Dạy học và giáo dục để hình thành cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, tạo hứng thú, niềm vui trong học tập là mục đích quan trọng. Khi những nhân tố kích thích hoàn toàn xa lạ, khó hiểu thì sẽ làm cho HS lo lắng thay vì tò mò, ham hiểu biết của HS. Vì vậy, phải đưa vấn đề mới mẻ nhưng có thể giải quyết được, đề ra các tiêu chí thực tế có thể giải quyết được trong quá trình dạy học.
Tất cả các GV có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm đều coi động cơ là một điều kiện tiên quyết để học có hiệu quả. Thách thức lớn nhất mà nhiều GV phải đối mặt là làm thế nào để HS muốn học. Nếu người GV biết cách tạo động cơ cho HS, thì có thể tăng hiệu suất học tập của HS lên rất nhiều.
Các nhà giáo dục đều thống nhất nhận định về vai trò tích cực của động cơ học tập với hiệu quả của hoạt động học tập của HS. Để hình thành động cơ, hứng thú học tập môn Ngữ văn cần:
* Tăng cường hứng thú học tập cho học sinh
Khi bàn về vai trò của hứng thú học tập, người ta cho rằng: hành động dạy và hành động học không chỉ nằm trong một cấu trúc nhận thức mà còn trong một cấu trúc xúc cảm. Đó là sự xuất hiện hứng thú. Sự xúc cảm đi trước nhận thức và mở cửa cho nhận thức bằng cách tạo nên sự hứng thú. Bộ não phải được đặt trong tình trạng ham muốn hiểu biết, cũng giống như một sự khởi động là không thể thiếu được đối với một vận động viên trước khi thực hiện một bài tập,… Một HS thấy rõ lợi ích của môn Ngữ văn trong đời sống
hàng ngày, sẽ biểu lộ hứng thú với môn này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng cường hứng thú học tập cho HS?
- Nhiệm vụ nhận thức làm cho HS ham muốn, tự lực tìm tòi và huy động những kiến thức vốn có của mình để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức.
- Nhiệm vụ nhận thức khi được HS thừa nhận sẽ kích thích tư duy tích cực của các em và huy động những kiến thức và thao tác trí tuệ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ đó
Như vậy, việc hình thành nhiệm vụ nhận thức cho HS trong quá trình DH là một con đường quan trọng để gây hứng thú cho HS trong học tập.