3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế nhằmtạo môi trường kinh doanh ổn định tạo môi trường kinh doanh ổn định
Chính phủ và các cơ quan quản lý tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các công ty tư nhân. Để tiến tới mục tiêu trở thành một chính phủ kiến tạo, chính phủ cần tạo ra một sân chơi minh bạch, bình đẳng, công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia. Qua đó, biến cạnh tranh thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Muốn như vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế là điều kiện bắt buộc.
Để tăng khả năng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, Chính phủ cần hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến chống bán phá giá, xuất nhập khẩu, đầu tư, đấu thầu... để phù hợp với các yêu cầu chung của nền kinh tế thế giới. Không chỉ như vậy, các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư hướng dẫn cũng phải có đầy đủ, kịp thời. Tránh tình trạng luật thì đã có mà không thể áp dụng vào trong thực tế sản xuất kinh doanh do thiếu hướng dẫn. Điều này sẽ gây tác động xấu tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
B ên cạnh tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, công bằng thì sử dụng các chính sách kinh tế sao cho hợp lí cũng có những tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Như trong thời điểm đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp phải nhiều khó khăn, các chính sách hoãn nộp thuế, giãn nợ cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng của chính phủ đã có những tác động tích cực, gia tăng niềm tin của cộng đồng doanh nhân để vượt qua quãng thời gian sóng gió hiện tại.
3.3.1.2. Tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính
Lâu nay, vấn đề cải cách các thủ tục hành chính nhằm tránh rườm ra, nhiêu khê cho doanh nghiệp vẫn luôn được nhắc tới, các giải pháp cũng đã có nhưng diễn biến thay đổi vẫn còn rất chậm. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính một cách hiệu quả.
Thứ nhất, cải cách trước hết phải từ tư duy quản lý của các bộ ban ngành, hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, cần sự quan tâm, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ và thực chất của các bộ, ban, ngành, địa phương.
Thứ hai, tận dụng tối đa giải quyết các thủ tục thông qua phương pháp trực tuyến. Phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian, công sức đi lại của doanh nghiệp, lại vừa an toàn, chính xác.
Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý, phát hiện và xử lý các hành vi nhũng nhiễu, có dấu hiệu đòi hối lộ để được hoàn thành thủ tục sớm.
Thứ tư, nhân rộng các sáng kiến, cải cách, cập nhật các phương thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế.
3.3.2. Kiến nghị với khách hàng
Các khách hàng đôi khi không hiểu rõ sản phẩm mà tổ chức mình muốn mua có phù hợp với tình hình hiện tại của bản thân khách hàng không. Khiến cho trong quá trình đàm phán, thực hiện hợp đồng xuất hiện những khó khăn, trở ngại không đáng có. Hay ngay cả đối với các hợp đồng công ty nhận được thông qua hình thức đấu thầu, khách hàng là những tổ chức lớn thì không am hiểu gói thầu, pháp luật đấu thầu vẫn xảy ra dẫn đến chất lượng tổ chức đầu thầu không cao. Những điều này gây bất lợi cho cả bản thân khách hàng lẫn công ty.
Vì vậy, trước khi chính thức tham gia đàm phán hợp đồng hay tổ chức mở các gói thầu có giá trị lớn, phức tạp thì khách hàng nên có những tìm hiểu kĩ càng về sản phẩm cũng như yêu cầu của mình đối với đối tác. Ở đây, khách hàng có thể tự mình thành lập một bộ phận đánh giá chuyên trách để đưa ra những yêu cầu rõ ràng đối với công ty đối tác; nếu khách hàng không có nhân lực đáp ứng thì thuê một tổ chức đánh giá chuyên nghiệp từ bên ngoài cũng là phương án khả thi.
KẾT LUẬN
Để tồn tại và phát triển, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh là một việc làm bắt buộc đối với mọi chủ thể kinh doanh. Trong môi trường kinh tế ngày nay, doanh nghiệp nào đứng lại nghĩa là doanh nghiệp đó đang tụt hậu. Không ngừng tiến về phía trước chính là con đường buộc phải đi. Ở Việt Nam, do hệ thống pháp luật vẫn có những chồng chéo, vẫn có các doanh nghiệp là sân sau của các quan chức, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, móc nối trong quá trình đầu thầu vẫn xảy ra khiến cho thị trường cạnh tranh có những lúc bị bóp méo, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Vì vậy, đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm công nghệ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh qua đó gia tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh vẫn là một thách thức lớn.
Qua quá trình tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Viễn Đạt, Khóa luận với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch Vụ Viễn Đạt” đã có những đóng góp cơ bản như sau:
- Hệ thống lý luận về hoạt động cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh các các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Viễn Đạt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Viễn Đạt.
Người viết hi vọng Khóa luận tốt nghiệp này có thể mang tính tham khảo đối với các hoạt động trong tương lai của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Viễn Đạt. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index - GCI) (2019).
2. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Viễn Đạt, Báo cáo tài chính các năm 2015-2019.
3. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Viễn Đạt, Báo cáo tổng kết các năm 2015-2019.
4. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Viễn Đạt, Hồ sơ năng lực công ty.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị quyết 35/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP.
6. Đoàn Hùng Nam (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VIệt Nam”, Tài chính, 2010, số 3.
7. F. David (2008), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Lao động Xã hội. 8. G. Smith, D. Arnold & B. Bezzell (2008), Chiến lược và sách lược kinh
doanh, NXB Tài chính.
9. Micheal Porter (2015), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ.
10. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
11. Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự (2012), Quản trị chất lượng trong các tổ chức, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Nguyễn Kim Định (2010), Giáo trình Quản trị chất lượng, NXB Tài chính. 13. Oxford Business English Dictionary (1992), NXB Oxford.
14. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, chiến lược, cơ cấu, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.
15. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Trần Thị Thu Hương (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kì hậu WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
17. Website của Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/. 18. Website của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung uơng:
http://www.ciem.org.vn/.
19. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.