dạy học Ngữ văn
Trong định hướng của quan niệm giáo dục hiện đại, khi nói học sinh là chủ thể, là trung tâm của quá trình học tập lànhằm nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học. Học sinh vừa là đối tượng của giáo dục cũng chính là mục đích của quá trình dạy học, là phương tiện, là con đường đạt đến hiệu quả sư phạm. Quá trình tiếp nhận văn học nói chung và tri thức đọc hiểu nói riêng là một quá trình vận động bên trong của bản thân chủ thể tự nhận thức, tự phát triển, trong quá trình đó học sinh có vai trò là một chủ thể, một cá thể tiếp nhận sáng tạo. Không có những học sinh trừu tượng, mơ hồ mà là những cá thể thực thụ, một đối tượng tiếp nhận văn học.
Về phía giáo viên trước mắt mình là con số không ít cá thể Hhọc sinhvới thế giới tâm hồn, với những thói quen thẫm mỹ,… rất khác nhau. Cái khó khăn, phức tạp đầu tiên trong việc phát huy tính vai trò chủ thể của học sinh trong giờ văn học chính là ở chỗ đó. Giáo viên phải thực sự là người có năng lực truyền đạt, bên cạnh đó còn phải thực sự hiểu học sinh để có những cách truyền đạt phù hợp. Từ đây đặt ra vấn đề, trong quá trình giảng dạy làm sao người giáo viên có thể cùng với học sinh để tạo thành một chỉnh thể, gắn kết, phối hợp với nhau?. Qua loại hình mới này, khi áp dụng loại hình này cho từng HS, người giáo viên có thể tổ chức hoạt động, thông qua đó có thể nắm được năng lực của học sinh, để có cách dạy phù hợp.
Trong trường hợp này, đánh giá cả sự quan trọng của giáo viên lẫn học sinh. Học sinh thành chủ thể tiếp nhận, còn GV trở thành người hướng dẫn tổ chức. Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục coi học sinh là trung tâm, là chủ
thể sáng tạo, nhưng cũng cần phải đánh giá đúng vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức, truyền đạt cách học cùng các hoạt động trong lớp học.
Tính độc lập nhận thức thể hiện ở chỗ người học tự giác định hướng công việc, hoàn thành công việc đó bằng chính sức lực của mình. Người học tự phát hiện ra vấn đề, tự giải quyết được vấn đề, có kỹ năng tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức theo mục đích dạy học nhất định. Xét về nghĩa rộng, tính độc lập nhận thức là sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho sự tự học.
Phát huy vai trò chủ thể tích cực thông qua việc phát huy năng lực chủ thể tượng là một phương pháp đổi mới trong dạy học hiện nay. Vậy nên, muốn việc dạy và học nâng cao được chất lượng, mang lại hiệu quả thực sự trong giáo dục, giáo viên phải biết phát huy hết tiềm lực của học sinh: Tích cực, chủ động, sáng tạo.
Các yêu cầu đặt ra là :
- HS phải được và có nhiều cơ hội để tự chủ trong quá trình học tập - Trong dạy Ngữ văn, áp dụng PPDH phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề là biện pháp hữu hiệu để tăng cường sự tham gia của HS vào quá trình dạy học.
- Trong dạy học cần quan tâm tới việc dùng các thủ thuật sau: (1) tập trung vào những câu hỏi gây tò mò hơn là chỉ nêu dữ liệu; (2) Tận dụng khả năng sáng tạo và sự biểu đạt của HS, Thường xuyên thay đổi hoạt động của HS; (4) Tạo cơ hội để HS được chủ động; (5) Sử dụng kích thích thi đua, thách thức giữa các nhóm HS; (6) Chú ý đến HS, quan tâm lắng nghe HS; (7) Chấp nhận suy nghĩ của HS.