Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xi măng quang sơn (Trang 46 - 48)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập từ báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các tài liệu liên quan tới văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Các nghiên cứu đi trước liên quan tới đề tài, các tạp chí và bài báo về văn hóa doanh nghiệp.

Ngồi ra, tác giả còn tiến hành thu thập các số liệu về công ty TNHH MTVXM Quang Sơn bao gồm các số liệu về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH MTVXM Quang Sơn, số liệu về tình hình nhân lực của cơng ty, các quy định nội quy công ty và cấu trúc văn hóa của cơng ty.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được sử dụng trong nghiên cứu này được tác giả thu thập từ nguồn khảo sát số liệu với đối tượng khảo sát là nhân viên công ty làm việc ở các cấp quản lý cao cấp, trung cấp và người lao động trực tiếp. Phiếu khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp được nêu cụ thể trong phụ lục của luận văn này.

Các phiếu khảo sát được tác giả mang tới từng người, trao đổi trực tiếp về nội dung cũng như mong muốn của việc thu thập dữ liệu. Đề tài sử dụng công thức chọn mẫu Yamane (1967:886), (Glenn D. Israel-University of Florida-

Deteminining sample size):

Trong đó: N: Tổng mẫu; n: số mẫu nghiên cứu; Cỡ mẫu sai số cho phép e là 10%; Độ tin cậy 95%; P = 0.5.

Với tổng số cán bộ công nhân viên trong Cơng ty là 603 người, số mẫu tính tốn lựa chọn nghiên cứu là 86 người

Bảng 2.1. Số lượng và phân nhóm mẫu khảo sát

Nhóm đối tượng Tổng số Số lượng điều tra

Lãnh đạo cao cấp 28 4

Lãnh đạo trung cấp 77 11

Nhân viên 498 71

Tổng cộng 603 86

(Nguồn: Số liệu tính tốn nghiên cứu của tác giả)

Ngoài số mẫu khảo sát trên theo công thức, tác giả thu thập thơng tin đa chiều văn hóa doanh nghiệp về Cơng ty với đối tượng là khách hàng, số lượng mẫu khảo sát là 30 khách hàng.

2.2.2. Phương pháp phân tích thơng tin

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

+ So sánh giữa các giá trị văn hóa.

+ So sánh các đối tượng khảo sát khác nhau về cùng một chỉ tiêu đánh giá văn hóa cơng ty.

2.2.2.3. Ứng dụng thang đo Likert Scale

Đây là một dạng thang đo lường được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng

nội dung đó; với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Đề tài xây dựng thang đo 5 cấp được đánh giá theo bảng sau:

Mức Khoảng Mức đánh giá 5 4.21 - 5.00 Rất tốt 4 3.41 - 4.20 Tốt 3 2.61 - 3.40 Trung bình 2 1.81 - 2.50 Yếu 1 1.00 - 1.80 Kém

Đề tài điều tra phỏng vấn 3 đối tượng đó là người cán bộ quản lý cấp cao, cán bộ quản lý cấp trung và nhân viên.

2.2.2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha

Sau khi điều tra và thu thập kết quả nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp Cronbach’Alpha để kiểm định độ tin cậy của số liệu thu thập được.

Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp khơng. Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại hoặc tra soát lại.

Cronbach's alpha Kết quả

α ≥ 0.9 Tuyệt vời

0.7 ≤ α < 0.9 Tốt

0.6 ≤ α < 0.7 Có thể chấp nhận

0.5 ≤ α < 0.6 Kém

α < 0.5 Không chấp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xi măng quang sơn (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)