Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP BIDV Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên​ (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP BIDV Chi nhánh

cụ thể trong việc không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ, chất lượng tổ chức điều hành. Các ngân hàng TMCP đã có những chính sách tuyển dụng cũng như đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên của mình. Tiến hành tổ chức nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ, cử nhân viên đi học tại các trường đào tạo chính quy về lĩnh vực ngân hàng tài chính, liên kết với các ngân hàng, tổ chức trong và ngoài nước trong công tác đào tạo.

Bên cạnh đó, công nghệ của ngân hàng được đổi mới và trang bị ngày một hiện đại. Nhờ công nghệ hiện đại, các ngân hàng TMCP tăng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, từng bước hoàn thiện và triển khai loại hình dịch vụ mới.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm thực tiễn về huy động vốn ở các ngân hàng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho ngân hàng TMCP BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam Thái Nguyên như sau:

Một là: Cần phân loại khách hàng: các NHTM ở nước ngoài đã thực hiện chính sách này từ rất lâu. Qua việc phân loại khách hàng, họ sẽ có chính sách phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách hàng, họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác hầu hết các dịch vụ đó. Để có được các chương trình phù hợp cho từng khách hàng thì bản thân các NHTM phải thực hiện nghiên cứu sâu sắc từng nhóm khách hàng. Đây chính là tài nguyên chất xám của mỗi ngân hàng vì mỗi ngân hàng sở hữu rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng tùy theo mục đích huy động vốn mà mỗi ngân hàng có chính sách riêng.

Hai là: cần đa dạng hóa sản phẩm: qua nghiên cứu và phân cấp khách hàng mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên việc đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và thỏa mãn . nhu cầu ngày càng phong phú hơn của khách hàng. Để giữ chân được khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới thì việc đưa ra sản phẩm với nhiều tính năng sẽ giúp khách hàng thấy thỏa mãn và hài lòng, đây chính là mục tiêu hướng tới của nhà cung cấp không chỉ riêng hệ thống ngân hàng.

Ba là: cần nâng cao chất lượng công nghệ: hệ thống công nghệ góp

phần không nhỏ vào sự phát triển của ngân hàng. Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều và số lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ không phát triển đi lên được. Sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân quản lý và nhân viên được giải phóng khỏi nhiều công việc tỉ mỉ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng.

Đây là những kinh nghiệm bổ ích cho NHTM Việt Nam học tập, trong đó có NH TMCP BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam Thái Nguyên để từ đó có định hướng đúng đắn hơn trong quá trình thực hiện các giải pháp huy động vốn.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rằng việc phát triển huy động vốn là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của NHTM để làm tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp để phát triển huy động vốn tại BIDV Nam Thái Nguyên.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên:

Câu hỏi 1: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên hiện nay ra sao?

Câu hỏi 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên hiện nay ra sao?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần thực thi để đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu về huy động vốn có nghĩa là khi tiếp cận một vấn đề cụ thể liên quan đến huy động vốn phải xem xét, đặt nó trong một hệ thống mối quan hệ nhất định (hệ thống về cơ chế chính sách; hệ thống liên quan đến lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng; hệ thống nghiệp vụ nghân hàng từ huy động đến cho vay; hệ thống liên quan đến năng lực hoạt động).

Căn cứ vào nội dung huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng huy động vốn, đề tài đã xây dựng khung phân tích huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên, cụ thể như sau:

Mục tiêu nghiên cứu Sản phẩm đầu ra Phương pháp

1. Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến huy động vốn của NHTM

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của NHTM: khái niệm, nội hàm, bản chất; đặc điểm, vai trò, chức năng nhiệm vụ, yếu tố ảnh hưởng... Tổng hợp cơ sở thực tiễn: kinh nghiệm huy động vốn của NHTM tại Việt Nam; bài học kinh nghiệm đối Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Thu thập số liệu đã công bố, tổng quan nghiên cứu.

Tổng hợp, phân tích tại bàn (Desk study).

2. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên

- Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

Nhận diện, đánh giá thực trạng huy động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Đánh giá một số yếu tố ảnh

Thu thập số liệu mới Thống kê (thống kê mô tả, thống kê so sánh) Phân tích, tổng hợp Nghiên cứu, tình huống Thảo luận và tham vấn chuyên gia

Mục tiêu nghiên cứu Sản phẩm đầu ra Phương pháp

hưởng đến huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Xác định những vấn đề cần giải quyết nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên. 3. Đề xuất giải pháp

nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

Tổng hợp các định hướng phát triển và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Nam Thái Nguyên nói riêng.

Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

Phân tích, tổng hợp tại địa bàn

Thảo luận và tham vấn chuyên gia

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố (thứ cấp)

Chủ yếu được sử dụng để thu thập thông tin số liệu đã được các tổ chức, cá nhân nghiên cứu công bố có liên quan cụ thể: Kết quả của các công

trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến huy động vốn; các Báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua 3 năm 2014-2016...các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng nhà nước có liên quan.

2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin số liệu

Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu: tổng hợp các số liệu đã điều tra, thu thập được.

Công cụ sử dụng trong việc xử lý số liệu sau khi đã thu thập đó là phần mềm excel, máy tính cá nhân....

2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

+ Phương pháp phân tích thống kê:

Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là sử dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá; Các bảng, biểu số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, các số tuyệt đối, số tương đối liên quan đến nội dung nghiên cứu.

+ Phương pháp nghiên cím phân tích tình huống:

Được sử dụng trong nghiên cứu phân tích các tình huống rủi ro và quản trị rủi ro mà khi thực hiện các xử lý số liệu số lớn không thể hiện được qua số liệu thống kê hoặc các điều tra, phân tích khác không bao trùm hết... Thông qua phân tích tình huống cụ thể, từ đó phát hiện các tính đặc thù, khác biệt, mặc dù nó là hiện tượng đơn lẻ, nhưng chúng ta vẫn tập trung phân tích đánh giá tình huống rủi ro và có thể đưa ra những nhận định có giá trị khoa học.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phân tích tổng hợp kết họp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân

gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng trong xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.

+ Phương pháp phân tích, đánh giá cho điểm:

Dựa trên kết quả thu thập ý kiến đánh giá, cho điểm của các đối tượng điều tra, tiến hành tổng hợp, phân tích, nhận diện mức độ, thứ tự xếp hạng ưu tiên các vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

Ngoài các phương pháp trên, trong những chiều cạnh, nội dung cụ thể, chúng tôi sử dụng thêm các phương pháp khác như: phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội; phương pháp phân tích nhân tố tác động đến rủi ro, quản trị rủi ro và một số phương pháp phân tích định tính, định lượng khác.

2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn qua các năm - Cơ cấu nguồn vốn

- Lợi nhuận mang lại từ công tác huy động vốn - Kết quả kinh doanh từ huy động vốn

❖ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu huy huy động vốn

Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn = Vốn huy động có kỳ hạn Tổng vốn huy động Trong đó:

Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn = Vốn huy động có kỳ hạn Tổng vốn huy động

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn =Vốn huy đông Tổng vốn + Tổng tiền gủi/Tổng vốn huy động

+ Tổng khoản nợ/Tổng vốn huy động

+ Vốn huy động/ vốn chủ sở hữu: Cho biết tương quan nguồn vốn bên ngoài và bên trong, phản ánh khả năng huy động vốn trên một đồng vốn chủ sở hữu. Nó cũng phản ánh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng huy động vốn từ bên ngoài của ngân hàng càng cao. Nhưng tỷ lệ này cũng có một giới hạn nhất định đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng.

+ Sự tăng trưởng vốn huy động về số lượng và thời gian.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động= Tổng vốn huy động kỳ báo cáoTổng vốn huy động kỳ trước - Chi phí huy động vốn:

Chi phí huy động = CP trả lãi cho nguồn huy động + CP huy động khác Chi phí huy động vốn thường được đánh giá chủ yếu bằng chi phí trả lãi, chi phí nguồn vốn huy động và chi phí vốn huy động khác. Chi phí trả lãi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy mô, cơ cấu nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt đối với từng nguồn vổn được huy động.

Lãi suất huy động bình quân: Cho biết chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để có được đồng vốn huy động là bao nhiêu. Lãi suất bình quân được tính bằng bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượng từng nguồn, chênh lệch đầu vào đầu ra. Lãi suất huy động bình quân phụ thuộc vào sự biến động của hai yếu tố: Tỷ trọng từng nguồn huy động và lãi suất từng nguồn. Đây cũng là chỉ tiêu để xác định hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng. Nếu ngân hàng đạt được mức chi phí huy động nguồn thấp thì đây cũng là cơ sở tốt để ngân hàng cho vay và đầu tư cạnh tranh với ngân hàng khác và tạo ra lợi nhuận lớn hơn.

+ Khả năng sinh lời của vốn huy động

Khả năng sinh lời của vốn huy động = Lợi nhuận sau thuế Vốn huy động + Tỷ suất chi phí huy động vốn

Tỷ suất chi phí huy động = Chi phí huy động vốn Doanh thu + Tổng dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn

Kết luận chương 2

Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác nhất, chân thực nhất về huy động vốn đối với NHTM nói chung và đối với hạt động kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên nói riêng. Từ đó, tìm hiểu được thực trạng của nguồn vốn huy động tại BIDV Nam Thái Nguyên trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao nguồn vốn huy động tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương trong thời gian tới.

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên nhánh Nam Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Là một trong 114 chi nhánh BIDV, BIDV Nam Thái Nguyên được thành lập ngày 01/01/2014 có trụ sở tại địa chỉ số 168, Phường Ba Hàng, Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Nam Thái Nguyên cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của BIDV.

- Năm 2013, Thành lập Phòng Giao dịch Sông Công, Phòng Giao Dịch Phổ Yên tiền thân là Chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên.

BIDV Nam Thái Nguyên chính thức hoạt động kinh doanh như một ngân hàng thương mại đa năng kể từ ngày 01/01/2014 theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ mốc thời gian này, BIDV Nam Thái Nguyên bắt đầu huy động vốn từ dân cư, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)