2.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Nhân khẩu học
Theo tổng cục thống kê, trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến 0 giờ ngày 01/4/2019 dân số Việt Nam là vào khoảng trên 96,2 triệu người, trong đó 49,8% là nam và 50,2% là nữ, đang thường trú tại gần 26,9 triệu hộ dân cư sinh sống trên lãnh thổ. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Bình quân mỗi hộ là 3,6 người/hộ, thấp hơn 0,2 người/hộ so với cuộc tổng điều tra lần trước vào năm 2009. Tốc độ tăng bình quân số hộ dân cư là 1,8%/năm, thấp nhất trong vòng 40 năm qua.
Hơn nữa trình độ học vấn của dân số cũng không ngừng tăng lên. Trong khi vào năm 2009, chỉ có khoảng 20,8% dân số có trình độ từ Trung học phổ thông trở lên thì đến năm 2019, con số này đã là 36,5 %. Tổng dân số và trình độ học vấn đều tăng, nhu cầu về các sản phẩm công nghệ theo đó cũng tăng. Đây là cơ hội cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ như Công ty TNHH Viễn Đạt.
Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay có những biến động rất khó lường. Thông qua quá trình toàn cầu hóa, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nền kinh tế lớn tới những nền kinh tế ngoại vi như Việt Nam, dù là tiêu cực hay tích cực.
Hình 2.1: Tă ng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I theo từng năm, giai đoạn 2011-2020
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Dù bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 nhưng theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB ), Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Á và ở mức 4,8%, giảm 2% so với dự báo trước đó và so với mức tăng trưởng 7,02% của năm 2019. Cũng theo báo cáo, các doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt đại dịch lần này; và bởi khu vực dịch vụ chiếm tới 42% tỉ trọng GDP, sự sụt giảm của khu vực dịch vụ chính là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng năm 2020.
Biến động về tỉ giá của Việt Nam đồng so với các đồng tiền mạnh trên thế giới cũng là một điều đáng lưu tâm. Khi mà các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành với Viễn Đạt đều là đại diện của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Thiết bị, sản phẩm phân phối chủ yếu được nhập khẩu. Qua đó, biến động tỉ giá có ảnh hưởng lớn tới giá thành cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành.
Năm 2019, lạm phát ở vào mức khoảng 3%, đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm và có thể coi là mức lạm phát vừa phải. Điều này góp phần làm ổn định nền kinh tế vĩ
mô, gia tăng niềm tin của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Thêm nữa, lãi suất trong năm 2019 và dự báo năm 2020 cũng đều sẽ không có những biến động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.1.3. Công nghệ
Trong thời điểm hiện nay, công nghệ là yếu tố có tốc độ thay đổi nhanh nhất. Nếu không thể bắt kịp những thay đổi của thị trường công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn. Đặc biệt là trong ngành cung cấp các giải pháp mới, các sản phẩm hiện đại, hàm lượng công nghệ cao như trong ngành Công ty TNHH Viễn Đạt đang hoạt động.
Công nghệ thay đổi chóng mặt, kéo theo nhu cầu khách hàng cũng thay đổi nhanh chóng cũng như vòng đời sản phẩm sẽ ngày càng ngắn đi. Điều này tạo áp lực lên tất cả các doanh nghiệp trong ngành phải liên tục tìm tòi, sáng tạo, học tập, phát triển những giải pháp mới, hữu hiện hơn, đáp ứng đòi hỏi không ngừng tăng từ thị trường.
2.2.1.4. Chính trị - pháp luật
Nhắc tới Việt Nam là nhắc tới một quốc gia có môi trường chính trị ổn đinh, đây là yếu tố khách quan tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp.
Theo báo cáo Năng lực canh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index - GCI), chỉ số CGI năm 2019 của Việt Nam là 61,5/100 điểm, tăng 3,5 điểm so với năm 2018; xếp vị trí 67 trên tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018, mức tăng cao nhất thế giới năm qua. Tuy nhiên, nếu so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á thì vẫn chỉ ở nhóm dưới, thua sút khá nhiều so với Malaysia, Thái Lan và đặc biệt là Singapore. Có được kết quả này là do những nỗ lực của chính phủ nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Trong thời gian tới, với việc thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và Nghị quyết 02/NQ-CP của chính phủ về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu,
Nhóm khá ch hà ng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Ngân hàng____________ 26,72 34,8 45,3 56,92 65,87
thể hiện quyết tâm của chính phủ và cả hệ thống chính trị đưa Việt Nam trở thành nước có GCI nằm trong top 4 tại khu vực, và top 50 của thế giới.
Cải cách các thủ tục hành chính và là công việc được chính phủ coi trọng, thực hiện hiệu quả và liên tục, rút ngắn thời gian cho các doanh nghiệp khi khai báo thuế, hải quan,... Phòng chống tham nhũng cũng được đẩy mạnh trong thời gian gần đây, qua đó giảm những đòi hỏi, nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền với doanh nghiệp.
Chính phủ cũng lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về việc sửa đổi Luật doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh.
Tuy đã có những cố gắng, nhưng việc cải thiện môi trường kinh doanh, pháp luật không phải là việc một sớm một chiều mà là một quá trình tuần tự, liên tục cần có sự tham gia của chính phủ, hệ thống chính trị cũng như cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp.
Với đặc điểm là một ngành nhập khẩu, thì việc giảm bớt các thủ tục khai báo hải quan tiết kiệm cho Viễn Đạt và các doanh nghiệp trong cùng ngành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
2.2.2. Các yếu tố môi trường vi mô2.2.2.1. Doanh nghiệp mới 2.2.2.1. Doanh nghiệp mới
Ngành hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan tới các giải pháp về trung tâm tin tức, truyền thông hợp nhất, hội nghị trực tuyến vẫn đang là ngành còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt là trong thời điểm bùng nổ công nghệ số như hiện nay. Vì vậy, việc xuất hiện thêm các đối thủ tham gia thị trường là việc thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi.
Các công ty mới tham gia vào thị trường này hầu hết đều có nguồn lực tài chính dồi dào, mang tới các giải pháp mới hơn, tăng thêm áp lực cạnh tranh và tạo sức ép làm giảm lợi nhuận của ngành. Tuy vậy, vì là các doanh nghiệp mới nên họ chưa có sự đảm bảo về uy tín, đôi khi chưa định hình được một chiến lược rõ ràng, xác định được ngành hàng chính của mình.
2.2.2.2. Sản phẩm thay thế
Với sự phát triển từng ngày, từng giờ của công nghệ, các giải pháp mới luôn luôn xuất hiện, là nguy cơ thuờng trực với mọi doanh nghiệp trong ngành. Sản phẩm dịch vụ ngày hôm nay mà bạn cung cấp có thể là mới nhất, nhung chỉ vài tháng sau nó đã lỗi thời, bị thay thế bởi một giải pháp khác tân tiến hơn với chi phí cho nguời sử dụng rẻ hơn. Vì vậy, việc liên tục đổi mới, nâng cấp, tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới mang tính bắt buộc cho mọi doanh nghiệp trong ngành.
2.2.2.3. Khách hàng
Với đặc điểm là công ty chuyên cung cấp thiết bị truyền hình, giải pháp chăm sóc khách hàng, cáp quang, thiết bị bảo mật,. thì khách hàng chính của Viễn Đạt chủ yếu là các hợp đồng có giá trị từ các khách hàng lớn, bao gồm các bộ ban ngành của chính phủ, các tập đoàn lớn, các tổ chức ngân hàng. Những khách hàng này luôn yêu cầu những sản phẩm dịch vụ cung cấp bởi công ty phải là tốt nhất, và để đảm bảo điều đó, những hợp đồng lớn công ty nhận đuợc đều phải là thông qua hình thức đấu thầu với các công ty khác. Điều này buộc công ty luôn phải có sự chuẩn bị kĩ càng về công nghệ, quy trình, giá cả,.
Ngoài ra với việc các khách hàng chủ yếu là những khách hàng lớn thì rủi ro thanh toán từ phía khách hàng hầu nhu là không có. Tuy nhiên thời gian trả có thể bị chậm do còn phụ thuộc vào tiến độ giải ngân của chính phủ, đặc biệt khi khách hàng là các ộ ban ngành chính phủ hay các tập đoàn lớn của nhà nuớc.
Bảng 2.2: Doanh thu theo từng nhóm khá ch hà ng chính giai đoạn 2015-2019
Viễn thông Viettel,
VNPT,. __________ 18,91 20,03 25,48 26,74 28,73 Các bộ ban ngành nhà
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
Năm Tổng vốn Vốn lưu độ ng Vốn cố định Nợ phải trả Vốn CSH
năm. Đặc biệt, giữ được uy tín với nhóm khách hàng là ngân hàng đem tới lợi thế tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng so với các đối thủ, điều này sẽ được nói ở phần dưới.
Doanh thu từ nhóm các khách hàng chính giai đoạn 2015-2019 liên tục tăng ổn định, điều này đã chứng tỏ hình ảnh của công ty đối với các khách hàng được đảm bảo. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục tìm tòi, cải tiến, phát triển công nghệ để đáp ứng được nhu cầu về các mặt hàng công nghệ cao từ các nhóm khách hàng lớn này.
2.2.2.4. Nhà cung cấp
Hiện tại, Công ty TNHH Viễn Đạt đang là đại diện cho nhiều các thương hiệu lớn trên thị trường với sản phẩm chủ yếu là các thiết bị công nghệ, giải pháp thông minh, quản lý dữ liệu,... Đặc biệt trong số đó có hai đối tác chính và quan trọng nhất là Avaya và Polycom, đây là hai hãng sản xuất lớn và rất có uy tín trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Với sản phẩm trung tâm dữ liệu và giải pháp hội nghị truyền hình đến từ hai hãng này, Viễn Đạt có lợi thế hoàn toàn so với các doanh nghiệp khác trong ngành cung cấp sản phẩm tương tự.
2.2.2.5. Các đối thủ hiện tại
Sự bùng nổ các giải pháp công nghệ trong những năm qua kéo theo sự thành lập mới, tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp cũng cung cấp các giải pháp về trung tâm dữ liệu, giải pháp hội nghị trực tuyến, tường lửa, cáp truyền dẫn các loại,. khiến áp lực cạnh tranh giữa các công ty trong ngành không ngừng tăng lên.
Đối thủ chính hiện tại của Viễn Đạt là Công ty TNHH nghe nhìn Nam Long, có văn phòng đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công ty chuyên cung cấp các giải pháp Đài phát thanh truyền hình, trung tâm điều khiên, hội thảo trực tuyến, tự động hóa,. Trong 15 năm hoạt động, Nam Long cũng là một doanh nghiệp có uy tín, đứng hàng đầu trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ phân phối các giải pháp công nghệ tới khách hàng. Đối tác của họ cũng đều là những hãng lớn, nổi tiếng trên thị trường như Sony, Philips,.
Ngoài Nam Long, Viễn Đạt cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác, có thể kể tới một số doanh nghiệp vẫn thường tham gia cạnh tranh trong công tác đấu thầu, nhận các hợp đồng có giá trị lớn trong ngành: Công ty cổ phần thương mại và đầu tư CDM, Công ty TNHH Viễn Thông Số Việt, Công ty cổ phần thương mại AI C, Công ty cổ phần Viễn Thông Nam Thanh,...
Tóm lại, đây là một ngành vẫn đang trong thời gian tiếp tục phát triển, và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục cạnh tranh, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất mà mình có để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
Tuy vậy, với việc là đối tác của 2 hãng sản xuất rất có uy tín trên thị trường trong nước cũng như thế giới là Avaya và Plycom, thì với sản phẩm dịch vụ chính mà doanh nghiệp cung cấp là hội nghị truyền hình và hệ thống tổng đài, Viễn Đạt tự tin mình không có đối thủ có thể cạnh tranh trong dòng sản phẩm này.
2.2.3. Các yếu tố môi trường bên trong2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn 2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn
Tình hình cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Vốn kinh doanh của công ty trong thời gian từ 2015 - 2019
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2015 111,73 100% 31,2 27,92% 80,53 72,08% 673,9 66,2% 37,77 33,8% 2016 225,25 100% 33,82 15,01% 191,43 84,99% 185,44 82,33% 39,81 %17,67 2017 123,04 100% 34,06 27,68% 88,98 72,32% 479,0 64,23% 44,00 %35,77 2018 155,56 100% 49,34 31,71% 106,22 68,29% 393,5 60,12% 62,03 %39,88 2019 172,0 5 100 % 59,65 34,67 % 112,4 65,33 % 101, 2 58,85 % 70,85 41,18 %
’ —— Năm Chỉ tiêu_______ —
2015 2016 2017 2018 2019
1. Tổng 95 100 106 111 122
2. Chia theo giới tính
Nam 70 78 80 84 93 Nu 25 22 26 27 29 3. Chia theo trình độ Trên đại học___________________ 5 5 8 8 9 Đại học 75 75 78 82 92 Cao đẳng 12 10 8 8 8 Trung cấp 4 4 6 5 5 Lao động phổ thông 4 6 6 8 8 4. Chia theo ngành nghề Kỹ thuật 63 66 70 69 79 Kinh doanh 13 15 16 18 19
Nhìn vào bảng trên ta thấy từ năm 2015 tới 2019, tổng nguồn vốn của công ty tăng từ 111,73 tỉ đồng lên 172,05 tỉ đồng. Tuy nhiên sự tăng truởng này không phải tuần tự tịnh tiến, mà là trồi sụt rất nhiều qua các năm. Đặc biệt có thể thấy tổng nguồn vốn đã tăng vọt vào năm 2016 so với năm 2015, từ 111,73 tỉ năm 2015 lên hơn gấp đôi là 225,25 tỉ năm 2016, sau đó lại đột ngột giảm xuống 123,4 tỉ năm 2017. Điều này là do năm 2016, nhận thấy trang thiết bị và vị trí của trụ sở cũ không đáp ứng đuợc những yêu cầu của hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn tiếp theo, công ty quyết định là chuyển địa điểm đặt trụ sở tới một vị trí khác khang trang, thuận tiện hơn, cơ sở vật chất cũng đuợc đầu tu mới lại hoàn toàn, và nguồn tiền này tới từ việc công ty đã vay một khoản vốn lớn từ ngân hàng.
Hình 2.2: Vốn lưu độ ng và vốn cố định trên tổng vốn giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: tỉ đồng 250 200 150 100 50 0 ■ Vốn lưu động ■ Vốn cố định
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn 2015-2019)
Trong cả 5 năm, vốn luu động luôn chiếm tỉ lệ thấp so với vốn cố định trong cơ cấu tổng vốn, điều này chứng tỏ công ty chua thực sự muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mà đang coi trọng sự ổn định hơn. Tuy vậy, vẫn có những sự thay đổi nhất định trong cơ cấu tổng vốn những năm gần đây, tỉ lệ vốn luu động đang tăng lên cho các hoạt động đầu tu thuơng mại, đây là một buớc đi hợp lý khi mà tính ổn định đuợc đảm bảo.
Thêm nữa, cũng theo bảng số liệu này, tỉ lệ vốn chủ sở hữu cũng tăng dần lên (dĩ nhiên là trừ năm 2016 với lí do công ty vay một khoản lớn để đầu tu trang thiết bị đã giải thích bên trên), chứng tỏ sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Một đặc điểm riêng của Viễn Đạt các khách hàng chủ yếu thuộc nhóm ngân hàng, khiến cho công ty luôn có uy tín cao đối với các tổ chức này, do vậy mà khi cần huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vay từ ngân hàng luôn là