Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên​ (Trang 79 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Đây là một tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn về mặt đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.

Nguồn vốn ngân hàng huy động vốn nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn đó để cho vay, đầu tư thu lợi nhuận. Ngân hàng sẽ chuyển hóa vốn huy động thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán và các tài sản khác một cách thích hợp nhằm có lợi nhuận cao nhất.

- Xét cơ cấu vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn:

Cấu trúc kỳ hạn các nguồn vốn huy động và cho vay là yếu tố quan trọng khi xem xét mối quan hệ và tính phù hợp của hoạt động kinh doanh vốn của ngân hàng. Cấu trúc kỳ hạn sẽ thể hiện khả năng đảm bảo tính thanh khoản cũng như các rủi ro về lãi suất theo các khe hở lãi suất mà cấu trúc kỳ hạn tạo ra cho nguồn vốn của ngân hàng. Cấu trúc nguồn vốn theo kỳ hạn của BIDV Nam Thái Nguyên trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12: Cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay theo kỳ hạn của BIDV Nam Thái Nguyên (2014- T10/2016)

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 T10/2016 Huy động Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Ngắn hạn 1231.81 60.74% 978.09 55.70% 1885 64.55% 785 38.13% 2271 62.56% 938 39.07% TDH 796.19 39.26% 777.91 44.30% 1035 35.45% 1274 61.87% 1359 37.44% 1463 60.93% Tổng 2028 1756 2920 2059 3630 2401

Nguồn: Phòng Kế toán - BIDV Nam Thái Nguyên

Nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trong cao là một đặc điểm trong cơ cấu vốn huy động của BIDV Nam Thái Nguyên. Nguyên nhân là do trong 3 năm gần đây (2014-2016), tình hình thị trường tiền tệ có nhiều biến động khó lường về lãi suất, nhu cầu về vốn tăng cao nhưng dự báo chỉ trong ngắn hạn. Thông thường, các ngân hàng sẽ huy động kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao và ngược lại nhưng trong bối cảnh thị trường như thế, các ngân hàng chủ yếu tập trung huy động vốn ngắn hạn với lãi suất rất cao. Chính sách huy động vốn của BIDV Nam Thái Nguyên cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Như vậy, trong ba năm 2014, 2015, 2016, tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn là khá cao so với vốn trung và dài hạn (chiếm trên 60%), song nguồn cho vay thì ngược lại, cho vay trung và dài hạn nhiều hơn so vay cho vay ngắn hạn

(chỉ chiếm trên dưới 40%). BIDV Nam Thái Nguyên đã sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là khá lớn. Điều này có thể giúp BIDV Nam Thái Nguyên tiết kiệm chi phí do trong nguồn vốn huy động ngắn hạn thì nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, với một cơ cấu vốn và sử dụng vốn như thế là hoàn toàn không hợp lý, chứa đứng nhiều rủi ro. Do vậy, BIDV Nam Thái Nguyên cần có phương án huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn hợp lý hơn. Cụ thể, BIDV Nam Thái Nguyên cần điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp hơn với tốc độ tăng của nguồn huy động theo các kỳ hạn, giảm dư nợ trung và dài hạn, tăng dư nợ ngắn hạn. Đồng thời, cần tìm kênh huy động vốn ổn định hơn như tập trung vào các đối tương là các tổ chức kinh tế, hay các công ty bảo hiểm, chứng khoán... để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng.

Tháng 10 năm 2016, BIDV Nam Thái Nguyên sử dụng 66.14% vốn huy động giảm so với năm 2015, 2014 với tỷ lệ này là 79.5% và 86.6%. Thực tế, BIDV Nam Thái Nguyên đã sử dụng nguồn vốn chưa sử dụng này gửi tại BIDV Trung ương. Đây là một nguồn thu đáng kể của BIDV Nam Thái Nguyên góp phần tăng lợi nhuận hàng năm cho ngân hàng.

BIDV Nam Thái Nguyên cần có sự nỗ lực và chính sách hợp lý hơn nữa để đảm bảo tính thanh khoản, và tính an toàn mà vẫn giữ và phát triển thị phần của mình.

- Xét cơ cấu vốn và sử dung vốn theo theo loại tiền tệ:

Bảng 3.13: Cơ cấu nguồn huy động và cho vay theo loại tiền tệ (Từ năm 2014- T10/2016) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 T10/2016 Huy động Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng VND 1232 60.75% 978 55.69% 1620 55.48% 1436 69.74% 2031 55.95% 1605 66.85%

Ngoại tệ quy VND

796 39.25% 778 44.31% 1300 44.52% 623 30.26% 1599 44.05% 796 33.15%

Tổng 2028 1756 2920 2059 3630 2401

Nguồn: Phòng Kế toán - BIDV Nam Thái Nguyên

Nhìn vào cơ cấu vốn huy động và cho vay của BIDV Nam Thái Nguyên từ 2014- T10/2016, mức huy động và cho vay bằng đồng VND tăng đều đặn qua các năm, T10/2016 tổng huy động tiền VND là 2.031 tỷ đồng, tăng 25.37% so với 2015, dư nợ VND là 796 tỷ đồng, tăng 27.77% so với năm 2014. Mức huy động bằng ngoại tệ năm 2015 tăng 63% so với năm 2014, T10/2016 chỉ tăng 23 % so với năm 2015. Tỷ giá ngoài thị trường tự do cao hơn rất nhiều so với tỷ giá niêm yết của Ngân hàng và kéo dài trong nhiều tháng, đặc biệt vào những tháng cuối năm khi nhu cầu mua bán ngoại tệ tăng cao, khách hàng có xu hướng không bán ngoại tệ cho ngân hàng thay vào đó là bán tại thị trường tự do với tỷ giá cao hơn. Do vậy, BIDV Nam Thái Nguyên cũng như các ngân hàng khác luôn ở trong tình trạng khan hiếm nguồn ngoại tệ đặc biệt là nguồn USD. Đó cũng là một nguyên nhân khi dư nợ bằng ngoại tệ trong 3 năm gần đây không tăng nhanh, năm 2014 dư nợ ngoại tệ là 778 tỷ đồng, T10/2016 dư nợ ngoại tệ cũng chỉ dừng ở con số 796 tỷ đồng. Đứng trước tình hình căng thẳng về nguồn ngoại tệ, BIDV đã luôn cân đối nguồn bán ngoại tệ cho khách hàng, riêng phần vay ngoại tệ, chỉ cho vay khách hàng có uy tín và đảm bảo nguồn ngoại tệ trả nợ.

BIDV Nam Thái Nguyên cần có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình khan hiếm nguồn ngoại tệ để có thể đảm bảo các nhu cầu chính đáng về ngoại tệ của khách hàng. Cụ thể như: quản lý và cân đối nguồn ngoại tệ một cách chặt chẽ, bán đúng đối tượng khách hàng cần nguồn thực sự, tập trung tìm kiếm khách hàng mới, chú trọng vào đối tượng khách hàng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên​ (Trang 79 - 82)