1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.2. Nguồn nhân lực
Con người là tài sản quan trọng nhất của công ty. Vì vậy, muốn đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp phải tự đánh giá được chất lượng những nhân sự mà mình đang sở hữu. Từ đó, nhà quản lý có thể vạch ra đường hướng đào tạo hay tuyển dụng thêm nhân sự phù hợp để phục vụ cho những hoạt động của tổ chức trong tương lai.
Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp bao gồm các phẩm chất, kinh nghiệm sống, kiến thức, óc sáng tạo, năng lượng và nhiệt huyết mà đội ngũ nhân viên cống hiến cho công việc và doanh nghiệp.
1.2.2.3. Văn hóa công ty
Khi ai đó hỏi một người lao động rằng anh ta muốn làm việc trong một doanh nghiệp như thế nào, câu trả lời thường là một bản tóm tắt tốt về văn hóa của doanh nghiệp đó. Môi trường làm việc như thế nào; mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức ra sao; bầu không khí làm việc thân thiện hay căng thẳng; các quy tắc được chấp nhận chung trong doanh nghiệp là nghiêm ngặt hay lỏng lẻo;...
Văn hóa doanh nghiệp tốt hoặc tích cực tạo ra những người hâm mộ trung thành từ cả nhân viên lẫn khách hàng. Điều đó tốt cho kinh doanh. Và không có gì
ngạc nhiên nếu văn hóa doanh nghiệp tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều nguợc lại cũng rất rõ ràng, doanh nghiệp sở hữu môi truờng làm việc kém thân thiện, nhân viên không đuợc tạo điều kiện thể hiện hết khả năng, ngắn gọn là một văn hóa tiêu cực thì năng lực cạnh tranh cũng sẽ giảm đi.
1.3. Tiêu chí đánh giá nă ng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Thị phần
Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thuờng dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị truờng của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần càng lớn thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.
Thị phần của doanh nghiệp đuợc chia thành các loại sau:
Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với kết quả tiêu thụ cùng loại của tất cả các DN khác bán trên cùng một thị truờng.
Ti.: _ DoanhthucuaDN
Thị phẫn tuyệt đoi = ——7—-ɪ—;---—- × 100%
Tong doanh thu của ngành
Thị phần chiếm lĩnh thị trường tương đối: Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị truờng tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần chiếm lĩnh thị truờng tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành.
m,. ,vκ DoanhthucuaDN
Thị phấn tương đôi = —---— ---;—,---——77 X 100% Doanh thu của đõi thủ mạnh nhãt
1.3.2. Năng lực tài chính
Khái quát về năng lực tài chính đuợc hiểu nhu sau: “Năng lực tài chính là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt đuợc mục tiêu doanh nghiệp đề ra”. Khái niệm này truớc hết đuợc hiểu là khả năng huy động vốn để đáp ứng cho các hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó nội dung thứ hai trong khái niệm về năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.
Chúng ta có thể tiếp cận năng lực tài chính doanh nghiệp trên hai góc độ: Năng lực tài chính tổng thể và Năng lực tài chính cho sự tăng truởng nói riêng. Cụ thể nhu sau:
- Năng lực tài chính tổng thể: Là xem xét toàn bộ năng lực tài chính để thực hiện mục tiêu chung bao trùm là tối đa hóa lợi ích hay tối đa hóa tài sản của chủ sở hữu của doanh nghiệp. Xem xét trên góc độ này, năng lực tài chính của doanh nghiệp bao hàm hai bộ phận cấu thành: năng lực tài chính chủ sở hữu doanh nghiệp và năng lực tài chính từ nợ vay.
- Năng lực tài chính cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận cấu thành: năng lực tài chính nội sinh và năng lực tài chính ngoại sinh. Năng lực tài chính nội sinh cho tăng truởng của doanh nghiệp là phần lợi nhuận để lại tái đầu tu. Đây chính là bộ phận năng lực tài chính chủ sở hữu nội sinh. Năng lực tài chính ngoại sinh cho tăng truởng là nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có khả năng huy động từ bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng truởng.
Nhu vậy có thể nói năng lực tài chính của doanh nghiệp không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Năng lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh hiện tại mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu huớng phát triển trong tuơng lai của doanh nghiệp đó.
Năng lực tài chính là một vấn đề quan trọng trong tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thông thuờng, qua hệ thống, phuơng pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp cho việc đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát và chi tiết về năng lực tài chính. Trên cơ sở đó, nhận biết, phán đoán và dự báo và đua ra cái nhìn đúng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.3. Năng lực nhân sự
Chất luợng nguồn nhân lực là toàn bộ năng lực của lực luợng lao động đuợc biểu hiên thông qua ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần. Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau cấu thành chất luợng nguồn nhân lực. Trong đó, thể lực là nền tảng, là phuơng tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ là yếu tố quyết định chất luợng nguồn nhân lực, ý thức tác phong làm việc là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực trí tuệ thành thực tiễn.
1.3.3.1. Thể lực
Thể lực là tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo đuợc sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Chất luợng nguồn nhân lực đuợc cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực; bởi nếu không chịu đuợc sức ép của công việc cũng nhu không thể tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới.
Thể lực của nguồn nhân lực đuợc hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh duỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể lực của nguồn nhân lực phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phân phối thu nhập cũng nhu chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
Thể lực đuợc phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản nhu: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
1.3.3.2. Trí lực
Tri thức là yếu tố cơ bản của trí lực, là sự tổng hợp khái quát kinh nghiệm cuộc sống, là nhận thức lý tính. Nắm bắt đuợc nó sẽ có lợi trong việc chỉ đạo thực tiễn, có lợi trong việc nâng cao khả năng phân tích và lý giải vấn đề.
Trí lực là sự kết tinh của tri thức nhung không phải là tri thức xếp đống. Một đống tri thức đơn giản chỉ có thể là cuốn từ điển trong kho chứa sách và đuợc mọi nguời sử dụng, còn kết tinh lại bao gồm cả việc chắt lọc, cải tạo và chế tác tri thức. Nói một cách đơn giản, trí lực là năng lực nhận thức và cải tạo thế giới. Nhu thế có nghĩa là có tri thức thôi không đủ, mà còn phải biết áp dụng nó vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho doanh nghiệp. Trí lực có thể đuợc phân tích theo hai góc độ sau:
về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ văn
hóa được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy; qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn là kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu công việc của vị trí đang đảm nhận. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh; sáng tạo ra những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung. Thực tế cho thấy, ở phần lớn các doanh nghiệp người lao động có trình độ chuyên môn cao thì doanh nghiệp đó phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp mặc dù người lao động có trình độ chuyên môn cao, nhưng chưa tận dụng hết được tiềm năng này, nên tốc độ phát triển cũng như năng suất lao động của họ chưa cao, đó là do cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực chưa được tốt.
1.3.3.3. Ý thức của người lao động
Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện qua những yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng những con số cụ thể như: ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác, ý thức tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong việc, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp... nhưng lại là những yếu tố rất quan trọng quy định chất lượng của nguồn nhân lực. Thể lực có thể nâng cao, năng lực có thể đào tạo, nhưng thái độ làm việc thì gắn liền với cá nhân mỗi lao động, khó có thể bị tác động và thay đổi bởi ngoại cảnh.
Khi nhắc đến một doanh nghiệp, người ta thường nhấn mạnh đến các phẩm chất văn hóa, đạo đức, tác phong làm việc,... của những cá nhân bên trong nó như là một yếu tố quan trọng cấu thành nên sự khác biệt, phân biệt với các đối thủ. Vì vậy, không ngừng nâng cao ý thức của người lao động cũng chính là nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trước mắt công chúng.
1.3.4. Công nghệ, Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Đây là căn cứ có tầm quan trọng rất lớn trong việc khách hàng chọn mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là hiện nay khi công nghệ và đời sống không ngừng được nâng cao, thì khách hàng lại càng trở nên khó tính hơn, họ không ngừng đòi hỏi những sản phẩm phải liên tục được cải tiến tốt hơn. Như vậy, có thể nói chất lượng và cạnh tranh là hai phạm trù luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại, năng lực cạnh tranh cao sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn, lợi nhuận cao hơn và từ đó lại tiếp tục nghiên cứu, phát triển để đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt hơn nữa.
Sơ đồ 1.3: Cá c chỉ tiêu đ á nh gi á chất lượng sản phẩm dịch vụ
khách hàng. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm sự tin cậy, sẵn sàng đáp ứng, sự đảm bảo, sự đồng cảm và tính hữu hình.
Sự tin cậy (Reliability)
Sự tin cậy chính là khả năng cung cấp dịch vụ nhu đã cam kết một cách tin cậy và chính xác; nó còn bao gồm sự nhất quán, sự ổn định mà ngay từ đầu tiên cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp phải thực hiện. Tóm lại, quảng cáo phải đi đôi với khả năng.
sẵn sàng đáp ứng (Responsiveness)
Khi khách hàng cần tới sự giúp đỡ trong thời gian sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, liệu doanh nghiệp có sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của mình một cách tích cực, hăng hái, nhanh chóng, kịp thời hay không? Đó chính là sẵn sàng đáp ứng.
Sự đảm bảo (Assurance)
Sự đảm bảo là việc cung cấp dịch vụ với thái độ lịch sự và tôn trọng khách hàng, thể hiện qua trình độ chuyên môn và phục vụ có hiệu quả. Chính sự kết hợp giữa thái độ và năng lực sẽ tạo cảm giác tin tuởng, làm tăng sự hài lòng, từ đó xuất hiện lòng trung thành với dịch vụ của doanh nghiệp nơi khách hàng.
Sự đồng cảm (Empathy)
Khách hàng khác nhau, nhu cầu, cảm xúc, thái độ, kì vọng cũng đa dạng khác nhau. Họ muốn mình đuợc đối xử nhu những cá nhân riêng biệt có tâm tu, tình cảm riêng. Khi khách hàng cảm thấy mình không đuợc tôn trọng, họ sẽ không bao giờ quay trở lại.
Tính hữu hình (Tangibles)
Sự xuất hiện của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự trong doanh nghiệp dịch vụ tạo cho khách hàng cảm giác an toàn. Khách hàng đang mua một thứ có thật từ một doanh nghiệp thật, sản phẩm có thể không nhìn thấy nhung nó tồn tại. Dịch vụ càng phức tạp, vô hình thì khách hàng lại càng tin vào tính hữu hình.
1.3.5. Tiêu chí khác
Ngoài 4 tiêu chí thị phần, tài chính, nhân lực và chất luợng đã nêu trên thì còn rất nhiều các tiêu chí khác có thể đuợc sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Các tiêu chí này có thể được sử dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh, lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia.
Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Gắn liền với một dòng sản phẩm duy nhất có thể khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn khi thị trường của mặt hàng đó có những biến động đột ngột nằm ngoài dự đoán. Vì vậy mà mở rộng thị trường, mở rộng chủng loại sản phẩm xung quanh sản phẩm cốt lõi luôn cần được tính đến.
Năng lực quản trị điều hành
Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạo và hệ thống quản trị trong doanh nghiệp, các quyết định cũng như việc thực thi chúng hiệu quả hay không có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Danh tiếng, uy tín
Đây là một chỉ tiêu mang tính chất bao trùm, là hình ảnh của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp làm ăn có uy tín , danh tiếng tốt sẽ luôn luôn có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng mục tiêu, các đối tác cũng như nguồn vốn từ các tổ chức tài chính hay công chúng.
Khả năng liên doanh, liên kết
Mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh riêng, nếu có thể kết hợp lại, hợp tác cùng có lợi thì có thể tăng năng lực tài chính, năng lực nhân sự, chủng loại sản phẩm,... qua đó tăng khả năng cạnh tranh của hai, hay nhiều doanh nghiệp tham gia liên danh, liên kết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu tại sao cạnh tranh lại quan trọng và việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với doanh nghiệp là việc làm sống còn, bắt buộc, không thể khác. Ngoài ra chúng ta cũng tìm hiểu một số những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong chương tới, chúng ta sẽ áp dụng chúng vào tìm hiểu năng lực cạnh tranh của công ty cụ thể là Công ty TNHH thương mại và Dịch vụ Viễn Đạt.