Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở​ (Trang 73 - 77)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Quy trình thực nghiệm

Căn cứ tình hình thực tế, với nguồn lực hiện có, để đảm bảo tính khách quan, tính đại diện và tính giá trị của kết quả, quá trình thực nghiệm áp dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, có nhóm đối chứng, có phân bố ngẫu nhiên. Quy trình thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm cụ thể như sau:

Để tiến hành thực nghiệm, luận văn khái quát một số bước như sau: Giai đoạn 1: Kế hoạch thực nghiệm

+ Bước 1: Xây dựng mục đích, lực chọn đối tượng, xác định thời gian, địa điểm thực nghiệm.

+ Bước 2: Xác định nội dung và phạm vi thực nghiệm. + Bước 3: Biên soạn tài liệu thực nghiệm.

+ Bước 4: Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm. + Bước 5: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm.

Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm:

+ Bước 1: Phỏng vấn giáo viên về phương pháp dạy học hiện tại, cảm quan ban đầu của giáo viênđối với phương pháp hiện tại.

+ Bước 2: Xây dựng cách thức kiểm tra + Bước 3: Triển khai thực nghiệm

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm

+ Bước 1: Mô tả kết quả học tập của học sinh thông qua việc xử lý và phân tích kết quả khảo sát trước thực nghiệm.

+ Bước 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau thực nghiệm thông qua việc xử lý, phân tích kết quả đánh giá sau thực nghiệm.

+ Bước 3: Kết luận về tính khả thi của thực nghiệm qua phân tích, so sánh trước và sau thực nghiệm; so sánh tính bền vững của phương pháp dạy học tích cực.

Cụ thể từng giai đoạn thực hiện như sau: Bước 1: Xây dựng giả thuyết thực nghiệm.

Bước 2: Xây dựng thang đánh giá, cách thức đánh giá nhằm đo lường kết quả, sự biến đổi, kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng thực nghiệm theo những yêu cầu nhất định để các kết luận rút ra sau thực nghiệm có thể vận dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm phạm vi rộng lớn, bảo đảm tính phù hợp và có thể có sai số nhỏ.

+ Khống chế các tác động không thực nghiệm, nếu chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trong một lớp học.

+ Khống chế ảnh hưởng thứ tự các tác động.

Bước 1: Chuẩn bị cho GV và học sinh

Về phía GV viên: Phối hợp với giáo viên xác định mục đích thực nghiệm; Xây dựng nội dung thực nghiệm; Yêu cầu của hệ thống câu hỏi; Hệ thống câu hỏi trong dạy học các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS

- Về phía HS: Học như thường ngày

Bước 2: Khảo sát kết quả thông qua phiếu đánh giá đối với học sinh và

GV về biện pháp hướngdẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS.

* Những lưu ý trong thực nghiệm:

- Các nhóm thực nghiệm phải như nhau về lứa tuổi, trình độ thể lực trình độ kĩ thuật, giới tính và một số trình độ khác.

- Thực nghiệm trên số lượng người đủ lớn, để số liệu nhận được có độ tin cậy cao.

- Để kết quả nghiên cứu khách quan, trước khi nghiên cứu tác giả đã kiểm tra, xác định trình độ ban đầu của các lớp đối chứng và thực nghiệm. Cả 2 lớp đối chứng và thực nghiệm tương đồng về học lực cũng như hạnh kiểm, kết quả học tập ở tại thời điểm kiểm tra.

3.3.2. Nội dung cần thực nghiệm

Điều tra cơ bản về tình hình việc hướngdẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS tại trường THCS Nguyễn Công Trứ, tìm hiểu thông tin cần thiết về các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Thực hiện thực nghiệm sư phạm được tiến hành song song giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

- Ở các lớp thực nghiệm, tiến hành vận dụng các biện pháp để hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS. Ở các lớp đối chứng, tiến hành dạy ở lớp theo phương pháp truyền thống.

- Tiến hành thực nghiệm song song lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tổ chức kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng 1 dạy, trong cùng một khoảng thời gian.

- Trao đổi với HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau các buổi dạy để điều chỉnh phương án giảng dạy cho phù hợp.

- Trao đổi với GV cộng tác, tổng kết, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm một cách khách quan.

Các biện pháp hướngdẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS được thiết kế, soạn thảo phù hợp với mục đích, chức năng, đặc điểm của nhóm bài các phép liên kết trong chương trình Ngữ văn THCS. Nội dung của các biện pháp phải mang lại hiệu quả nhất định nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh.

Đặc điểm và lợi ích thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm có ưu thế lớn nhất trong việc đi sâu vào phân tích các đặc điểm, đánh giá tính khả thi và cần thiết của các biện pháp hướngdẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Đặc điểm cơ bản của thực nghiệm sư phạm là sự điều khiển và can thiệp có chủ định, có kế hoạch của con người vào đổi tượng nghiên cứụ, đó là sự cô lập, tách biệt nhân tố có lợi, hai để sáng tạo, phát hiện và điều chỉnh các mối liên hệ mới, hợp lí nhằm đặt tới hiệu quả cao khi tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực.

Nội dung thực nghiệm sư phạm được chia theo các vấn đề, mục tiêu và điều kiện nghiên cứu.

3.3.3. Điều kiện thực nghiệm

- Đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh theo chương trình, mục tiêu các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Đúng với đặc điểm học sinh THCS.

- Đảm bảo kết quả thực nghiệm được đánh giá một cách khách quan, minh bạch, đúng yêu cầu giáo dục.

Đánh giá tính tích cực, sáng tạo của học sinh, phát huy nội lực, tiềm năng trí lực của người học trong việc giải quyết vấn đề.

Đảm bảo quá trình thực nghiệm ổn định, có kết quả thực tế khoa học thực sự với khả nằng ứng dụng rộng rãi, thuận tiện.

Chọn bài thực nghiệm, chọn đối tượng thực nghiệm phong phú giúp cho việc só sánh, đánh giá được rõ ràng, khách quan thực tế.

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, việc khống chế các tác động đến thực nghiệm là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình thực nghiệm sư phạm đạt được mục đích, kết quả thực nghiệm được chính xác. Tuy vậy, việc khống chế các tác động không thực nghiệm sư phạm là khâu khó khăn nhất về biện pháp và kĩ thuật. Vì vậy trong quá trình thực nghiệm sư phạm, luận văn đã cố gắng khống chế các tác động ảnh hưởng tới quá trình thực nghiệm sư phạm một cách tối đa, trong đó điều kiện chủ quan của đối tượng thực nghiệm (số lượng học sinh, GV, lớp học, điều kiện kiểm tra) là những nhân tố cần được giữ ổn định. Để cân bằng những tác động vào thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây:

- Lựa chọn các lớp tương đương nhau về học lực từ đó chọn ra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đồng nhất.

- Người thực hiện đề tài và Ban giám hiệu cộng tác sắp xếp để cùng có mặt trong các giờ dạy ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng.

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng đều làm các bài kiểm tra như nhau, do GV cộng tác chấm theo thang điểm đã thống nhất giữa hai giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở​ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)