Đánh giá chung của các đối tượng khảo sát trong Công ty về nội dung văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xi măng quang sơn (Trang 77 - 81)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả khảo sát về nội dung văn hóa doanh nghiệp của Công ty

3.3.4. Đánh giá chung của các đối tượng khảo sát trong Công ty về nội dung văn

hóa doanh nghiệp

Kiểm định Cronbach’Alpha cho kết quả = 0,662 cho thấy, kết quả kiểm định ở trong khoảng chấp nhận được, số liệu thu thập có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên cứu đảm bảo ý nghĩa suy rộng (Chi tiết phụ lục 15).

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá chung của các đối tượng khảo sát trong Công ty về nội dung văn hóa doanh nghiệp

S TT

Câu hỏi khảo sát Ký hiệu

mã hóa Tổng số mẫu nghiên cứu Giá trị trung bình Mức đánh giá

I Các giá trị văn hóa hữu hình 86 3,34 Trung bình

1 Slogan E1 86 3,71 Tốt

2 Logo E2 86 4,19 Tốt

3 Bài hát E3 86 4,34 Rất tốt

4 Ấn phẩm E4 86 2,13 Yếu

5 Lễ nghi, lễ hội E5 86 2,33 Yếu

6 Văn hóa, văn nghệ E6 86 3,88 Tốt

7 Hoạt động ngoài giờ E7 86 3,57 Tốt

8 Hoạt động từ thiện E8 86 4,19 Tốt

9 Đồng phục E9 86 3,05 Trung bình

10 Thẻ nhân viên E10 86 2,73 Trung bình

11 Kiến trúc nhà máy E11 86 3,16 Trung bình

12 Câu truyện, giai thoại E12 86 2,16 Yếu

13 Ngôn ngữ giao tiếp E13 86 4,03 Tốt

II Các giá trị được tuyên bố và

quan niệm chung 86 2,98 Trung bình

1 Tầm nhìn, sứ mệnh H1 86 2,23 Yếu

2 Các giá trị cốt lõi H2 86 2,34 Yếu

3 Triết lý kinh doanh H3 86 4,02 Tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

5 Làm việc tận tâm H5 86 3,06 Trung bình

6 Chia sẻ thông tin H6 86 2,40 Yếu

7 Tự hào về công việc H7 86 3,35 Trung bình

(Nguồn: Tác giả thu thập và phân tích nghiên cứu)

Kết quả phân tích cho thấy, cả trong 2 nội dung giá trị hữu hình và giá trị tuyên bố, đều có những điểm mạnh và tổn tại những điểm yếu, bên cạnh đó, có những sự khác biệt giữa mức điểm đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau. (Chi tiết phụ lục 16)

Đánh giá của toàn thể mẫu điều tra cho kết quả có 1/20 yếu tố đạt mức Rất tốt, 8/20 yếu tố đạt mức Tốt, 5/20 yếu tố đạt mức Trung bình, 6/20 yếu tố đạt mức Yếu và dao động trong khoảng 2,13 -2,4.

Cáy yếu tố đạt mức yếu gồm có: Ấn phẩm; lễ nghi lễ hội; Câu truyên giai thoại; Tầm nhìn, sử mệnh; Các giá trị cốt lõi. Đây chính là các điểm yếu cần khắc phục để hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty.

+ Đánh giá về nội dung giá trị văn hóa hữu hình

Qua số liệu phân tích nghiên cứu nêu trên, có thể thấy được giá trị hữu hình đang tồn tại khá nhiều nội dung đạt mức Yếu, những điển yếu còn tồn tại một phần do thực tế hiện nay Công ty chưa triển khai các hoạt động này, hoặc triển khai không thường xuyên, ví dụ như ấn phẩm thông tin, mức điểm đánh giá chỉ đạt mức 2,13 tương đương mức Yếu tương ứng với việc nhân viên không thấy việc Công ty thực hiện in ấn các ấn phẩm thông tin công ty, hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách, sự điều chỉnh hàng tháng trong kế hoạch sản xuất...Ngoài ra, câu chuyện và giai thoại cũng không được Công ty xây dựng đạt mức 2,16 tương đương mức Yếu. Nội dung lễ nghi, hội nghị cũng được cho rằng chưa có sự quan tâm thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc đạt mức 2,33 tương đương mức Yếu, thực tế cho thấy các quy định về lễ nghi, hội nghị không được rõ ràng, và không chặt chẽ, không cụ thể trong những dịp họp mặt hay hội nghị của Công ty thì cần làm những gì, đây là một điểm hạn chế có thể gây ra tâm lý thiếu tôn trọng với những hội nghị này. Những điểm mạnh trong yếu tố giá trị hữu hình bao gồm logo, bài hát, hoạt động từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thiện, ngôn ngữ giao tiếp thể hiện ở việc thiết kế logo đẹp mắt, dễ nhìn, bài hát của Công ty có nhiều ý nghĩa, giai điệu hay, dễ nhớ, hoạt động từ thiện được diễn ra thường xuyên, hoạt động giao tiếp giữa nhân viên và lãnh đạo cũng như giữa nhân viên với nhân viên luôn đảm bảo được nét văn hóa kèm theo những ngôn ngữ văn minh, lịch sự.

+ Đánh giá về các giá trị được tuyên bố và quan niệm chung

Đánh giá về giá trị tuyên bố và quan niệm chung, nhân viên Công ty thể hiện sự không đồng tình ở yếu tố về tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi và chia sẻ thông tin với mức điểm trên 2, điều này cho thấy, về tầm nhìn sứ mệnh, nhân viên còn cho rằng thiếu sự rõ ràng đối với yếu tố này, mặc dù tầm nhìn là mang tính hướng tới mục tiêu lớn, dài hạn, nhưng việc xác định mục tiêu chỉ là một trong những công ty Xi măng tốt nhất trên thị trường thì chưa thực sự thuyết phục với bản thân nhân viên Công ty. Về sứ mệnh, đã có sự chi tiết hơn ở các mặt trong việc thiết lập mối quan hệ giữa bạn hàng, giữa nhà cung cấp, giữa các đối thủ cạnh tranh, nhưng việc chưa cụ thể hóa chính là một điểm trừ trong việc xác định sứ mệnh cũng như tầm nhìn cho Công ty. Về giá trị cốt lõi, mức điểm thấp cho thấy hiệu quả trong việc tuyên truyền và thiết lập những giá trị cốt lõi là còn hạn chế. Về vấn đề chia sẻ thông tin, nhân viên hiện nay đánh giá việc trao đổi này được thực hiện không tốt, thực tế cũng cho thấy, trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty, việc gắn kết giữa đơn vị bán hàng và đơn vị sản xuất còn yếu, đôi khi những yêu cầu sản xuất đến quá gấp gáp, không được lên kế hoạch chi tiết từ bộ phận kinh doanh, khiến cho hoạt động sản xuất gặp những trường hợp phải tăng ca, vượt quá công suất sản xuất của dây chuyền, ngoài ra, giữa các phòng ban không có sự trao đổi thông tin nội bộ một cách thuận tiện, nhiều thông tin còn bị giới hạn không cung cấp với các đơn vị khác trong nội bộ, đây là một vấn đề hết sức không tốt mà cần phải có biện pháp cải thiện ngay.

Về triết lý kinh doanh, nhân viên Công ty đang có sự đánh giá cao, thực tế thì Công ty đã có những định hướng tốt về triết lý trong kinh doanh, với những đức tính kinh doanh coi trọng Nhân Nghĩa Trí Tín, và việc Công ty đang làm, đang thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hiện cũng gắn liền với những triết lý này, trong mọi công việc từ việc làm việc với khách hàng cũng như nhà cung cấp, trong hoạt động quản lý điều hành đối với nhân viên, điều này khiến cho người lao động có niềm tin vào Công ty.

Các yếu tố làm việc tận tâm, bộ quy tắc ứng xử, tự hào công việc, mức điểm đánh giá là trung bình, điều này cho thấy, Công ty cũng cần có những biện pháp nâng cao các giá trị này trong tương lai, đặc biệt với yếu tố làm việc tận tâm đạt mức Trung bình, điều này cho thấy người lao động không nhận thấy mình đang ở trong một môi trường làm việc thể hiện được sự tận tâm từ các cá nhân, tuy chỉ là mức trung bình chứ không phải mức Yếu, tuy nhiên, có thể khiến người lao động làm việc tận tâm hơn chính là điều quan trọng không chỉ tới việc tăng hiệu quả làm việc, mà còn có ý nghĩa tinh thần gắn kết, ham muốn đóng góp cho tập thể, từ đó tạo nên tâm lý gắn bó với Công ty, xem lợi ích của Công ty như lợi ích của bản thân người lao động.

+ So sánh mức đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát về giá trị hữu hình

Đánh giá chung của 3 nhóm khảo sát nội dung giá trị hữu hình văn hóa doanh nghiệp của Công ty là tương đối đồng nhất và đạt mức Trung bình. Tuy nhiên các yếu tố chi tiết có sự khác biệt đáng kể.

Kết quả cho thấy giữa các nhóm đối tượng không có sự khác biệt lớn về mức điểm trung bình đánh giá về các yếu tố giá trị hữu hình, nhân viên thể hiện sự đánh giá cao hơn ở giá trị hữu hình thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa văn nghệ, điểm đánh giá cao hơn ở nhóm lãnh đạo cấp cao là ở logo và bài hát, lãnh đạo cấp trung thì đánh giá cao hơn ở nhóm ngôn ngữ giao tiếp. Điều này sẽ giúp Công ty xác định được các điểm cần quan tâm trong việc tiếp tục nâng cao các giá trị đang được các nhóm đối tượng khác nhau đánh giá thấp.

+ So sánh mức đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát giữa các nhóm đối tượng về giá trị được tuyên bố và quan niệm chung.

Kết quả đánh giá cho thấy, có sự khác biệt khá rõ giữa nhận định về bộ quy tắc ứng xử, giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh, tự hào công việc, chia sẽ thông tin giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

các nhóm đối tượng, nhân viên đánh giá khá thấp ở bộ quy tắc ứng xử, tự hào công việc, giá trị cốt lõi so với các đối tượng khác, lãnh đạo cấp cao đánh giá cao ở tự hào công việc, tầm nhìn sứ mệnh, chia sẽ thông tin, vì lãnh đạo cấp cao thực sự có sự tự hào công việc hơn so với các vị trí khác, và tầm nhìn sứ mệnh cũng được nhóm lãnh đạo cấp cao xây dựng, và hoạt động chia sẻ thông tin cũng rõ ràng được dễ dàng hơn khi ở vị trí này. Lãnh đạo cấp trung đánh giá cao hơn ở nhóm bộ quy tắc ứng xử và tự hào công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xi măng quang sơn (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)