Căn cứ tình hình thực tế, với nguồn lực hiện có, để đảm bảo tính khách quan, tính đại diện và tính giá trị của kết quả, quá trình thực nghiệm áp dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, có nhóm đối chứng, có phân bố ngẫu nhiên. Quy trình thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm cụ thể như sau:
Để tiến hành thực nghiệm, luận văn khái quát một số bước như sau: Giai đoạn 1: Kế hoạch thực nghiệm
+ Bước 1: Xây dựng mục đích, lực chọn đối tượng, xác định thời gian, địa điểm thực nghiệm.
+ Bước 2: Xác định nội dung và phạm vi thực nghiệm. + Bước 3: Biên soạn tài liệu thực nghiệm.
+ Bước 4: Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm. + Bước 5: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm.
Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm:
+ Bước 1: Phỏng vấn giáo viên về phương pháp dạy học hiện tại, cảm quan ban đầu của giáo viênđối với phương pháp hiện tại.
+ Bước 2: Xây dựng cách thức kiểm tra + Bước 3: Triển khai thực nghiệm
Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm
+ Bước 1: Mô tả kết quả học tập của học sinh thông qua việc xử lý và phân tích kết quả khảo sát trước thực nghiệm.
+ Bước 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau thực nghiệm thông qua việc xử lý, phân tích kết quả đánh giá sau thực nghiệm.
+ Bước 3: Kết luận về tính khả thi của thực nghiệm qua phân tích, so sánh trước và sau thực nghiệm; so sánh tính bền vững của phương pháp dạy học tích cực.
Cụ thể từng giai đoạn thực hiện như sau: Bước 1: Xây dựng giả thuyết thực nghiệm.
Bước 2: Xây dựng thang đánh giá, cách thức đánh giá nhằm đo lường kết quả, sự biến đổi, kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng.
Bước 3: Lựa chọn đối tượng thực nghiệm theo những yêu cầu nhất định để các kết luận rút ra sau thực nghiệm có thể vận dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm phạm vi rộng lớn, bảo đảm tính phù hợp và có thể có sai số nhỏ.
+ Khống chế các tác động không thực nghiệm, nếu chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trong một lớp học.
+ Khống chế ảnh hưởng thứ tự các tác động.
Bước 1: Chuẩn bị cho GV và học sinh
Về phía GV viên: Phối hợp với giáo viên xác định mục đích thực nghiệm; Xây dựng nội dung thực nghiệm; Yêu cầu của hệ thống câu hỏi; Hệ thống câu hỏi trong dạy học các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS
- Về phía HS: Học như thường ngày
Bước 2: Khảo sát kết quả thông qua phiếu đánh giá đối với học sinh và
GV về biện pháp hướngdẫn học sinh thực hành các phép liên kết văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS.
* Những lưu ý trong thực nghiệm:
- Các nhóm thực nghiệm phải như nhau về lứa tuổi, trình độ thể lực trình độ kĩ thuật, giới tính và một số trình độ khác.
- Thực nghiệm trên số lượng người đủ lớn, để số liệu nhận được có độ tin cậy cao.
- Để kết quả nghiên cứu khách quan, trước khi nghiên cứu tác giả đã kiểm tra, xác định trình độ ban đầu của các lớp đối chứng và thực nghiệm. Cả 2 lớp đối chứng và thực nghiệm tương đồng về học lực cũng như hạnh kiểm, kết quả học tập ở tại thời điểm kiểm tra.