỗ hổng này" (ở câu 4 và câu 5); "sự thông minh" (câu 1) lặp lại trí thông minh (câu 5).

2.4.3.2. Hướng dẫn HS thực hành dạng bài tập sáng tạo

Đây là bài tập HS tự mình tạo ra sản phẩm ngôn ngữ theo yêu cầu, mục đích đề ra. Kiểu bài này yêu cầu HS vận dụng các tri thức lý thuyết vào một tình huống cụ thể. Tác dụng của kiểu bài tập này là rèn cho HS kỹ năng vậ dụng lý thuyết để hình thành những đơn vị ngôn ngữ phục vụ cho giao tiếp. Đây là bài tập gây hứng thú cho HS.

Bài tập co thể chia làm 2 loại: Bài tập nửa sáng tạo và bài tập sáng tạo hoàn toàn. Bài tập nửa sáng tạo là bài tập yêu cầu HS vận dụng lý thuyết vào tình huống quen thuộc (VD: Có thể cho đoạn văn điền khuyết các phép liên kết để HS tự điền các khuyết đó thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh, hoặc yêu cầu HS viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết và chỉ ra đó là phép liên kết nào?)

Để HS hoàn thành bài tập sáng tạo khi làm bài tập các phép liên kết câu càn tiến hành:

Bước 1: Yêu cầu HS đọc bài tập

Bước 2: Hướng dẫn HS, xác định các yêu cầu cần sáng tạo

Bước 3: GV giám sát, yêu cầu và hướng dẫn HS (nếu thấy cần thiết)

Bước 4: Gọi một vài HS đọc bài làm của mình

Bước 5: Các HS khác nhận xét, bổ sung, GV đánh giá, sửa chữa

Ví dụ 1:

Vì sao các câu trong đoạn trích dưới đây lại liên kết được với nhau:

Chửi, kêu, đấm, đá, thụi, bịch (Nguyễn Công Hoan)

Gợi ý: Đây có thể được coi là đoạn văn đặc biệt gồm 6 câu đặc biệt gồm 6 câu đặc biệt diễn tả một cách hết sức súc tích, cô động cuộc ẩu đả đang xảy ra. Các câu liên kết với nhau theo trình tự diễn biến của sự việc=> Phép trật tự tuyến tính.

Ví dụ 2:

a/ Viết một đoạn văn ngắn tóm tắt truyện “ Làng” của Kim Lân trong đó sử dụng các phép liên kết câu.

b/. Chỉ ra các phép liên kết câu và phương tiện liên kết trong đoạn văn đó? Trong dạng bài tập này: Cần rèn luyện cho HS các kỹ năng tạo lập văn bản đồng thời có ý thức sử dụng các phép liên kết câu và nắm được tác dụng của phép liên kết khi tạo lập văn bản.

Có thể hướng dẫn cho HS thông qua một số ví dụ sau:

Lựa chọn các từ ngữ cho trước để điền vào chỗ trống (...) trong các đoạn văn dưới đây cho thích hợp:

Ví dụ 1:

a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

(...) oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

(từ đó/từ nãy/từ đấy)

2.4.3.3. Hướng dẫn HS thực hành dạng bài tập sửa chữa, phát hiện lỗi sai

Sửa chữa lỗi là bước cần thiết trong thực hành các phép liên kết văn bản. Sửa chữa lỗi về các phép liên kết văn bản có thể tiến hành trong nhiều hoàn cảnh như dạy học, chấm bài, trả bài, nhận xét lời văn, giải và chữa bài tập.

Hình thức chủ yếu là bài tập thực hành sửa chữa

Một số thao tác của hình thức hướng dẫn HS phát hiện lỗi sai:

Bước 1: Hướng dẫn HS phát hiện, xác định loại lỗi

Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích biểu hiện lỗi

Bước 3: Yêu cầu HS chỉ ra được những nguyên nhân mắc lỗi cơ bản

Bước 4: Xác định hướng và cách sửa chữa phù hợp với đặc điểm lỗi và mục đích giao tiếp

Bước 5: HS nhận xét và GV đánh giá

Liên kết đoạn văn được thể hiện ở 2 tiêu chí là liên kết nội dung và kiên kết hình thức. Từ đó suy ra, liên kết nội dung được phân biệt bởi liên kết chủ đề và liên kết logic. Do vậy, khi hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn cần cho học sinh các lỗi cơ bản là :

- Lỗi liên kết chủ đề - Lỗi liên kết lô-gích - Lỗi liên kết hìnhthức.

Ví dụ 1: Trong sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, trang 50

Nguyên nhân sai: Các từ không làm nổi rõ chủ để chung của toàn đoạn Cách sửa: Thêm một số từ liên kết chủ đề của đoạn

Ví dụ 2: Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của ông đống

trên bãi bồi của một dòng sông. Anh nhớ lại hồi đầu mùa lạc, hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

Nguyên nhân sai:

Lỗi về liên kết nội dung, trật tự sự việc sắp xếp không hợp lý. Cách sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trước câu 2

Hướng dẫn:

Trong đoạn văn trên, nguyên nhân sai là do: Nguyên nhân sai:Lỗi về liên kết hình thức Cách sửa: Câu 2 thay nó bằng chúng.

Nguyên nhân sai: Câu 1 và câu 2 không thống nhất địa điểm Cách sửa: Thay từ hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng

Phát hiện lỗi liên kết chủ đề.

Lỗi liên kết về chủ đề dẫn đến vấn đề là đoạn văn lỏng lỏe, tản mạn, không tập trung vào vấn đề cần bàn luận mà tản mác, lan man sang các vấn đề không trọng tâm nên câu văn, lời ý không mạch lạc. Đối với môn Ngữ văn ít có lỗi liên kết chủ đề tuy nhiên vẫn có, bởi lỗi liên kết chủ đề thường tập trung đoạn văn dài.

Cụ thể trong ví dụ trên cho thấy: Ðoạn văn (c) và (d) đã dẫn thuộc kiểu lỗi sai này.

Cần hướng dẫn cho học sinh sửa chữa lỗi liên kết chủ đề, cần căn cứ trên các lỗi sai cụ thể. Cách hướng dẫn học sinh:

Ðối với kiểu lỗi phân tán tản mạn về chủ đề : Ðối với kiểu lỗi sai này, trước hết, giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu đoạn văn nói về cái gì, đối tượng nói đến là người, vật, cảnh, đặc điểm hay trạng thái...

Tiếp theo, căn cứ vào hướng dẫn học sinh trong văn bản đó có câu, đoạn nào không liên quan đến chủ đề chỉnh, có tính lan man.

Cuối cùng, khi đã xác định được trọng tâm của văn bản, xác định được câu, đoạn dời dạc, lan man có thể loại bỏ những câu đó.

Nhưng đến câu thứ tư thì chuyển sang một ý văn khác, không đồng nhất ý văn cùng các đoạn trước, hơn nữa tả vẻ đẹp của người lính Tây Tiến còn nhầm lẫn bởi hình tường người lính Tây Tiến được mô tả khá sắc nét, khi đang trần thuật, bàn luận về người lính Tây Tiến, lại liên hệ đến các anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc, một đối tượng có tính khái quát cao, làm cho đoạn văn trở nên tản mác về liên kết chủ đề. Cần phân tích rõ học sinh hiểu được: mối quan hệ về nội dung bàn luận, trần thuật giữa các câu.

Phân tích đoạn văn trên cho thấy: văn bản đã đảm bảo được liên kết chủ đề : các câu trong đoạn tập trung bàn luận về nhân vật Nghị Quế. Bởi đoạn văn có hai nội dung nói đến Nghị Quế:

Thứ nhất là: Bản chất cậy quyền ỷ thế, ức hiếp dân lành.

Thứ hai là: Tư cách xấu xa thô bỉ. Liên quan đến nội dung thứ nhất là các câu thứ nhất, thứ ba, thứ bảy và thứ tám.

(f) Không phải ngay từ đầu Tô Hoài đã thành công. Núi cứu quốc là một dẫn chứng.

Lỗi liên kết lô-gích xuất hiện khá phổ biến trong bài làm của học sinh THCS. Trong bài viết của học sinh THCS, lỗi liên kết lô-gích xuất hiện càng phổ biến hơn.

Lỗi liên kết logic khá đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, trong chương trình Ngữ văn bậc THCS có ba lỗi điển hình như sau:

Một là: Nội dung nghĩa của các câu đan xen rối rắm

Thứ hai: Nội dung nghĩa của các câu rời rạc, tản mạn.

Thứ ba: Nội dung nghĩa của các câu mâu thuẫn với nhau. Ðối với lỗi liên kết lô-gích, hướng dẫn HS giải quyết như sau :

Có thể có cách thức đó là sửa chữa và tổ chức lại đoạn văn. Để sửa chữa các lỗi trên cần nhìn nhận từ lỗi sai và biểu hiện cụ thể.

Ðoạn văn (e) có thể sửa theo cách vừa nêu :

(e) Mùa xuân, từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

2.4.3.4. Hướng dẫn HS thực hành dạng bài tập vận dụng

Trước khi vào phần luyện tập thực hành, GV cho HS khái quát lại khái niệm lý thuyết vừa hình thành như sau:

Văn bản thơ và văn bản truyện được liên kết với nhau về mặt nội dung và về mặt hình thức. Cụ thể như sau:

Về nội dung:

Các câu, đoạn phải phục vụ chủ để chung của văn bản, tức là chủ đề của đoạn văn (Liên kết chủ đề). Bên cạnh đó, các câu, đoạn, dòng phải sắp xếp theo trình tự hợp lý (Liên kế Logic)

Về hình thức:

Về cơ bản, về liên kết hình thức được liên kết bởi một số phép sau: Phép lặp, Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, Phép thế,...và phép nối.

2.4.4. Rèn luyện các kỹ năng thực hành phép liên kết văn bản bậc Trung học cơ sở

2.4.4.1. Thực hành phép liên kết về nội dung

Hướng dẫn HS tìm và phân biệt về nội dung liên kết thông qua ví dụ sau:

a) Giảng văn rõ ràng là khó.

Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ, càng không phải để làm ngã lòng.

(Lê Trí Viễn)

b) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đồng ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi; Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.

Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Để HS có thể xác định quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn và tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ ý nghĩa ấy. Cần cho HS thấy được mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn sẽ quy định việc sử dụng từ ngữ liên kết. Các từ ngữ liên kết thường đứng ở đầu đoạn sau.

Mối quan hệ ý nghĩa trong từng trường hợp liên kết: (a) - quan hệ suy luận giải thích (đại từ thay thế như vậy); (b) - quan hệ tương phản (thế mà); (c) - liệt kê, tăng tiến (cũng), đối lập, tương phản (tuy nhiên).

2.4.4.2. Thực hành tìm và chữa các lỗi liên kết hình thức:

Tìm và chữa lỗi liên kết hình thức trong các đoạn trích sau:

Ví dụ :

a) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu

dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn- (Báo)

Gợi ý:

- (a): Lỗi thay thế, từ nó trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện. Chữa: thay nó bằng chúng.

Trong quá trình hướng dãn HS thực hành các phép liên kết văn bản bậc THCS. Với các biện pháp đề xuất HS được củng cố và khắc sâu các khái niệm, các quy tắc ngữ pháp trong phàn thực hành. HS sẽ trực tiếp vận dụng những điều đã học vào trong giao tiếp, nâng cap năng lực thực hành giải các bài tập các phép liên kết câu trong văn bản nói riêng và trong thực hành các bài tập Ngữ văn nói chung.

Các biện pháp đưa ra đều tập trung vào việc xử lí những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn về các phép liên kết văn bản nói chung và trong hướng dẫn HS thực hành nói riêng, những mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích biện pháp với thực trạng còn hạn chế.

Kết luận chương 2

Cùng quá trình vận động của khoa học – kỹ thuật, trong lĩnh vực giáo dục, những năm gần đây phương pháp dạy học cần được đổi mới theo hướng tích cực hóa việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng của người học. Do vậy, rất cần thiết tăng cường, nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS có thể giúp người dạy nâng cao chất lượng dạy học và phát huy vai trò của người học.

Trên cơ sở xây dựng nguyên tắc hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS từ việc phân tích, hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm nhận diện của các phép liên kết văn bản đến đưa ra các dạng bài tập trong quá trình luyện tập các phép liên kết câu về bài tập vận dụng, sáng tạo, tìm lỗi sai, ...đồng thời đưa ra một số tình huống, ví dụ minh họa thực tiễn.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở​ (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)