Theo báo cáo Tài sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Capgemini, 2018), khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực có nhiều người giàu nhất so với các khu vực khác trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng người giàu có và tài sản của họ đạt tới 10% năm 2018. Tài sản của những người này tập trung nhiều nhất vào vốn cổ phần (23,3%), tiền mặt và tương đương tiền mặt (20,6%), bất động sản (20,5%), thu nhập cố định (19%) và sản phẩm đầu tư thay thế (bao gồm sản phẩm cấu trúc, quỹ dự phòng rủi ro, phái sinh, ngoại hối…) chiếm 16,6% (Capgemini, 2018). Các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực đang nằm trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu với mức tăng trưởng dự báo vào khoảng 6,5% giai đoạn 2018 - 2019 và tiếp tục đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu hằng năm. Các quốc gia đông dân nhất thế giới, như Trung Quốc, Ấn Độ đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Những thị trường tăng trưởng mới này là động lực cho các xu hướng lớn nhất trong công nghệ, thương mại và tài chính.
Trong khu vực đó, Việt Nam đang nổi lên là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế cũng như ảnh hưởng địa chính trị. Trong báo cáo “Tiêu điểm Việt Nam – Thị trường mới nổi hàng đầu” của PwC phát hành năm 2017, Việt Nam được dự đoán tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng 6,5 - 7% trong giai đoạn 2016 – 2020 bền vững. Trong báo cáo thế giới 2050 cũng phát hành năm 2017, PwC dự đoán Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế nằm trong top 20 kinh tế trên thế giới và Top 10 châu Á. Mức tăng trưởng GDP thực tế trung bình của Việt Nam có thể đạt 5,1% hàng năm trong khoảng từ năm 2016 đến năm 2050. Mức tăng trưởng mạnh mẽ đó sẽ mang lại một tầng lớp trung lưu và giàu có, siêu giàu với quy mô về số
lượng và quy mô về tài sản gia tăng nhanh chóng, kéo theo các dịch vụ cao cấp như dịch vụ KHƯT phát triển.
Bên cạnh việc đầu tư sản xuất kinh doanh, những KHƯT luôn có nhiều những nhu cầu về tài chính đa dạng. Họ cũng là những khách hàng giàu có, có điều kiện tiếp xúc hoặc sử dụng các DVNH tiên tiến ở nước ngoài. Trên thực tế, nhiều khách hàng luôn có những công việc kinh doanh riêng bận rộn nên không có nhiều thời gian trực tiếp quản lý khối tài sản của mình, hay một số người lại muốn mở rộng các danh mục đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, hoặc một số khác có nhu cầu về thừa kế tài sản,... Tuy nhiên, tâm lý của khách hàng ngày càng lo lắng cho việc chuẩn bị cho tương lai, khi quy mô các sản phẩm tiết kiệm truyền thống của NHTM không còn đáp ứng được lãi suất kỳ vọng. Do vậy, họ sẽ chuyển dịch một phần tài sản của họ từ tiền gửi tại các NHTM sang một loại hình mới là đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư và các công cụ tài chính tương tự. Các loại hình này có khả năng đem lại thu nhập tốt hơn loại hình tiền gửi truyền thống. Từ đó nhu cầu dịch vụ KHƯT tại các CTCK đang ngày càng thu hút nhiều hơn các khách hàng sử dụng. Trong Báo cáo nội bộ về nhu cầu của KHƯTnăm 2017, BSC đã thống kê lại nhu cầu của các 313 KHƯT với kết quả như sau:
Bảng 4.1 Kết quả điều tra nhu cầu dịch vụ đầu tư chứng khoán tại BSC năm 2017
Loại dịch vụ Môi giới CK Vay ký quỹ Tư vấn danh mục Tư vấn tài chính Liên kết bảo hiểm Quản lý/ ủy thác tài sản Đa dạng đầu tư Số lượng KH có nhu cầu 190 133 252 70 120 242 286 Tỷ lệ (%) 60,7% 42,5% 80,5% 22,4% 38,3% 77,3% 91,4%
(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát khách hàng năm 2017 của BSC)
Như vậy ngoại trừ 3 dịch vụ BSC đang cung cấp là Môi giới chứng khoán, Cho vay ký quỹ và Tư vấn danh mục, các KHƯT đang có nhu cầu rất lớn về sản phẩm bảo hiểm, được quản lý/ ủy thác tài sản bản thân và mong muốn được đa dạng hóa danh mục đầu tư với nhiều các sản phẩm đầu tư hơn nữa. Nhu cầu này là rất chính đáng và vẫn còn đang tăng trưởng liên tục khi thị trường tài chính Việt Nam đang
ngày càng phát triển. Chính vì thế công việc sắp tới ngoài nâng cao chất lượng các dịch vụ sẵn có thì để làm hài lòng các KHƯT, BSC còn phải phát triển các dịch vụ mới nhằm đáp đúng đủ các nhu cầu của các KHƯT.