Kiến nghị với Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên​ (Trang 115 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3.Kiến nghị với Hội sở

Thái Nguyên là tỉnh nghèo của cả nước, BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên mới thành lập được gần 3 năm. Công tác huy động vốn trên địa bàn ngày càng khó khăn. Để hoạt dộng kinh doanh phát triển, đặc biệt là hoạt động huy động vốn, một số kiến nghị với Hội sở: (i) Có các chương trình đào tạo nhân sự tập trung cho chi nhánh để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm của cán bộ, nhân viên, (ii) Nâng cấp đường truyền và hệ thống máy móc cho cả hệ thống của BIDV Việt Nam; (iii) Phê duyệt chính sách chăm sóc khách hàng, đặc biệt là đối với nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức nhằm hạn chế bị dịch chuyển sang ngân hàng khác và giữ chân khách hàng đã giao dịch gắn bó từ lâu với BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên. (iv) Tiếp tục đưa ra các chương trình khuyến mãi có sức cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm khai thác tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn dân cư. (v) Phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh Nam Thái Nguyên bằng cách cùng chi nhánh nghiên cứu, tính toán hiệu quả kinh doanh để xin cấp phép hoạt động và mở thêm một số điểm giao dịch nữa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

Đối với NHTM, huy dộng vốn là một hoạt động quan trọng, tạo tiền đề cho các hoạt dộng khốc nhau của ngân hàng, có mối quan hệ biện chứng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có nghĩa là huy động vốn tốt và đạt kết quả cao sẽ làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, và ngược lại hoạt động kinh doanh của ngân hàng cổ hiệu quả là cơ sở thuận lợi để huy động vốn có hiệu quả.

Trước nghiên cứu này, đã có nhiều công trình được công bố có thể tham khảo, kế thừa, liên quan đến lý luận và thực tiễn về huy động vốn của NHTM. Tuy nhiên chưa có một công trình nào tiếp cận, phân tích một cách toàn diện, có hộ thống hoạt động huy động vốn tại BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, đề tài đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở khoa học như làm rõ các nội dung về: (i) Cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thương mại (khái niệm và các hoạt động cơ bản của NHTM; khái niệm vốn, huy động vốn, vai trò, các hình thức và nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM). (ii) Đề cập bài học kinh nghiệm của một số NHTM tại Việt Nam để tham khảo, vận dụng vào hoạt động huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

Từ cơ sở khoa học, Đề tài đã tiến hành nghiên cửu thực trạng huy động vốn BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Kết quả cho thấy Chi nhánh đã đạt được những thành tựu như: kết quả huy động vốn vượt những ngân hàng thành lập cùng thời điểm, xếp thứ 3/15 tổ chức tín dụng của tỉnh Thái Nguyên; nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng tăng lên; chi phí vốn được duy trì ở mức hợp lý; trên 70% vốn huy động được dùng cho vay và đầu tư; xây dựng được hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng; đội ngũ nhân viên có tác phong nghiệp vụ vững vàng, chuyên nghiệp, nhiệt huyết.

Để tăng cường hơn nữa hoạt động huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên, cần chú ý nắm vững các dự báo và định hướng, mục tiêu huy động vốn đã được Chi nhánh xác định. Tổ chức triển khai áp dụng 8 nhóm giải pháp gồm: (i) Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên; (ii) Xác định và xây dựng cơ cấu huy động vốn hợp lý; (iii) Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; (iv) Xây dựng cơ chế, chính sách lãi suất huy động vốn; (v) Tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trong huy động vốn; (vi) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; (vii) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phát triển mạng lưới và chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối nguồn nhân lực; (viii) Đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ ngân hàng. Các giải pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, giải pháp này là tiền đề cho các giải pháp còn lại trong đó chú ý thực hiện tốt các giải pháp (i), (ii), (iii), (iv). Ngoài ra luận văn cũng có một số kiến nghị với các cơ quan liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Ngọc Anh (2012), “Trao đổi về cơ chế áp dụng lãi suất trần trong huy động vốn của NHTM hiện nay”, Tạp chí Tài chính tiền tệ, số 3+4, trang 27.

2. Bộ Tài chính (2004). Thông tư số 49/2004/TT-BTC “Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước, Hà Nội, tháng 6 năm 2004.

3. Phan Thị Cúc (2008), Bài tập - Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại

tín dụng ngân hàng, Trường Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Huy Cường (2006), Huy động vốn và sử dụng vốn của ngân

hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hung Yên, Luận

án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Đặng Văn Du (2013), Nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn

Thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

6. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống Kê. 7. Frederic s. Mishkin (1991), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,

Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo, (2002), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Hiền, (2007), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2012), Quản trị tài sản Nợ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn Thăng Long - Thực trạng và

giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Học Viện Ngân hàng.

Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng, số 15, trang 31. 12. Tô Ngọc Hưng (1996), Những giải pháp tạo vốn của Ngân hàng Nông

nghiệp Việt Nam trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, Luận án

Tiến sỹ, Học Viện Tài Chính Kế toán.

13. Tô Ngọc Hưng, (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống Kê.

14. Lưu Thị Hương và các tác giả, (2003), Giáo trình tài chính doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

15. Phạm Thị Thu Hương, Phi Trọng Hiển, (2006), “Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam”, Tạp chí ngân

hàng, số 21, Hà Nội.

16. Đại La (2006), “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 9, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Thị Nhung, (2004), “Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước thềm hội nhập”, Tạp chí ngân hàng, số 1, Hà Nội.

18. Trịnh Thị Hoa Mai, (2004), Giáo trình Kỉnh tế học Tiền tệ - Ngân hàng, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

19. Lê Thị Mận, (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Lý thuyết và Bài

tập). Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

20. Hà Thị Kim Nga, (2006), “Các loại rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề, Hà Nội.

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tô chức tín dụng.

22. Peter s. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân và Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên​ (Trang 115 - 119)