Bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 49)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam

Quản lý rủi ro nói chung, quản lý RRTD nói riêng ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Quản lý RRTD không chỉ là vấn đề xử lý nợ xấu mà nó còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, kiểm soát rủi ro... Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng hàng đầu tại các nước phát triển và đang phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng ở Việt Nam trong đó có hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Huyện Phú Bình như sau:

Một là, xây dựng một mô hình quản lý RRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả. Vì nếu chính sách được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản trị và các cán bộ tín dụng trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng phù hợp.

Để đối mặt với những biến động nhanh chóng của thị trường tài chính trong năm và tăng cường tính chuyên nghiệp hóa và tính rà soát chéo trong cấp tín dụng, ngân hàng cần tái cơ cấu bộ máy bằng cách tách biệt bộ phận ra quyết định tín dụng độc lập với khâu bán hàng và marketing, triển khai đồng bộ việc chia tách này từ cấp ra quyết định tín dụng cao nhất tại Trụ sở chính đến cấp thấp nhất tại chi nhánh.

Hai là, nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá rủi ro tín dụng. Thông qua đó giúp những nhà quản trị phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục.

Để hoàn thành hệ thống đo lường, lượng hóa rủi ro theo thông lệ tốt nhất, ngân hàng đã theo đuổi một lộ trình lâu dài với các cột mốc cụ thể, rõ ràng cho từng giai đoạn:

Ngân hàng lên kế hoạch cơ bản cho việc thực hiện Hiệp ước Basel 2 và xây dựng xong hệ thống dựa trên xếp hạng nội bộ. Căn cứ vào kết quả kiểm định, ngân hàng cải tiến mô hình đánh giá xếp hạng và ước lượng xác suất không trả được nợ (PD) cho các khách hàng doanh nghiệp.

Ngân hàng thiết lập khung trụ cột thứ hai. Mục tiêu của dự án là nhằm nâng tính chính xác của việc tính toán rủi ro và thực hiện hệ thống quản lý rủi ro tích hợp bao hàm cả các rủi ro lượng hóa và không thể lượng hóa. Để đo lường rủi ro tín dụng tốt hơn, các tham số tín dụng khác như xác suất không trả được nợ, tổn thất khi xảy ra vỡ nợ và số dư rủi ro được tái định nghĩa theo các tiêu chuẩn của Basel 2. Để cải thiện việc tính toán tổng các rủi ro, ngân hàng cũng cần phát triển các hệ thống quản lý các rủi ro phi định tính như rủi ro tập trung tín dụng, trong khi nâng cấp hệ thống kiểm thử trong điều kiện căng thẳng.

Với một kế hoạch chi tiết và triển khai bài bản, cùng với sự tư vấn chuyên nghiệp từ bên ngoài trên mọi mặt hoạt động, ngân hàng có thể:

Hoạt động theo các điều kiện của một ngân hàng thương mại tính vốn dựa trên xếp hạng nội bộ quy định tại Cột trụ 1 - Hiệp ước Basel 2.

Xây dựng nền móng để cải thiện các quy trình cho vay dựa trên trích lập dự phòng từ tổn thất dự kiến.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống CNTT hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống CNTT hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

Ba là, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý tín dụng, ngân

hàng nên xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng. Ngân hàng cũng xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tương lai thay vì dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động quá khứ như trước đây, và đưa vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

Ngân hàng nên tiến hành cho điểm, xếp hạng rủi ro và xác định HMTD đối với tất cả các khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và cũng để hạn chế sự tham gia của con người vào trong quá trình đánh giá, ra quyết định, tránh các rủi ro do tính chủ quan.

Ngân hàng cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng nhằm tiết kiệm thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với các cán bộ tín dụng về quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.

Bốn là, ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản lý hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro này không

vượt quá mức chấp nhận được. Các phương pháp đo lường rủi ro được củng cố thông qua phân tích hậu tố về tỷ lệ chính xác của các mô hình đo lường. Để đảm bảo quản lý rủi ro được áp dụng nhất quán trong toàn bộ hệ thống, ngân hàng cần phát triển các hệ thống quản lý rủi ro tương tự cho các chi nhánh và công ty trực thuộc tại nước ngoài. Riêng với rủi ro tín dụng, Ngân hàng cần hoàn thiện Hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về khối lượng rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.

Năm là, tuân thủ quy định Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng với quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước từng bước đa dạng hoạt động tín dụng theo hướng chuẩn hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 49)