5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Chính sách huy động vốn của ngân hàng
Chính sách huy động vốn có tác động rất lớn hiệu quả huy động vốn. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu từ dân cư hay các tổ chức trong nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng cùng có chung một thị trường để khai thác. Để tạo ra sự khác biệt, sức hút riêng của mình thì chính sách kinh tế của mỗi ngân hàng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
Lãi suất là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Chính sách về lãi suất phải thể hiện được tính linh hoạt, hấp dẫn cho khách hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là một công cụ mà rất nhiều ngân hàng sử dụng để cạnh tranh, thu hút tiền gửi. Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu khi một cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng. Ngày nay, có rất nhiều sự lựa chọn cho mọi người vì thế họ sẽ ưu tiên cho yếu tố lãi suất cao nếu như các ngân hàng có cùng các hệ số an toàn cũng như các tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp. Điều này hoàn toàn hợp lý vì nhà đầu tư nào cũng muốn khoản đầu tư của mình sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất.
Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn , thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp và dân cư gửi và cho vay.
Hơn nữa, lãi suất còn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô của nguồn vốn huy động . Tuy nhiên, không phải loại lãi suất huy động nào cũng giống nhau, thông thường lãi suất tiết kiệm có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Người dân thường quan tâm tới lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi của dòng tiền đầu tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… từ đó đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiêu và gửi theo hình thức nào.
Bên cạnh đó, các chính sách về các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động tăng tiện ích cho khách hàng đồng thời đảm bảo mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng cũng sẽ huy động nhiều vốn hơn.