Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của côngty TNHH Viễn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ viễn đạt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 75)

Viễn Đạt

2.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất: Viễn Đạt đã thể hiện mình là một công ty có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ.

Trải qua gần 20 năm tồn tại và phát triển, Viễn Đạt vẫn luôn giữ được khát vọng đóng góp vào tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Với những nhà lãnh đạo có tâm, có tầm và lực lượng cán bộ công nhân viên có khả năng, trình độ, nhiều tâm huyết, Viễn Đạt đã vươn lên trở thành một công ty lớn trong ngành. Được các khách hàng lớn đánh giá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ, uy tín trong quá trình triển khai hợp đồng và ngay cả các hoạt động sau bán hàng như: dịch vụ bảo hành, nâng cấp, sửa chữa, thay mới.

Thứ hai: Sức khỏe tài chính lành mạnh

Trong những năm qua, tình hình tài chính của công ty ngày càng được thị trường đánh giá cao, cả về lượng và chất. Kết quả sản xuất kinh doanh biểu hiện thông qua doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm và luôn đạt mức cao. Mở rộng sản xuất kinh doanh cũng kéo theo sự tăng lên của nguồn vốn lưu động dành cho các hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn trong ngành ngân hàng thông qua việc tham gia đàm phán các gói thầu có giá trị lớn. Công ty có sức khỏe tài chính tốt tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba: Có tỉ lệ thành công cao khi tham gia đấu thầu các hợp đồng lớn

Có thể nói, năng lực cạnh tranh của Viễn Đạt thể hiện rất rõ khi tham gia đấu thầu các hợp đồng lớn với các đối thủ cùng ngành. Tỉ lệ trúng thầu với hình thức đấu thầu hạn chế là tuyệt đối 100%, và hình thức đấu thầu rộng rãi luôn trên 60% trong giai đoạn từ 2015 đến 2019. Đây là mức trúng thầu khá cao trong lĩnh cực công nghệ.

Thứ tư: Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng là dễ dàng hơn đối thủ

Một đặc điểm riêng của Viễn Đạt các khách hàng chủ yếu thuộc nhóm ngân hàng, khiến cho công ty luôn có uy tín cao đối với các tổ chức này, do vậy mà khi cần huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vay từ ngân hàng luôn là hình thức huy động vốn chủ yếu. Đây có thể coi là một lợi thế trong lĩnh vực tài chính của công ty đối với các doanh nghiệp cùng ngành.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất: Nhân sự đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu

Cán bộ công nhân viên đa số đều có trình độ trên đại học, đều là những nguời có trình độ trong lĩnh vực kĩ thuật và tài chính. Tuy vậy, trong lĩnh vực luật pháp, đàm phán, chuẩn bị dự thầu thì lại rất thiếu. Hầu hết đều do các nhân sự trong lĩnh vực kĩ thuật và tài chính kiêm nhiệm, đôi khi phải tốn thêm chi phí thuê tu vấn bên ngoài. Kiến thức của những nhân sự kiêm nhiệm này lại không phải qua truờng lớp đào tạo chính quy, mà chủ yếu là tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Vì vậy khi có những rắc rối pháp lý trong quá trình kí kết, triển khai hợp đồng thì công ty thuờng gặp phải khó khăn. Điều này kéo dài thời gian kí kết hợp đồng, có khả năng làm mất thời cơ, ảnh huởng xấu tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ hai: Nguồn tiền không dồi dào

Nguồn tiền của công ty không đủ dồi dào, đặc biệt là khi phải triển khai nhiều hợp đồng lớn cùng lúc gây ra sự thiếu hụt thanh khoản làm giảm khả năng cạnh tranh. Có điều này là do khách hàng lớn của công ty đa phần là các tập đoàn vốn nhà nuớc, các bộ ban ngành, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nên việc tạm ứng hay thanh toán có thể bị chậm. Mặc dù khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của Viễn Đạt là thuận lợi hơn so với các đối thủ, nhung việc phải liên tục phải vay những khoản tiền lớn kéo theo áp lực trả lãi vay, qua đó làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba: Không thể tham gia đàm phán các hợp đồng có giá trị quá lớn

Không thể tham gia đàm phán các hợp đồng có giá trị quá lớn cũng là một điều mà nguời viết cho là đáng tiếc. Nếu có thể nhận đuợc những hợp đồng này, uy tín và hình ảnh của công ty có thể đuợc nâng lên nhiều, qua đó tăng năng lực cạnh

tranh trong mắt khách hàng và công chúng. Ngoài lí do nguồn tiền không dồi dào như đã nói ở trên, thì còn một lí do khác. Đó là công ty hiếm khi tham gia vào các liên danh khi đấu thầu. Tuy đây là hoạt động có thể tăng tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, trình độ công nghệ qua đó tăng khả năng nhận được các hợp đồng có giá trị lớn nhưng chủ trương của ban lãnh đạo công ty lại là hạn chế tối đa tham gia liên danh. Có thể ban lãnh đạo cho rằng thực hiện các hợp đồng một mình có thể tăng khả năng sinh lợi, nhưng việc bỏ lỡ các hợp đồng lớn cũng là rất đáng tiếc. Có lẽ trong tương lại, Viễn Đạt nên thay đổi cái nhìn về liên danh.

Thứ tư: Nổi tiếng trong ngành nhưng lại chưa được công chúng biết tới nhiều

Ít được công chúng ngoài ngành biết tới cũng là một hạn chế dễ nhận ra của Viễn Đạt. Tăng độ phủ sóng ra ngoài ngành có thể làm tăng kết nối đối với các khách hàng tiềm năng trong tương lai, bởi suy cho cùng ngành hàng mà công ty đang cung cấp là bước tiến ắt phải có của mọi doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên do có thể kể tới là hoạt động marketing của công ty chưa được các cấp lãnh đạo chú trọng nhiều. Công ty cũng không có bộ phận chuyên trách cho các công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thông tin khách hàng, tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm,... Trong thời gian tới, ban giám đốc cần có những phương án cụ thể cho vấn đề này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nhìn chung, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Viễn Đạt là một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh rất tốt trong ngành hàng, đặc biệt là trong giải pháp hội nghị truyền hình và trung tâm dữ liệu khách hàng. Đó là bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty luôn được khách hàng đánh giá cao; sức khỏe tài chính tốt với doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua các năm; tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thuận lơi; đội ngũ nhân viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có tinh thần học hỏi; văn hóa công ty tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo, cải tiến. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: thiếu nhân sự chuyên trách pháp lý, đàm phán; giá có thể cao do chịu áp lực trả lãi vốn vay ngân hàng; ngại liên danh, mất cơ hội nhận các hợp đồng giá trị lớn; ít nổi tiếng với công chúng ngoài ngành, hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỚ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG L ực CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

VIỄN ĐẠ T

3.1. Phương hướng ph át triển của Công ty TNHH Thương mại vàDịch vụ Viễn Đạt đến n ăm 2025

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ viễn đạt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 75)